Hàng trăm bệnh nhân chờ người hiến tạng
Hơn 200 người cần có tạng để ghép, song từ năm 2008 đến nay bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM chỉ cứu được 13 người nhờ vào tấm lòng của người chết não.
Chiều 22/10, tại buổi họp phát động chương trình hiến tạng cứu người tại bệnh viện Chợ Rẫy, Giáo sư – Tiến sĩ Trần Ngọc Sinh, Chu tich Hôi Niêu thân hoc TP HCM cho biết, trong hơn 20 năm qua bác sĩ Việt Nam đã có thể ghép thành công tạng cho người bệnh nhưng tạng dùng để ghép vẫn rất khan hiếm. Hiện, bệnh viện Chợ Rẫy có hơn 200 người chờ được ghép gan, thận.
Nhiều bệnh nhân cần thay thận phải chạy thận nhân tạo suốt đời vì không có tạng để ghép. Ảnh: Thiên Chương
“Từ năm 2008 đến nay, ngoài những trường hợp người bệnh có người thân hiến tạng, còn lại chỉ có 7 người chết não tự nguyện hiến thận để cứu 13 người. Những người khác phải chờ đợi, trong đó không ít bệnh nhân chờ đợi nội tạng mỏi mòn rồi qua đời”, bác sĩ Sinh nói.
Hiện, nội tạng có được là từ hai nguôn chinh. Một la tư ngươi cho sông (chủ yếu là người thân trong gia phả), hai là ngươi cho chêt nao (vi tai nan đươc kêt luân nao chêt tim chưa ngưng đâp). Nhưng bênh nhân đươc cưu phân lơn đêu co sưc khoe ôn đinh nhơ vao nôi tang cua ngươi hiên, 90% trương hơp cho thân đêu đươc thưc hiên thanh công.
“Nhiều năm rồi chúng tôi vận động nhưng tình hình vẫn chưa mấy khả quan bởi người Việt Nam có quan niệm chết phải toàn thây nên tạng cứu người vẫn rất khan hiếm. Nhiều trường hợp bản thân người cho đồng ý nhưng vợ, chồng, cha mẹ, con lại không chấp nhận”, ông Sinh cho biết.
Đề cao nghĩa cử người hiến tạng, ông Sinh cho biết một người hiến có thể cứu được nhiều người, phần tạng phủ có thể cứu người đơn giản nhất là hai quả thận và gan. “Với những người chết hiến tạng, cái chết của họ thực sự có ý nghĩa bởi một phần cơ thể của họ lẽ ra tan theo cát bụi thì lại có thể cứu mạng người”, bác sĩ Sinh nói.
Video đang HOT
Cũng theo bác sĩ Sinh, nhằm mở rộng nhóm hiến tạng, ông cùng các cộng sự đã xây dựng đê an “hiên tang tư ngươi cho ngưng tuân hoan, tim ngưng đâp” trình Bộ Y tế. Theo đề án mới, bệnh viện nếu được phép sẽ lấy tạng khi tim của người hiến không còn đập hoàn toàn.
“Tạng người ngưng tim tuy không chất lượng như được lấy khi vừa chết não. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở thời điểm này thận và gan của người hiến vẫn có thể dùng để cứu người. Cách làm này giúp chúng ta không lãng phí nguồn tạng hiến tặng vốn đã hiếm hoi”, bác sĩ Sinh cho hay.
Trước tình trạng nhiều bệnh nhân chết dần mòn do không có tạng để ghép, từ 23/10, bệnh viên Chơ Rây sẽ phat hanh tơ rơi vận động hiến tạng cứu người. Người đồng ý hiến tạng sẽ được cấp the hiên tăng nôi tang giup bac si có thông tin để khi qua đơi có thể dùng tang phu cứu người.
Bệnh viện cũng lâp hôi đông đê lam minh bach viêc cho nhân nôi tang. Ngươi cho không biêt se cho ai, ngươi nhân cung không biêt nhân tư ai. Ngươi đăng ky nhận tạng chơ lâu nhât se đươc nhân tạng trươc; ngươi co cùng thời gian đăng ký chờ tạng hiến nhưng có cung nhom mau vơi ngươi cho tang cung se đươc ưu tiên.
Thiên Chương
Theo VNE
Lọc máu cả đời vì không có thận để ghép
Bác sĩ đủ trình độ ghép thận, người bệnh có tiền điều trị, nhưng tại TP HCM hiện vẫn có hằng trăm bệnh nhân phải chấp nhận cảnh lọc máu cả đời vì không có thận để thay.
Bà Muội (58 tuổi, ở huyện Hóc Môn) bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối đang được điều trị tại một trung tâm chạy thận nhân tạo ở quận 10. Năm 2010, bà được phát hiện suy thận mãn tính giai đoạn cuối, hiện chức năng thận của bà không còn hoạt động khiến chất độc không được lọc bỏ khỏi cơ thể.
Ăn uống kém, thân thể gầy yếu nên cứ vài ngày bà Muội phải đến bệnh viện một lần để chạy thận nhân tạo. Theo các bác sĩ, cách hiệu quả nhất để sức khỏe của bà Muội bình phục là thay thận, nhưng bệnh nhân này không có thận để thay.
Nhiều bệnh nhân suy thận mạn tính cần được thay thận nhưng không có thận để thay. Ảnh minh họa: Thiên Chương
"Ông xã qua đời, nhà chỉ có tôi và đứa con gái nhưng con gái tôi sức khỏe không đủ để có thể cho tôi quả thận. Thú thật tiền bạc không thiếu để đóng tiền ghép thận nhưng tôi đành phải chấp nhận mang bệnh từ giờ đến chết vì không biết tìm thận ở đâu để thay", bà Muội nói.
Cùng cảnh ngộ, ông Nam (54 tuổi) - chủ một doanh nghiệp ở huyện Củ Chi cũng phải tuần hai lần đi lọc máu vì mắc chứng suy thận mãn tính giai đoạn cuối. "Tôi sống độc thân nên không người hiến tặng thận. Giờ tôi thì chỉ còn cách duy nhất là chạy thận. May mắn thì sống được thêm một thời gian", bệnh nhân này buồn bã nói.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Thận Niệu, trường hợp như ông Nam, bà Muội không hiếm. Trong hàng trăm ca chỉ định ghép thận tại TP HCM, ngoài số ít bệnh nhân nghèo không có tiền thay, số còn lại có điều kiện kinh tế nhưng lại không có người thân cho thận. Việc hy vọng có người chết não chấp nhận hiến thận lại càng khó hơn.
Một người hiến tạng có thể cứu mạng 6 người. Ảnh: TC.
10 năm qua, bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) ghép thận cho 61 trường hợp thì 100% bệnh nhân đều nhận thận của người thân. Bác sĩ Tạ Phương Dung, Trưởng khối Thận Niệu bệnh viện này thừa nhận, rào cản lớn nhất của bệnh nhân suy thận không phải là tay nghề bác sĩ mà là không có thận để ghép.
"Chi phí hàng trăm triệu đồng cho một ca ghép thận cũng là vấn đề. Với bệnh nhân nghèo khó, chi phí này có thể vận động từ các tổ chức từ thiện. Song, nếu không có người thân cho thận hoặc không có người hiến thận thì cũng đành chịu", bác sĩ Dung nói.
Hiện, bệnh viện Nhân dân 115 có khoảng 20 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có chỉ định ghép thận nhưng chưa có tạng để ghép.
PGS TS Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa Ngoại - Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội Tiết niệu - Thận học TP HCM cũng nhận định, nguồn tạng hiến từ người chết não nhằm phục vụ chữa trị bệnh là rất hiếm. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau 20 năm ghép thận cho 357 ca, chỉ có 7 trường hợp người chết hiến thận, còn lại là huy động từ người thân của bệnh nhân.
"Nhiều người Việt Nam còn mang suy nghĩ chết phải lành lặn cơ thể mà không biết rằng chỉ một người đồng ý hiến tạng thì gan, phổi, tim và thận của họ đã có thể cứu được đến 6 người", bác sĩ Sinh nói.
Nghệ sĩ Minh Vương, một trong số ít người may mắn được một thanh niên bị tai nạn hiến thận cho rằng, nghĩa cử đó ông không bao giờ quên. "Qua trường hợp của mình, tôi cũng mong ngày càng có nhiều người tốt chấp nhận hiến nội tạng để cứu người khác. Việc làm cứu người này rất quý giá, không gì có thể sánh nổi", nghệ sĩ Minh Vương nói.
Thiên Chương
Theo VNE
Lão nông hiến tặng hơn 2.000m2 đất xây trạm y tế Ngày 25/12, ông Nguyễn Văn Duyên, Bí thư Đảng ủy xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, xã đang phối hợp với Trung tâm Y tế huyện khảo sát khu đất xây dựng Trạm Y tế xã đạt chuẩn y tế quốc gia, do một người dân hiến tặng. Theo ông Nguyễn Văn Duyên, xã Phong Nẫm là xã cù...