Hàng trăm biệt thự cũ ở Hà Nội bị phá dỡ
Kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội đã chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý biệt thự cũ tại Thủ đô.
Ban Pháp chế (HĐND TP Hà Nội) vừa công bố Báo cáo giám sát, trong đó có việc thực hiện Kết luận thanh tra xác định 312 biệt thự không thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội.
Công tác quản lý biệt thự cũ tại Thủ đô còn nhiều bất cập. Ảnh minh họa: Giang Huy.
Theo kết quả giám sát: 63 biệt thự tự phá dỡ, xây mới cơ quan quản lý không có hồ sơ, không xác định được thời điểm xây dựng; 19 biệt thự báo cáo là biến dạng hoàn toàn và xuống cấp nghiêm trọng nhưng không có hồ sơ đánh giá, thẩm định chất lượng; 2 biệt thự báo cáo là không tìm thấy nhưng thực tế đã tìm thấy; 48 biệt thự báo cáo đã phá dỡ, xây mới nhưng trên thực tế vẫn còn là biệt thự (16 biệt thự vẫn còn; 35 biệt thự chỉ sửa chữa, cơi nới, nâng tầng); 45 nhà (biệt thự) báo cáo không phải là biệt thự thì thực tế có 8 nhà là biệt thự…
Bên cạnh đó, mặc dù Thủ tướng, UBND thành phố có chỉ đạo dừng việc cấp phép xây dựng, phá dỡ biệt thự song Sở Xây dựng, UBND một số quận không thực hiện nghiêm túc, đã cấp phép để phá dỡ và xây dựng công trình mới ở 25 biệt thự cũ.
312 biệt thự trên bị thanh tra sau khi các đại biểu HĐND thành phố chất vấn gay gắt tại các kỳ họp năm 2014. Trong kỳ họp HĐND vào tháng 7/2014, khi UBND TP có Tờ trình về đề án quản lý quỹ biệt thự và đưa số biệt thự trên nằm ngoài danh mục quản lý theo quy chế. Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam cho rằng “có sự dối trá của cơ quan quản lý” và đề nghị quy trách trách nhiệm các đơn vị liên quan.
Cũng tại kỳ họp, Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Trần Trọng Dực đã đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh báo cáo của UBND TP về một số biệt thự không chính xác. Các đại biểu tiếp tục chất vấn lãnh đạo thành phố Hà Nội về nội dung trên tại phiên họp HĐND cuối năm 2014.
Video đang HOT
Ngày 25/4/2015, thanh tra thành phố đã có kết luận thanh tra 312 biệt thự. Tuy nhiên, kết luận trên đã không được UBND TP Hà Nội công khai.
Năm 2011, Sở Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội đã phối hợp với Viện Quy hoạch kiến trúc (Đại học Xây dựng) thực hiện việc rà soát, chấm điểm, xếp loại danh mục 1.540 căn biệt thự thuộc mọi thành phần sở hữu trên địa bàn thành phố.
Từ kết quả chấm điểm, Hà Nội đưa 1.253 căn vào danh mục thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 và được phân thành 3 nhóm.
Nhóm một gồm 225 căn (được đánh giá từ 70 đến 100 điểm) là những biệt thự gắn liền với di tích lịch sử văn hóa, các sự kiện chính trị được được xếp hạng theo quy định của pháp luật, các biệt thự có giá trị đặc biệt về kiến trúc; Nhóm 2 có 382 căn (50-69 điểm) là những biệt thự có giá trị về kiến trúc nhưng không thuộc nhóm một; chiếm số lượng lớn nhất là nhóm 3 với 646 biệt thự (dưới 50 điểm) không thuộc nhóm 1 và nhóm 2.
Theo xếp loại trên, 312 biệt thự bị loại bỏ khỏi Quy chế quản lý, sử dụng do không còn giá trị bảo tồn, tôn tạo. UBND thành phố Hà Nội lý giải, những biệt thự đó thuộc diện “đã bị xây dựng mới; bị phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại một phần; biến dạng, xuống cấp nghiêm trọng; biệt thự xây dựng sau năm 1954; nhà mặt phố trước đây bị xác định nhầm là biệt thự; một số trường hợp bị nhầm địa chỉ”.
Võ Hải
Theo VNE
Ô nhiễm ở Chùa Cầu đang 'đuổi du khách' đến Hội An
Chính phủ vừa ký thỏa thuận với Nhật Bản để đưa công nghệ xử lý nước thải trị giá hơn 220 tỷ đồng để xử lý vấn nạn ô nhiễm tại điểm du lịch nổi tiếng Chùa Cầu (Hội An).
Ngày 3/12, UBND TP Hội An (Quảng Nam) đối thoại với gần 200 chủ nhân di tích để lắng nghe ý kiến về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới.
Mở đầu buổi đối thoại, ông Nguyễn Sự, Chủ tịch HĐND TP Hội An cho rằng sinh khí của phố cổ chính là nếp sống của người dân Hội An. "Vai trò quan trọng nhất trong bảo tồn di sản là chính chủ nhân của những di tích, những người đang sống trong chính những quần thể kiến trúc. Nếu không tỉnh táo nhìn nhận, vun trồng thêm nhiều giá trị mới thì không biết di sản sẽ đi về đâu", ông Sự nói.
Nhiều nhà cổ Hội An đang xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Ảnh. Tiến Hùng.
Trong cuộc khảo sát thực tế mới đây, nhà chức trách cho biết có 61 di tích trong khu phố cổ đang xuống cấp nghiêm trọng, có dấu hiệu nguy hiểm tới tính mạng và tài sản của người dân. Trong năm 2015, thành phố đã hỗ trợ kinh phí tu bổ cho 49 di tích, ngoài ra còn tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ. Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cũng đang triển khai chống đỡ cho 8 di tích và lập dự án chống mối cho 31 ngôi nhà.
"Bảo tồn di tích, thì không chỉ là việc của Nhà nước, nhà quản lý, mà phải xác định là việc của mỗi người dân, không riêng người dân phố cổ. Từ lâu, người dân Hội An đã ý thức và quý trọng giá trị phố cổ", ông Phan Xuân Nhẫn, một chủ nhân nhà cổ nói. Theo ông, đã đến lúc phải giáo dục ý thức của du khách khi đến tham quan phố cổ. Mỗi du khách phải hiểu rằng không chỉ tham quan đơn thuần mà có ý thức góp sức vào bảo tồn không gian phố cổ.
Phần lớn thời gian buổi đối thoại, những chủ di tích bày tỏ bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường trong những năm qua. "Vấn nạn ô nhiễm ở Chùa Cầu bây giờ là một việc bức bách nhất của Hội An. Mùi hôi thối đang dần đuổi hết du khách", một chủ nhân trong khu phố cổ nói.
Ô nhiễm ở Chùa Cầu đang trở thành vấn nạn vài năm trở lại đây, dòng kênh dưới chân cầu nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Ảnh. Tiến Hùng.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An cho hay Chính phủ vừa ký một thỏa thuận với Nhật Bản để đưa công nghệ xử lý nước thải hiện đại vào khu vực Chùa Cầu với tổng kinh phí lên đến 223 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ được triển khai vào năm 2016 và đưa vào sử dụng năm 2017. Không chỉ ô nhiễm, việc tu bổ Chùa Cầu cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong khi di tích này đang ngày càng có dấu hiệu hư hại, thậm chí có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Kết thúc buổi tối thoại, Chủ tịch thành phố Hội An một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của gần 200 chủ nhân di tích. "Những ý kiến đóng góp đều rất quý, giúp chính quyền có cơ sở trong các chính sách bảo tồn di sản. Hội An sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để người dân cùng chung tay bảo vệ di sản", ông Dũng nói.
Cả trăm du khách chen chân trên Chùa Câu, di tich này hư hỏng rất nặng nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp trùng tu. Ảnh. Tiến Hùng.
Chùa Cầu được xây dựng cách đây 400 năm, bởi các loại vật liệu chính là đá ở phần hạ bộ, vôi vữa ở phần tường và phần thân cầu được làm bằng gỗ. Trải qua hàng trăm tồn tại, nhiều cấu kiện gỗ tại các vị trí khác nhau trên chùa đã bị hư hỏng nặng. Các vị trí liên kết giữa đòn tay đỡ mái với các cột xuất hiện nhiều chỗ mục ruỗng. Nhiều xà gỗ bị nứt nẻ, cong vênh khiến chúng không thể khớp nối nhau. Nghiêm trọng nhất, do sàn chùa làm bằng ván, thường xuyên tiếp xúc với giày dép của người qua lại nên bị mài mòn nghiêm trọng. Các phần mố trụ đỡ Chùa Cầu còn xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc vôi vữa....
Tiến Hùng
Theo VNE
Hà Nội đầu tư hơn 300 tỷ đồng xây tuyến đường gần Times City HĐND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây tuyến đường từ Tam Trinh đến điểm giao cắt với nút giao thông Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên. Tổng vốn dự kiến hơn 300 tỷ đồng. Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội, tuyến đường xây mới từ nút Tam Trinh đến điểm giao cắt với Minh Khai -...