Hàng trăm chim cánh cụt chết trên bờ biển mỗi ngày ở New Zealand
Hàng trăm con chim cánh cụt xanh chết trên bờ biển New Zealand mỗi ngày, với nguyên nhân ban đầu được cho là do nhiệt độ nước biển gia tăng.
Chim cánh cụt xanh, loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới, đang có nguy cơ tuyệt chủng ẢNH CHỤP MÀN HÌNH INDEPENDENT
Tờ The Guardian ngày 15.6 đưa tin giới khoa học đang tìm hiểu nguyên nhân khiến hàng trăm con chim cánh cụt xanh chết và bị trôi dạt lên những bãi biển ở New Zealand hằng ngày.
Tại vùng cực bắc của New Zealand, loài chim cánh cụt bản địa này chết la liệt trên bãi biển và giới chuyên môn ước tính có khoảng 200 con bị trôi dạt lên bờ mỗi ngày.
Bộ Bảo tồn New Zealand cho rằng nhiệt độ nước biển gia tăng có thể là nguyên nhân khiến loài chim cánh cụt nhỏ bé này chết hàng loạt. Đại dương hấp thụ hơn 90% nhiệt lượng dư thừa trong bầu khí quyển, chủ yếu do việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Theo Newsweek, hiện tượng chim cánh cụt xanh chết và trôi dạt trên bãi biển ở New Zealand xảy ra từ đầu tháng 5 khi một người dân địa phương là Carol Parker phát hiện một số thi thể của chúng tại bãi biển Tokerau.
Video đang HOT
“Ngày hôm sau, chúng tôi ở bãi biển Tokerau và phát hiện 22 con chim cánh cụt chết. Một số trông như chỉ mới trôi dạt lên vào đêm hôm trước”, bà cho biết.
Chuyên gia Graeme Taylor tại Bộ Bảo tồn New Zealand cho hay nhiều con có dấu hiệu đói và mất nhiệt. “Thông thường, chim cánh cụt này nặng khoảng 1 kg, nhưng chúng đói và chỉ nặng khoảng 500-600 gram và chỉ còn da bọc xương. Chúng không còn mỡ trên cơ thể cần thiết để ở trong nước suốt mọi lúc”, chuyên gia này cho biết.
Bộ Bảo tồn New Zealand cảnh báo rằng có những dấu hiệu đáng báo động về biến đổi khí hậu và những loài khác cũng bị tác động. Cơ quan này khuyến cáo người dân cứ để những thi thể chim cánh cụt chết trên bãi biển để chúng cuốn ra biển và phân hủy tự nhiên.
5.200 chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới lạch bạch trên bãi biển trong cuộc diễu hành kỷ lục
Hàng ngàn con chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới tràn vào bờ thực hiện cuộc diễu hành chưa từng có trên đảo Phillip, Australia.
Khi hoàng hôn xuống, hàng nghìn con chim trắng đen nhỏ bé cùng nhau tham gia vào cuộc diễu hành chim cánh cụt lớn nhất trên đảo Phillip, Australia.
5.200 chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới lạch bạch trên bãi biển trong cuộc diễu hành kỷ lục
Khoảng 5.200 con chim cánh cụt nhỏ, có kích thước tối đa chỉ 40 cm băng qua bãi biển.
Đảo Phillip, Australia là nơi sinh sống của đàn chim cánh cụt nhỏ, đen trắng. Với số lượng khoảng 40.000 con, đây là nơi có đàn chim cánh cụt nhỏ lớn nhất thế giới.
Mỗi ngày, lúc hoàng hôn, đàn chim cánh cụt ở Đảo Phillip bơi vào bờ săn cá, mực, nhuyễn thể và động vật giáp xác nhỏ. Sau đó, chúng tiến vào đất liền hướng về nơi làm tổ. Người dân địa phương gọi đây là cuộc diễu hành chim cánh cụt, thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng.
Công viên tự nhiên trên đảo là nơi du khách có thể ngồi và xem những con chim cánh cụt nhỏ trồi lên mặt nước trong khoảng 50 phút.
Những con chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới lạch bạch chạy vào bờ
Paula Wasiak, nhà nghiên cứu tự nhiên cho biết: "Những con chim cánh cụt nhỏ có thói quen hoạt động về tối và đêm. Thật tuyệt vời khi sự xuất hiện của chim cánh cụt nhỏ vẫn luôn được duy trì tại một địa điểm trong hơn 450 năm qua. Năm nay, chúng tôi không thể tin vào mắt mình khi thấy hơn 5.000 chú chim cùng diễu hành trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ".
Để đếm được số lượng chim cánh cụt, các nhân viên đã phải đóng quân tại 4 địa điểm trên 'đường cao tốc' chính của chúng. Đó là những con đường dành riêng cho chim cánh cụt để vào bờ. Những con chim trắng đen nhỏ đi theo nhóm, sử dụng cùng một con đường. Trong suốt cuộc hành trình kéo dài 50 phút, các nhân viên đếm từng chú chim đi qua cung đường
Kỷ lục trước đó được thiết lập vào đêm tháng 11/2021 khi 4.435 con chim nhỏ diễu hành đi vào bờ cùng lúc.
Năm nay, đoàn diễu hành lớn xuất hiện trong tháng 5 là một điều khác thường. Theo các chuyên gia, ảnh hưởng của hiện tượng La Nia năm nay, gió mậu dịch mạnh quét qua Thái Bình Dương, từ Nam Mỹ đến Indonesia, nguồn cung cấp thức ăn ngoài khơi của chim giảm và tập trung vào bờ.
Do vậy, những loài chim phải tụ tập ở ven bờ biển nhiều hơn là tìm kếm thức ăn ở xa. Thông thường, khi không sinh sản, những con chim cánh cụt sẽ dành đến một tháng để kiếm ăn trên biển.
Nguồn thức ăn dồi dào gần bờ cho phép những con chim cánh cụt chuẩn bị cho việc sinh sản vào mùa thu. Trong lịch sử, những cuộc diễu hành lớn nhất sẽ diễn ra vào tháng 11 và tháng 12, cao điểm mùa sinh sản của các loài chim.
Các điều kiện chăn nuôi tuyệt vời và những nỗ lực bảo tồn của cơ quan có thẩm quyền nhằm cải thiện cấu trúc cồn cát và phục hồi môi trường sống góp phần vào sự duy trì, gia tăng số lượng chim cánh cụt trên đảo.
Ghé thăm thị trấn nơi sư tử biển tự do đi lại Người dân địa phương ở Dunedin, New Zealand đã quá quen thuộc với những con sư tử biển thường xuyên xuất hiện đi lại trên đường, nhiều người nhận chăm sóc chúng như thú cưng. Hannah Yeardley, 17 tuổi sống ở Dunedin, New Zealand cũng giống như nhiều bạn trẻ khác ở thị trấn này thường xuyên làm công việc 'trông trẻ' mỗi...