Hàng trăm con heo bị tiêm thuốc an thần trước khi vào lò mổ
Kiểm tra cơ sở thu mua heo thịt ở Bình Dương, lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm con heo được bơm nước, thuốc an thần trước khi chuyển đến lò mổ.
Hàng trăm con heo bị bơm nước và thuốc an thần. Ảnh: Nguyệt Triều
Công an Bình Dương chiều 23/3 cùng Chi cục Thú y kiểm tra cơ sở thu mua heo ở thị xã Bến Cát. Lực lượng chức năng bắt quả tang 6 công nhân đang dùng xô có gắn vòi, bơm nước vào miệng heo và tiêm thuốc an thần vào 10 con heo. Chuồng bên cạnh, hơn 200 con heo đã được bơm nước và thuốc, ngủ li bì.
Bước đầu chủ cơ sở Trần Quốc Thái (33 tuổi) khai, mua heo từ các hộ nuôi tại tỉnh Bến Tre, rồi đưa về để bơm nước nhằm tăngtrọng. Heo bị tiêm thuốc an thần sẽ dễ bơm nước và yên ổn trong quá trình chuyển đến lò giết mổ ở quận Bình Thạnh, TP HCM.
Video đang HOT
Theo điều tra, cơ sở đã hoạt động từ tháng 9/2014, mỗi ngày ông Thái thuê 3 ôtô vận chuyển gần 300 con heo lên đây để bơm nước và tiêm thuốc an thần.
Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ bơm tiêm, 32 xô nước có gắn vòi, 48 chai thuốc an thần nhãn hiệu prozil fort, trong đó 44 chai đã sử dụng.
Nhiều lọ thuốc an thần prozil fort tại hiện trường. Ảnh: Nguyệt Triều
Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, thuốc an thần prozil fort không được dùng cho heo chuẩn bị giết thịt. Heo bị tiêm thuốc phải để sau 7 ngày mới được giết mổ. Người tiêu dùng thường xuyên ăn thịt heo này sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu.
Vụ việc đang được điều tra.
Nguyệt Triều
Theo VNE
Sẽ điều tra vụ đàn lợn cấp cho xã 135 chết
Ông Trần Hùng- Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: Chi cục Thú y phối hợp với huyện đã tổ chức tiêm phòng đợt một cho đàn lợn này, bước đầu kiểm tra quy trình nhập đàn lợn về thấy có giấy kiểm dịch đầy đủ.
Sáng 3.3, đại tá Hoàng Việt Thành- Trưởng phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Liên quan đến việc lợn cấp hỗ trợ người nghèo theo Chương trình 135 ở xã Hương Giang, huyện Hương Khê bị chết, nắm được thông tin PC 49 đã cử lực lượng về địa phương tìm hiểu đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng thu thập hồ sơ mua bán để điều tra làm rõ". Cũng theo đại tá Thành, mấu chốt vấn đề là nguyên nhân lợn chết vì bệnh gì thì nay chưa tìm ra được.
Số lợn giống Móng Cái được cấp tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê. ảnh: H.A
Ông Bùi Thức Ngọc- Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Khê cho rằng: "Sau khoảng một tháng xảy ra lợn chết, vào cuối tháng 1.2016, trong lần đi kiểm tra sản xuất tại xã Hương Giang tình cờ tôi mới nghe lãnh đạo xã Hương Giang thông tin lợn hỗ trợ người nghèo bị chết. Lúc đó tôi mới cử cán bộ về kiểm tra thì nắm được số liệu 61 con bị chết trên tổng số 141 con được cấp. Thời điểm lợn chết xã không báo cáo lên Trung tâm, bây giờ số lợn chết không còn nên không lấy được mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm xác định nguyên nhân".
Ông Phan Đình Hùng- Chủ tịch UBND xã Hương Giang cho rằng: "Nhận định của xã về nguyên nhân lợn chết do thời tiết rét, vả lại chế độ chăm sóc của người nghèo không đảm bảo". Ông Hùng thừa nhận: "Tại các hội nghị xã đã quán triệt giao cho cán bộ thú y có vấn đề gì liên quan đến dịch bệnh phải báo cáo lên trên, nhưng sự việc lần này xã cứ nghĩ là lợn chết do trời rét, chứ không nghĩ đến dịch bệnh".
Ông Trần Hùng- Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: Chi cục Thú y phối hợp với huyện đã tổ chức tiêm phòng đợt một cho đàn lợn này, bước đầu kiểm tra quy trình nhập đàn lợn về thấy có giấy kiểm dịch đầy đủ... Tuy nhiên theo một số cán bộ chuyên môn về chăn nuôi và thú y nhận định, toàn bộ 141 con lợn hỗ cho người nghèo ở xã Hương Giang lần này là lợn Móng Cái. Số lượng lợn giống móng cái lớn như vậy ở một trại giống là rất khó, vì vậy có thể phải mua thu gom ở nhiều nơi về nên có thể làm lây lan dịch bệnh.
Cuối tháng 12.2015, UBND xã Hương Giang tiếp nhận và cấp 141 con lợn giống Móng Cái hỗ trợ cho 141 hộ nghèo trên địa bàn xã. Mỗi con cân nặng từ 10-12kg, trị giá 1,5 triệu đồng. Số lợn này được hỗ trợ theo quyết định của UBND huyện Hương Khê nhằm hỗ trợ phát triển sản suất thuộc Chương trình 135 cho người nghèo. Nguồn lợn giống được UBND xã Hương Giang đã ký kết hợp đồng với Trạm giống chăn nuôi huyện Đô Lương (Nghệ An). Sau khi đưa lợn về nuôi chưa đầy tuần (cuối tháng 12.2015), 61 con lợn bỏ ăn, tiêu chảy và chết, người dân đã phản ánh lên chính quyền địa phương./.
Theo Danviet
Bệnh lở mồm long móng bùng phát, chi cục thú y lại hết sạch vắc xin Sở NN-PTNT Quảng Trị đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị cấp ngay 857 triệu đồng để Chi cục Thú y Quảng Trị mua 30.000 liều vắc xin phòng dịch lở mồm long móng, vốn đã hết sạch từ cuối năm 2015. Hầu như năm nào tại Quảng Trị cũng xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc, nhưng công tác...