Hàng trăm cán bộ hải quan bị trượt kỳ thi nâng hạng
Từ câu chuyện đình chỉ một cục trưởng hải quan, PV Tiền Phong đã phát hiện ra nhiều dấu hiệu kỳ quặc liên quan tới chất lượng cán bộ hải quan thông qua một cuộc thi nâng hạng. Vô lý nhất, có nhiều người thi trượt vẫn được thăng chức và được xem là điều bình thường…
Thi trượt vẫn được thăng chức là bình thường?
Ngày 10/1, bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) cho biết, kỳ thi nâng ngạch Kiểm tra viên hải quan lên Kiểm tra viên chính hải quan năm 2013 có 521 người thi, nhưng chỉ 336 người đỗ. Trong số 185 thí sinh thi trượt, có 6 người thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan (Cục KTSTQ), nhưng sau đó 4/6 người này vẫn được bổ nhiệm lên chức, 2 người khác từ cán bộ lên Phó phòng. Trong đó có ông P.C.T đang đương nhiệm Trưởng phòng 5, sau kỳ thi, dù trượt cũng được bổ nhiệm lên Phó Cục trưởng Cục này.
Lý giải về vấn đề này, Vụ phó Tổ chức cán bộ cho biết: “Trong quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, chỉ yêu cầu đạt trình độ ngạch đấy. Hơn nữa, thời điểm bổ nhiệm các cán bộ này chưa có kết quả kỳ thi trên (cuộc thi do Bộ Nội vụ tổ chức tháng 9/2014, nhưng thời gian chấm thi dài, kết quả mới trả về Tổng cục tháng 5/2016). Tổng cục căn cứ vào năng lực thực tế của cán bộ, nhu cầu công việc tại thời điểm đó, cùng nhiều yếu tố khác để bổ nhiệm những người này lên chức”.
Những cán bộ hải quan bị trượt kỳ thi trên, từ đó đến nay vẫn chưa thi lại.
Liên quan đến việc tuyển dụng cán bộ, năm 2013, Cục Kiểm tra sau thông quan tuyển 3 nhân viên từ ngành ngoài vào làm việc. Theo quy định, những cán bộ này phải tập sự một năm. Thế nhưng, công chức tập sự N.Q.H (SN 1988, quê ở Nam Định) lại được miễn tập sự 11 tháng, khác với 2 người vào cùng ngày kia. Liệu có điều gì bất thường không?
Theo bà Hương, Nghị định 24 của Chính phủ đã nêu rõ: “Những công chức được tuyển dụng mới vào công chức nhà nước mà đã có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước khi được tuyển dụng vào sẽ được miễn tập sự theo thời gian tương đương. Quy định này áp dụng cho mọi người chứ không phải riêng N.Q.H. Do đó, N.Q.H trước khi thi vào Tổng cục đã làm việc ở một đơn vị khác và đóng bảo hiểm xã hội 11 tháng, được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận. Do đó, người này chỉ cần tập sự thêm 1 tháng nữa rồi trở thành công chức”.
Video đang HOT
Những hoài nghi về hoạt động sau thông quan
Theo thông tin Tiền Phong nắm được, so với những Cục khác, Cục Kiểm tra sau thông quan có số lượng lãnh đạo nhiều hơn (1 Cục trưởng và 5 Cục phó), mới đây thành lập thêm 3 Chi cục ở 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Theo Vụ phó Tổ chức cán bộ, năm 2016, Tổng cục Hải quan cơ cấu lại tổ chức bộ máy, Cục Kiểm tra sau thông quan rút từ 7 phòng xuống còn 5 phòng tham mưu nghiệp vụ và thành lập 3 Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo khu vực Bắc, Trung, Nam. Còn tại các Cục Hải quan chỉ giữ lại 21 Chi cục Kiểm tra sau thông quan của 21 cục. Các cục còn lại giải thể Chi cục Kiểm tra sau thông quan và giao cho Cục Kiểm tra sau thông quan quản lý địa bàn (của những đơn vị này).
Việc Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan Dương Phú Đông bị tạm đình chỉ 15 ngày, bà Hương lý giải: “Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu trong vụ việc của Cty CP ô tô Âu châu, ông Đông bị tạm đình chỉ 15 ngày kể từ ngày 14/12 để xem xét. Hiện vụ việc vẫn trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác minh, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, chưa có kết luận cuối cùng” – bà Hương nói thêm.
Trong tham luận trình Tổng cục Hải quan tổng kết công tác năm 2016, Cục Kiểm tra sau thông quan cũng thừa nhận một số hạn chế trong công tác này như: Một số đơn vị chưa thực sự quyết liệt trong công tác Kiểm tra sau thông quan, tiến độ chậm, hiệu quả chưa cao… Nhiều đơn vị chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các công việc kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật và quy trình kiểm tra sau thông quan…
Cty CP ô tô Âu châu (Euro Auto) – đã bị Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) khởi tố vụ án buôn lậu để điều tra. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định Euro Auto tự ý tiêu thụ hàng hóa (ô tô nhập khẩu BMW) khi chưa được cơ quan hải quan cho thông quan; khi ô tô đang trong thời gian được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan. Công ty này còn cố ý không cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của ô tô BMW (do công ty nhập khẩu); có dấu hiệu gian lận với khách hàng, sử dụng tài liệu giả, như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại… để nhập khẩu ô tô BMW.
Theo Tuấn Nguyễn (Tiền Phong)
Xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu 7.700 tấn dầu diezel qua biên giới
Chỉ trong một thời gian ngắn, 14 bị cáo trong đường dây đã câu kết "tuồn" một lượng dầu "khủng" lên tới 7.700 tấn dầu diezel , trị giá gần 170 tỉ đồng qua biên giới và trốn thuế 22 tỷ đồng.
Các bị cáo tại phần thẩm vấn căn cước sáng nay ( ảnh CTV)
Lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, buôn lậu dầu diezen qua biên giới
Sáng nay (ngày 20/12), tại trụ sở TAND tỉnh Quảng Ninh, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra xét xử phúc thẩm 12 bị cáo có đơn kháng cáo sau phiên sơ thẩm gồm: Nguyễn Thế Dũng (SN 1955, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHHMTV Dầu khí Đồng Tháp), Phạm Văn Khương (nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Cẩm Phả), Trương Hữu Có (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần thương mại vận tải biển Đông Á) cùng 9 bị cáo khác.
Đây là các bị cáo trong vụ án buôn dầu diezel trị giá gần 170 tỉ đồng xảy ra tại địa bàn Hải Phòng và Quảng Ninh, cùng bị truy tố về tội "Buôn lậu". Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Hoàng Hữu Hanh.
Có 12/14 bị cáo kháng cáo sau phiên sơ thẩm. 2 bị cáo không kháng cáo là cán bộ hải quan thuộc Hải quan Quảng Ninh (ảnh CTV)
Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong vòng hơn nửa năm (từ cuối năm 2011 đến tháng 7/2012), lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, Dũng khi đó với tư cách là Giám đốc công ty Dầu khí Đồng Tháp chỉ đạo nhân viên dưới quyền kết hợp với Công ty Vận tải biển Đông Á do Trương Hữu Có làm Giám đốc cùng với giám đốc, nhân viên một số công ty và bị cáo khác tổ chức dầu diesel tạm nhập tái xuất.
Cũng theo cáo trạng, sau khi thống nhất, Dũng tạm nhập dầu diezel về Hải Phòng và Quảng Ninh, bán lại cho Có và một người khác để các đối tượng này tổ chức vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy. Với đường bộ sẽ vận chuyển qua cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) và Mường Khương (Lào Cai). Còn nếu vận chuyển bằng đường thủy sẽ qua cảng Vạn Gia (TP Móng Cái, Quảng Ninh) để bán lại cho các đối tượng buôn lậu người Trung Quốc. Ngoài ra Dũng còn chỉ đạo bị cáo Nguyễn Ngọc Thi (nguyên Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty Dầu khí Đồng Tháp), sử dụng pháp nhân của một doanh nghiệp Trung Quốc, soạn thảo hợp đồng nguyên tắc mua bán xăng dầu, làm giả hồ sơ tái xuất xăng dầu nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
7.700 lít dầu diezen chảy qua biên giới, trốn thuế 22 tỉ đồng
Cáo trạng cũng thể hiện, với phương thức thủ đoạn như trên, chỉ hơn nửa năm, Dũng đã nhập lậu gần 7.700 tấn dầu diezel về Hải Phòng và Quảng Ninh để bán cho các bị cáo khác trong đường dây. Tổng trị giá lô hàng được cơ quan điều tra xác định lên tới gần 170 tỉ đồng, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 22 tỷ đồng.
Theo cáo trạng liên quan đến vụ án còn 2 bị cáo khác còn là Đinh Văn Long (nguyên cán bộ Chị cục Hải Quan Vạn Gia) và bị cáo Trần Mạnh Hùng (nguyên cán bộ Chị cục Hải quan cửa khẩu Cái Lân). 2 bị cáo này bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Tuy nhiên, sau phiên sơ thẩm, hai bị cáo này đã không kháng cáo. Hai bị cáo cũng được cơ quan tố tụng xác định, trong khi thực hiện nhiệm vụ được phân công đã không thực hiện đầy đủ chức trách, để xảy ra việc ký giả chữ ký trên biên bản chứng nhận niêm phong hải quan để các bị can trong vụ án lợi dụng biên bản này tổ chức buôn lậu .
Trước đó, ngày 8/1/2016, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND Quảng Ninh đã tuyên án đối với 14 bị cáo. Theo đó, 2 bị cáo Dũng và Có cùng lãnh 19 năm tù về "Buôn lậu". 4 bị cáo khác lĩnh từ 9 đến 13 năm tù giam. Các bị cáo còn lại bị tuyên từ án treo đến 7 năm tù về cùng tội danh "Buôn lậu". Riêng 2 bị cáo Hùng và Long xử phạt cảnh cáo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Dự kiến, phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 20 đến 23/12.
An Nhiên
Theo Dantri
Kiều nữ "hạ gục" hàng chục cán bộ hải quan lãnh án chung thân Gần 30 cán bộ hải quan bị nữ doanh nhân mua chuộc, tiếp tay cho đối tượng "rút ruột" hơn 80 tỷ đồng tiền hoàn thuế của nhà nước. Ngày 11/11, sau một tháng xét xử và nghị án, TAND TPHCM đã tuyên án, phạt bị cáo Trần Thị Bích Tuyền (37 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và Công...