Hàng trăm chuyến bay bị hủy do đình công ở Đức
Ngày 4-9, Hãng hàng không Lufthansa của Đức đã phải hoãn hàng trăm chuyến bay sau khi các nhân viên phi hành đoàn bãi công với quy mô lớn để yêu cầu cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc.
Các cuộc bãi công diễn ra tại các sân bay lớn của Đức ở Frankfurt, Berlin và Munich khiến hơn 26.000 hành khách bị mắc kẹt. Trước đó, lãnh đạo hãng hàng không Lufthansa không đạt được thỏa thuận về lương cũng như các điều khoản làm việc khác với công đoàn ngành. Công đoàn UFO – đại diện cho hơn 2/3 trong tổng sống 18.000 nhân viên phi hành đoàn của hãng Lufthansa đã kêu gọi cuộc đình công kéo dài 8 tiếng ở Frankfurt, Berlin và 11 tiếng ở Munich. Công đoàn yêu cầu tăng lương thêm 5% cho các nhân viên phi hành đoàn và không sử dụng người lao động tạm thời. Các cuộc tranh cãi giữa lãnh đạo hãng và đại diện nhân viên đã kéo dài suốt 13 tháng qua mà không đạt được thỏa thuận nào.
Theo ước tính, các cuộc đình công gây thiệt hại khoảng 5-10 triệu euro mỗi ngày, tuy nhiên, con số này sẽ tăng lên 50 triệu euro nếu các cuộc đình công diễn ra trên khắp nước Đức khiến tất cả các chuyến bay bị hoãn.
Theo ANTD
Điểm mặt 10 lực lượng đặc nhiệm hàng đầu thế giới
Trước tình hình như hiện nay, việc sử dụng lực lượng đặc nhiệm là không thể thiếu trong quân đội các nước.
Xếp ở vị trí thứ 10: Lực lượng đặc nhiệm thuộc thủy quân lục chiến Mỹ (U.S. Marine Corps Forces Special Operations Command). Lực lượng này được thành lập vào tháng 4/2006.
Trụ sở của lực lượng này nằm tại Bắc Carolina. Lực lượng này có nhiệm vụ hỗ trợ trục tiếp cho lực lượng thủy quân lục chiến một cách khẩn cấp trong các hoạt động tác chiến.
Video đang HOT
Xếp ở vị trí thứ 9: Đội đặc nhiệm biên giới thứ 9 của quân đội Đức (GSG-9) được thành lập năm 1972 tại Munich, Đức, với biệt danh "thần chết".
Tại Thế vận hội Olympic diễn ra tại Munich năm 1972, tổ chức khủng bố "Tháng Chín Đen" của Palestine đã bắn chết 2 vận động viên và bắt cóc 9 người Israel. Sau đó vụ khủng bố này, quân đội Đức đã quyết định thành lập đội đặc nhiệm GSG-9.
Ở vị trí thứ 8: Lực lượng đặc nhiệm Shayetet 13 của Israel. Tại cuộc xung đột giữa Palestine-Israel, quân đội Israel thường xuyên sử dụng phương án tấn công bất ngờ và lực lượng đặc nhiệm Shayetet 13 đã đóng vai trò rất lớn cho các chiến dịch của Israel.
Shayetet 13 được thành lập vào năm 1948, đến nay lượng đặc nhiệm này vẫn đóng vai trò chính trong các chiến dịch mật của quân đội Israel.
Đứng ở vị trí thứ 7: Lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz của Nga. Đi tiên phong trong các hoạt động chống khủng bố của Nga đó là lực lượng đặc nhiệm Alpha, nhưng Spetsnaz cũng được biết đến như một trong những lực lượng chính tham gia vào chiến dịch chống chủ nghĩa khủng bố tại nước này.
Ở vi trí thứ 6: Lực lượng đặc nhiệm của thủy quân lục chiến Pháp (French Marine Nationale Units). Mặc dù, các rất nhiều thành tích trong các hoạt động đặc biệt, nhưng lực lượng này rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Lực lượng này được thành lập năm 1983, dựa trên sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân Pháp.
Vị trí thứ 5 thuộc về lực lượng đặc nhiệm Green Berets (Mũ nồi xanh) của Lục quân, quân đội Mỹ, đây cũng là lực lượng đặc nhiệm được các Tổng thống Mỹ ưu chuộng nhất. Bởi vậy, lực lượng này thường được trang bị những loại vũ khí hiện đại nhất và lực lượng này thường thực hiện các nhiệm vụ ở ngoài nước.
Ở vị trí thứ 4 là lực lương đặc nhiệm SEALs của Hải quân Mỹ (Navy SEALs). Nhiệm vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden năm ngoái tại Pakistan đã khiến tên tuổi của lực lượng đặc nhiệm hải quân SEALS nổi danh trên toàn thế giới.
Xếp ở vị trí thứ 3 là đặc nhiệm S.A.S của Hoàng gia Anh (Special Air Service). Đây là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của quân đội Anh và cũng là lực lượng đặc nhiệm chính quy đầu tiên trên thế giới.
Ở vị trí thứ 2 là lực lượng đặc nhiệm Alpha của Nga (hay còn gọi là Spetsgruppa A). Đội Alpha được thành lập theo sự chỉ đạo của Chủ tịch KGB Yuri Andropov thời kỳ Liên Xô cũ, các thành viên trong đội Alpha được tuyển chọn rất kỹ và được huấn luyện rất nghiêm ngặt.
Và xếp ở vị trí đầu tiên là lực lượng Delta Force của Mỹ. Lực lượng này được thành lập vào thời kỳ cuối những năm 1970 với sứ mệnh chống lại các lực lượng khủng bố đe dọa đến an ninh nước Mỹ.
Theo GDVN
Bồ Đào Nha: Giao thông đình trệ do tổng bãi công Tổng Liên đoàn Lao động Bồ Đào Nha (CGTP) ngày 22/3 đã phát động một cuộc tổng bãi công 24 giờ nhằm phản đối chính sách "thắt lưng, buộc bụng" của chính phủ và dự luật lao động mới dự kiến được quốc hội nước này đưa ra thảo luận vào tuần tới. Cuộc bãi công tại Lisbon. (Nguồn: Reuters)Cuộc đình công diễn...