Hãng tinReuters:Số ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới vượt ngưỡng 5 triệu
Theo số liệu do hãng tin Reuters công bố sáng 2/10 (theo giờ Việt Nam), số ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới đã vượt qua ngưỡng 5 triệu ca, trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca nhiễm và tử vong tăng cao, chủ yếu ở những người chưa tiêm phòng.
Chuyển thi thể bệnh nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phân tích của Reuters cho thấy, nếu mốc 2,5 triệu ca tử vong đầu tiên đã được ghi nhận trong hơn một năm kể từ khi bùng phát dịch, thì mốc 2,5 triệu ca tiếp theo được ghi nhận chỉ trong 236 ngày. Hơn một nửa số ca tử vong toàn cầu được ghi nhận ở Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga và Mexico. Trong tuần qua, trung bình 8.000 ca tử vong được ghi nhận mỗi ngày trên toàn cầu, tức là 5 ca/phút.
Số liệu của Reuter cao hơn một chút so với số liệu trên trang thống kê worldometers.info. Tính đến 11h00 ngày 2/10 (theo giờ Việt Nam), số ca tử vong trên thế giới theo trang thống kê worldometers.info là 4.805.876 ca.
Reuters dẫn số liệu từ trang thống kê Our World in Data cho thấy hơn một nửa thế giới hiện đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ ở các cấp quốc tế cũng như từng quốc gia.
Trên phạm vi quốc tế, hoạt động hợp tác, chia sẻ vaccine, đặc biệt thông qua cơ chế toàn cầu COVAX, đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về COVID-19, diễn ra ngày 22/9 tại New York (Mỹ) nhân tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), Mỹ thông báo sẽ ủng hộ thêm 500 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cho các nước trên thế giới, nâng tổng số vaccine nước này viện trợ cho quốc tế lên 1,1 tỷ liều.
Nhật Bản cũng cam kết sẽ cung cấp bổ sung 30 triệu liều vaccine phòng COVID-19, qua đó nâng tổng số vaccine viện trợ cho các nước lên 60 triệu liều. Italy tuyên bố cung cấp 45 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trước cuối năm nay, gấp 3 lần cam kết ban đầu.
Tại kỳ họp ĐHĐ LHQ khóa 76, các nhà lãnh đạo thế giới đặt mục tiêu tham vọng, theo đó đến thời điểm tổ chức khóa họp ĐHĐ LHQ năm 2022 sẽ có 70% dân số thế giới được tiêm vaccine. Theo Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, thế giới chỉ có thể đạt được mục tiêu này nếu có ý chí chính trị và tinh thần hợp tác để có thể cùng nhau thích ứng an toàn với COVID-19.
Cặp vợ chồng Mỹ bị đuổi khỏi nhà hàng vì vẫn đeo khẩu trang
Nhà hàng ở Texas cấm khách đeo khẩu trang, trong khi cặp vợ chồng giải thích họ chỉ muốn bảo vệ con trai 4 tháng tuổi bị suy giảm miễn dịch trước đại dịch Covid-19.
Ngày 10/9, Natalie Wester và chồng cô, Jose Lopez-Guerrero, cùng nhóm bạn đến dùng bữa tại một nhà hàng và quán bar ở thành phố Rowlett (bang Texas, Mỹ).
Video đang HOT
"Chúng tôi mới có con và đang ở giữa một đại dịch. Nhưng tối hôm đó, mẹ tôi đã có mặt để giữ hộ con cho chúng tôi ra ngoài. Sống trong thời dịch, bị cô lập và phải tránh xa mọi người là một vấn đề lớn đối với sức khỏe tinh thần của chúng tôi", Wester nói với CNN .
Cặp vợ chồng cho biết họ có một con trai 4 tháng tuổi bị xơ nang (rối loạn di truyền ảnh hưởng chủ yếu đến phổi). Cả hai thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn, làm những gì tốt nhất cho gia đình mình, bao gồm cả việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, trừ lúc ăn uống.
Tuy nhiên, nhà hàng họ ghé thăm, Hang Time Sports Grill & Bar, có quy định không đeo khẩu trang. Vợ chồng Wester cho biết họ không biết về yêu cầu này.
"Khoảng 30 phút sau, nhân viên phục vụ của nhà hàng đến nói với chúng tôi rằng quản lý của họ đang ở trong bếp. Và anh ấy không tin vào khẩu trang, cũng không chấp nhận việc khách đeo nó trong nhà hàng", Wester kể.
Natalie Wester và Jose Lopez-Guerrero cho biết họ luôn đeo khẩu trang ở nơi công cộng để bảo vệ con trai 4 tháng tuổi bị xơ nang. Ảnh: Natalie Wester Guerrero.
Cuối cùng, cặp vợ chồng bị đuổi khỏi nhà hàng vì không chấp nhận tháo khẩu trang. Họ lo lắng việc làm đó có thể gây nguy hiểm cho con trai bị suy giảm miễn dịch ở nhà.
Trong khi đó, Tom, chủ nhà hàng, cho biết: "Tôi đã đổ máu, mồ hôi, nước mắt của mình vào công việc kinh doanh này và tôi không muốn có bất kỳ chiếc khẩu trang nào ở đây. Tôi cảm thấy phản ứng của người Mỹ với khẩu trang bây giờ thật nực cười".
Tháo khẩu trang hoặc rời đi
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo đeo khẩu trang ở nơi công cộng, ngay cả đối với những người đã được tiêm chủng nếu họ đang ở trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc trong gia đình có thành viên bị suy giảm hệ miễn dịch.
Còn những người chưa tiêm phòng được khuyến khích đeo khẩu trang ở những không gian công cộng trong nhà cho đến khi được tiêm chủng đầy đủ.
Tuy nhiên, ở Texas, lệnh đeo khẩu trang đã được dỡ bỏ. Ngày 10/3, Thống đốc Greg Abbott tuyên bố xóa bỏ các quy định giới hạn và cho biết doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực được phép hoạt động với 100% công suất.
Khi bước vào nhà hàng ở Rowlett, Wester nhớ mình đã được nhân viên yêu cầu tháo khẩu trang nhưng cô lầm tưởng rằng họ chỉ muốn đối chiếu khuôn mặt cô với giấy tờ tùy thân.
"Khi chúng tôi đi vào nhà hàng, nhạc rất lớn và nhân viên tiếp tục yêu cầu tháo khẩu trang, nhưng thành thật tôi chỉ nghĩ họ muốn kiểm tra ID của chúng tôi".
Nhiều người đi bộ ở Las Vegas không đeo khẩu trang vào tháng 4/2021. Ảnh: AP.
Sau khi nhân viên phục vụ chuyển lời của quản lý nhà hàng và buộc cặp vợ chồng bỏ khẩu trang hoặc rời đi ngay lập tức, Wester mới thực sự hiểu vấn đề và gần như "không nói nên lời".
Cặp vợ chồng đã cố giải thích rằng họ đã trả tiền ăn, đồng thời có con nhỏ ở nhà bị bệnh xơ nang, nhưng nhân viên nhà hàng không hề mảy may cân nhắc.
Mặc dù đã tiêm phòng, bất cứ lúc nào ra khỏi nhà, vợ chồng Wester đều đeo khẩu trang. Tuy nhiên rắc rối lần này khiến họ rất e ngại.
"Chúng tôi sẽ phải đối mặt với trường hợp tương tự khi chiếc khẩu trang đã bị biến thành câu chuyện chính trị chứ không còn là vấn đề khoa học.
Nó khiến tôi nhận ra rằng có lẽ tôi không nên ra ngoài nữa, ít nhất không phải ở đây, ở Texas, không phải lúc này. Vì đó không còn là môi trường tốt".
Phân biệt đối xử
Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra các biện pháp bảo vệ đối với người Mỹ dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, khuyết tật, tôn giáo, tình trạng gia đình, nguồn gốc quốc gia và quyền công dân, nhưng không đưa ra bất kỳ biện pháp bảo vệ cụ thể nào liên quan đến đeo khẩu trang.
Theo luật liên bang, các doanh nghiệp tư nhân có thể áp đặt bất kỳ quy tắc nào đối với khách hàng của họ, miễn là họ không phân biệt đối xử dựa trên những điều đã nêu, phó giáo sư Emily Berman của Trung tâm Luật Đại học Houston nói với CNN .
Như vậy, các doanh nghiệp có thể cấm sử dụng khẩu trang. Tuy nhiên, có hai trường hợp đặc biệt cần lưu ý.
Một phụ nữ đeo khẩu trang khi bước vào Disney Store ở Quảng trường Thời đại của New York, hôm 27/7. Theo khuyến cáo của CDC, những người Mỹ được tiêm chủng đầy đủ vẫn nên đeo khẩu trang vì biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao. Ảnh: Reuters.
Thứ nhất, nếu một người có tình trạng thể chất khiến họ đặc biệt dễ bị nhiễm Covid-19 (hoặc sống với người dễ bị lây nhiễm), thì tình trạng đó có thể được coi là khuyết tật, theo bà Berman.
"Nếu vậy, có thể lập luận rằng việc buộc người đó phải cởi khẩu trang hoặc rời khỏi nơi nào đó sẽ cấu thành sự phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật".
Thứ hai, chính quyền tiểu bang và địa phương thường mở rộng danh sách các danh mục bị cấm phân biệt đối xử. "Vì vậy, những thứ như mang thai, tình trạng chuyển giới, tình trạng hôn nhân... cũng được bảo vệ ở một số khu vực pháp lý nhất định, có nghĩa là các quy tắc ở mỗi nơi mỗi khác".
Trong trường hợp của Wester, cô không có ý định khởi kiện nhà hàng.
Mục tiêu của cô khi chia sẻ câu chuyện của mình là khuyến khích chủ nhà hàng xem xét lại quy định và khuyên các khách hàng khác nên cân nhắc việc đến dùng bữa ở những nơi như thế này.
COVID-19 tới 6h sáng 20/9: Thế giới vượt 229 triệu ca mắc; Ca tử vong mới ở Nga cao nhất Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 346.000 ca bệnh COVID-19 và trên 5.600 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 229 triệu ca, trong đó trên 4,7 triệu ca tử vong. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân tử vong do COVID-19 tới nhà xác bệnh viện ở...