Hàng trăm cây dừa bị đầu độc
Nhiều vườn dừa đang cho trái bỗng vàng lá, dần chết khô. Trên thân cây có nhiều lỗ thủng, mùi thuốc diệt cỏ bốc ra nồng nặc.
Những ngày gần đây, người dân các ấp An Định Cầu, An Định Giồng và Tân Định (xã Tân Bình, huyện Càng Long, Trà Vinh) đang lo lắng vì hàng trăm cây dừa từ 6 đến 10 năm tuổi, bị kẻ xấu đầu độc.
Nhiều cây trong vườn dừa một hộ dân chết khô, rủ lá vì thuốc diệt cỏ. Ảnh: Cửu Long
Ông Phạm Văn Tươi ở xã Tân Bình cho biết, 100 cây dừa trong vườn nhà ông đang cho trái thì 37 cây đã chết, 50 cây khác đang vàng lá, rụng trái, sắp chết. Chỉ các thủng trên thân cây đang bốc ra mùi thuốc diệt cỏ nồng nặc, ông nói: “Gia đình sống nhờ vào vườn dừa, mỗi tháng thu được 4 – 5 triệu đồng nhưng dừa đang chết dần, gia đình sẽ khó khăn”.
Còn ông Nguyễn Văn Ngoan ở ấp An Định Cầu cho hay, nhiều tháng nay, vườn dừa nhà ông có 50 cây rụng trái, héo lá và chết dần. “Ban đầu, tôi cũng nghĩ như các hộ dân là dừa bị bệnh. Kiểm tra kỹ, phát hiện thân cây có vết khoan, được trám lại bằng đất sét. Khi cạy lớp đất, mùi thuốc diệt cỏ xông ra, thân dừa xì nhựa”, ông nói.
Video đang HOT
Người dân cho rằng, kẻ xấu đã khoan lỗ trên thân dừa, đổ thuốc diệt cỏ vào. Ảnh: Cửu Long
Thống kê sơ bộ của xã Tân Bình, hơn 200 cây dừa đã chết, nhiều cây khác đang trong tình trạng héo rũ.
Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở nông nghiệp tỉnh Trà Vinh cho biết, Sở đã kiểm tra cho thấy dừa chết là do kẻ xấu đầu độc. “Tôi đã đề nghị cơ quan chức năng sớm tìm ra thủ phạm để bà con an tâm”, ông Hiền nói.
Thiếu tá Trần Thanh Tuấn, đội phó Đội Cảnh sát triều tra tội phạm về trật tự xã hội và ma túy huyện Càng Long cho biết: “Vụ việc khá phức tạp và chúng tôi đang tập trung làm rõ”.
Cửu Long
Theo VNE
Cây di sản trăm tuổi chết khô sau khi được vinh danh
Chính quyền địa phương đã nỗ lực cứu hai cây gạo hàng trăm năm tuổi ở Thanh Hóa nhưng bất thành, nguyên nhân được cho là bị bón phân sai quy cách.
Cây gạo gần 400 năm tuổi ở làng Cẩm Bào, xã Vạn Hòa (Nông Cống, Thanh Hóa) được công nhận là Cây di sản khiến người dân địa phương rất tự hào vì đây được coi là biểu tượng văn hóa làng.
Nhà cách cây gạo vài chục mét, cụ Trần Văn Tại cho hay, cây gạo gắn với tuổi thơ của biết bao thế hệ người dân làng Cẩm Bào. Nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa của làng từng diễn ra dưới gốc gạo cổ thụ này. Thời kháng chiến chống Pháp, chính ở vị trí cây gạo tọa lạc là xưởng chế tạo vũ khí, luôn có hàng trăm công nhân làm việc.
Mỗi lần nghe tiếng máy bay, dân làng Cẩm Bào lại cử người trèo lên những cành cao nhất của cây gạo để theo dõi tình hình. "Nhờ những tán gạo xum xuê chằng chịt nên sức sát thương của bom đạn giặc giảm đi rất nhiều. Trải qua vô số lần bị tấn công nhưng hầm chứa vũ khí dưới gốc cây vẫn an toàn", ông Tại nhớ lại.
Cây gạo hàng trăm tuổi ở làng Cẩm Bào chết khô hiện chỉ còn trơ phần thân. Ảnh:Lê Hoàng.
Tuy nhiên, khi được Hội Thiên nhiên và Bảo vệ môi trường Việt Nam cấp bằng công nhận Cây di sản vào cuối năm 2012, cây gạo bắt đầu có hiện tượng vàng lá, bong vỏ rồi chết dần. Người dân và chính quyền địa phương đã tìm nhiều cách cứu cây nhưng không thành.
Bà con địa phương cho hay, nguyên nhân cây chết có thể là khi đào đất làm tường rào bao quanh gốc, người ta đã chặt quá sâu vào phần rễ. Ngoài ra, khi chuẩn bị đón bằng công nhận Cây di sản, cây đã được chính quyền cho bón khoảng 400 kg phân lân nên có thể bị "bội thực", thối rễ mà chết.
Ông Lê Đình Thức, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nông Cống cho biết, đã nhận được thông tin cây gạo chết, còn nguyên nhân thì chưa rõ. "Có thể cây chết do sống cạnh con sông Yên ô nhiễm. Ngoài ra, khi được vinh danh, địa phương đã cho quá nhiều phân lân xuống gốc khiến cây bị chết", ông Thức nói và khẳng định trách nhiệm thuộc chính quyền xã Vạn Hòa.
Cây gạo ở xã Thiệu Lý hiện đã chết khô, nguyên nhân được cho là bị chăm sóc không đúng cách. Ảnh: Tư liệu.
Một cây gạo di sản khác có tuổi đời trên 200 năm ở làng Hổ Đàm, xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) cũng đã chết sau khi được vinh danh. Theo hồ sơ, cây gạo này cao khoảng 45 m, chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3 m là 7 m. Tháng 4/2012, cây gạo được trao bằng chứng nhận Cây di sản thì đến đầu năm 2014 bắt đầu có biểu hiện héo úa, thân, gốc cây bong vỏ và chết ngay sau đó không lâu. Nguyên nhân cũng được cho là do chăm sóc không đúng cách tương tự cây gạo ở làng Cẩm Bào.
Lê Hoàng
Theo VNE
Chồng không phơi quần áo, vợ mới cưới uống thuốc diệt cỏ tự tử? Sáng nay 5.5, đại tá Mai Chiến Thắng, Phó trưởng Công an TP.Vinh (Nghệ An), cho biết cơ quan nay đang điều tra lam ro nguyên nhân cái chết của chị Nguyễn Thị Mai (25 tuôi, tạm trú tại phường Cửa Nam, TP.Vinh; quê quan tai H.Thanh Chương, Nghê An). Ảnh minh hoạ: Shutterstock Theo tài liệu của cơ quan công an, chiều...