Hãng Toyo sắp trình làng dòng lốp không bơm hơi cho xe điện
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của Toyo Tire cho biết hãng đã tạo ra những tiến bộ mang tính cách mạng trong công nghệ lốp.
Mục tiêu của Toyo Tire ban đầu là bán loại lốp không hơi cho những xe trên sân Golf
Ưu điểm lớn nhất của lốp không hơi là không bao giờ bị xẹp và không cần kiểm tra áp suất thường xuyên.
Toyo Tire kỳ vọng đến một ngày tài xế không cần phải mang theo bơm dự phòng trên xe, nhất là xe điện có thể nhẹ hơn xe xăng về trọng lượng.
Tamotsu Mizutani, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của Toyo Tire cho biết: “Chúng tôi bắt đầu phát triển lốp không hơi “No Air” từ năm 2006. Thiết kế độc quyền của nó có các nan đan chéo, lấy cảm hứng từ những chiếc ghế xếp, để hấp thụ sốc từ mặt đường”.
Sau nhiều đợt cải tiến, các nan hoa giờ đây đã bền gấp 10 lần so với ban đầu. Độ bền của lốp xe đã tăng lên 40%.
Hiệu suất của chúng bây giờ có thể sánh với lốp xe thông thường và nhà sản xuất sẽ cung cấp loại lốp này cho những dòng xe điện phù hợp.
No Air (không hơi) là tên sản phẩm lốp của Toyo Tire
Loại lốp không hơi thử nghiệm dành cho xe trên sân golf và các loại xe khác hoạt động trên phạm vi nhỏ như công viên giải trí.
Các tiêu chuẩn an toàn hiện tại của Nhật Bản không chưa phép sử dụng lốp không có hơi trên đường công cộng.
Video đang HOT
Toyo Tire cho biết, chi phí sản xuất cao vẫn là vấn đề rào cản với loại lốp không bơm hơi. Chúng tôi sẽ tìm kiếm nhiều giải pháp hơn cho lốp không hơi để nhanh chóng tiến tới sản phẩm thương mại hóa, người đại diện của Toyo Tire cho hay.
"Dài cổ" chờ nhận xe mới, chuyện không chỉ ở Việt Nam
Tình hình khan hiếm chip khiến các đại lý ô tô tại châu Âu đang có thời gian giao xe dài kỷ lục. Nếu đặt hàng, có thể bạn sẽ phải chờ đợi vài tháng, thậm chí đến cả năm để sở hữu chiếc xe của mình.
Thời gian giao xe quá lâu luôn khiến khách hàng và đại lý mâu thuẫn với nhau, thậm chí nhiều đơn hàng đã bị huỷ. Vấn đề này đang tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các nhà sản xuất không thể giao ngay xe đến tay khách hàng, thậm chí có những đại lý hẹn giao xe sau... 12 tháng. Bài viết dưới đây của AutoCar sẽ lý giải một phần điều này.
Phải đợi cả năm để nhận xe
Nhiều khách hàng luôn phàn nàn về việc các hãng xe đã cố tình đơn phương kéo dài thời gian giao hàng đến mức khó chấp nhận.
Terry Osborn - một khách hàng của Mazda cho biết, ông đã đặt mua một chiếc Mazda CX-5 2.5 GT Sport AWD 6 tuần trước và đại lý đã hẹn nhận xe vào ngày 20/10 tới.
Tuy nhiên, cách đây ít ngày, đại lý Mazda mà ông Osborn đã đặt hàng gọi điện thông báo rằng đơn đặt hàng đã bị Mazda hủy bỏ vì không có xe. Thay vào đó, ông có thể đặt sang phiên bản Mazda CX-5 2022 mới đang được sản xuất và ông sẽ được nhận xe vào tháng 3 năm sau.
Một khách hàng ở Anh được đại lý Mazda hẹn nhận xe vào tháng 3 sang năm. (Ảnh: AutoCar)
"Mặc dù họ sẽ bán cho tôi chiếc CX-5 mới với cùng một mức giá như chiếc tôi đã đặt hàng, nhưng tôi không thể đặt một chiếc xe mà chưa biết hình dáng, tính năng như thế nào và liệu nó có phù hợp với tôi không. Vì lý do này, tôi đã hủy đơn đặt hàng của mình", ông Terry Osborn nói.
Người phát ngôn của Mazda nói với AutoCar: "Trong tháng này, chúng tôi đã chuyển việc sản xuất CX-5 sang mẫu xe mới. Chúng tôi ưu tiên các đơn đặt hàng hiện tại, nhưng một số lượng nhỏ khách hàng đã bị ảnh hưởng và chúng tôi khuyên các đại lý cung cấp cho họ chuyển sang mô hình mới".
Câu chuyện của Terry Osborn với hãng xe Mazda chỉ là một trong hàng trăm nghìn tình huống mà các khách hàng đang phải đối diện hiện nay liên quan đến thời gian giao xe.
Tại thị trường châu Âu hiện nay, nếu bạn muốn có một chiếc Audi A3 mới và đặt hàng ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ phải đợi đến năm 2022. Nhưng tháng mấy của năm 2022 thì các đại lý không thể nói chính xác.
Còn nếu muốn sở hữu một chiếc Jaguar I-Pace mới, hãng xe này trả lời luôn là bạn sẽ phải chờ đúng 12 tháng mới có xe.
Nếu bạn đặt hàng 1 chiếc Audi A3 ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ phải đợi đến năm 2022 nhưng là tháng mấy thì hãng này không chắc chắn. (Ảnh: AutoCar)
Thực sự thì các hãng sản xuất ô tô cũng đang rất cố gắng để mang xe đến khách hàng sớm nhất vì không ai muốn "tự bắn vào chân mình" cả.
Theo báo cáo, Jaguar Land Rover đang sản xuất hết công suất của mình, và các đơn đặt hàng cho mẫu Defender 2022 đã phải "chốt sổ", không nhận thêm đặt hàng mới. Mercedes-Benz cũng được cho là sẽ phải tạm dừng các đơn đặt hàng đối với một số mẫu xe.
Audi hiện không có bất kỳ chiếc ô tô nào để dự trữ bởi sản xuất đến đâu là giao cho khách hàng đến đấy. Thời gian giao hàng của Audi trung bình từ 6-9 tháng. Volkswagen thì thậm chí còn lâu hơn khi một số mẫu xe như Golf GTI, Golf R-Line, Touareg, ID.4, Tiguan và Touran dù đang nhận đặt hàng nhưng dự kiến sẽ đến tay khách hàng vào tháng 10/2022, tức là 12 tháng nữa.
Có thời gian giao hàng nhanh hơn một chút, BMW và Volvo có thể sản xuất và giao xe trong khoảng 3 tháng. Xe điện và hybrid có thể được giao sớm hơn bởi các hãng xe đang có xu hướng đẩy mạnh sản xuất những mẫu xe này để hút khách hàng.
Thời gian giao xe nhanh nhất tại Anh có lẽ là các hãng xe đến từ Hàn Quốc như Hyundai và Kia với thời gian khoảng vài tuần thay vì vài tháng. Điều này đã giúp Kia đạt doanh số bán xe mới tốt nhất trong các hãng xe tại Anh trong tháng 9 vừa qua.
Xe điện và hybrid có thể được giao sớm hơn bởi các hãng xe đang có xu hướng đẩy mạnh sản xuất những mẫu xe này để hút khách hàng
Lý giải nguyên nhân
Thời gian giao xe đang thực sự vấn đề lớn vào lúc này. Nguyên nhân của việc các hãng không thể giao xe sớm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến việc sản xuất và luân chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bị hạn chế; nhu cầu của khách hàng tăng cao,...
Thậm chí, trang AutoCar còn liệt kê cả những nguyên nhân như một cơn bão mùa đông ở Texas hay việc siêu tàu biển chở container Ever Given đã mắc kẹt ở kênh đào Suez vào tháng 3 vừa qua,...
Tuy vậy, nguyên nhân lớn nhất có lẽ đến từ sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu, vốn đang là vấn đề đau đầu với nhiều hãng xe trong 1 năm trở lại đây. Đồng thời, các nhà nghiên cứu chỉ ra xu hướng ưu tiên hơn cho sản xuất xe điện để sớm chiếm lĩnh thị phần của các hãng cũng là nguyên nhân.
Thế giới đang thiếu hụt chip bán dẫn trầm trọng. (Ảnh: AutoCar)
Theo công ty nghiên cứu ID Tech Ex, việc các hãng xe đẩy mạnh sang sản xuất xe điện hiện nay càng khiến việc khan hiếm chip bán dẫn trầm trọng hơn.
Công ty này tính toán rằng, một chiếc xe điện có số chip nhiều gấp 2,3 lần so với một chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống, do vậy, thời gian chờ đợi của khách hàng nếu đặt hàng các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong ở thời điểm hiện tại sẽ lâu hơn nhiều so với trước đây.
Với tình trạng cung không đủ cầu, việc chiết khấu, giảm giá xe dịp cuối năm của các đại lý chắc chắn không được duy trì như hàng năm.
Sự kéo dài thời gian giao xe còn dẫn tới nhiều hệ luỵ khác như là việc tăng giá thuê xe tự lái bởi nhiều người buộc phải sử dụng dịch vụ này vì không còn sự lựa chọn nào khác.
AutoCar dẫn chứng trường hợp một nam thanh niên ở Anh vừa đặt thuê một chiếc xe cỡ nhỏ Fiat Panda để đi nghỉ ở Ý trong tuần lễ Giáng sinh. Anh ta được báo giá thuê xe là 1.200 bảng Anh (gần 40 triệu đồng) trong khi mức giá hàng năm chỉ là 400 bảng (khoảng hơn 13 triệu đồng).
"Tôi muốn thuê nó chứ không phải mua nó," anh ta hốt hoảng nói với nhân viên của công ty cho thuê xe bởi mức giá quá cao. Tuy vậy, phía công ty này cho biết, ngay từ bây giờ, nếu không đặt nhanh thì cũng không thể thuê được vào thời điểm dịp lễ đến gần do nhu cầu rất lớn.
Bên dưới ca-pô xe điện có gì Không như những chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong, dưới nắp ca-pô xe điện có thể bạn không nhìn thấy môtơ điện. Sự phát triển nhanh chóng của xe điện khiến nhiều người tò mò về điều gì nằm dưới nắp ca-pô của chiếc xe. Thông thường, một chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong, khi mở nắp ca pô,...