Hãng tin Nga xuyên tạc, vu khống VN: Láo xược, bậy bạ
Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nga nói bài báo Nga xuyên tạc lịch sử Việt Nam là “ láo xược và bậy bạ”.
Xuyên tạc, bóp méo lịch sử
Những ngày qua, hãng tin RIA Novosti, một trong những hãng thông tấn lớn nhất nước Nga, đã gây thất vọng sâu sắc khi đăng bài báo “Những thỏa thuận giữa Matxcơva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” của nhà báo Dmitri Kosyrev.
Ông Hồ Anh Dũng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nga
Bài báo này nêu ra nhiều nhận định xuyên tạc về lịch sử Việt Nam và mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đáng chú ý, Dmitri Kosyrev lại là một nhà báo chuyên về khu vực Đông Nam Á và là nhà bình luận chính trị có tiếng tại nhiều tờ báo uy tín của Nga.
Ông Hồ Anh Dũng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nga, nguyên Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, cho biết, bài báo của Dmitri Kosyrev đề cập tới một số vấn đề như quan hệ Nga Trung, về Ukraine và một số vấn đề khác.
Ngoài ra, bài báo còn có một vấn đề khiến bạn đọc Việt Nam quan tâm là lịch sử Việt Nam. Bài báo có đoạn: “Tại sao Việt Nam lại là Ukraine của Trung Quốc: đó là lịch sử lâu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 – thì không còn. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều công sức để chứng tỏ: Việt Nam – không phải Trung Quốc.”
Ông Dũng nhận định, những vấn đề lịch sử mà nhà báo này cố tình nhầm lẫn hoặc là không hiểu biết khiến cho bạn đọc hết sức ngạc nhiên và căm phẫn vì cố tình bóp méo xuyên tạc sự thật.
Ngoài ra, bài báo có một đoạn viết “Mỹ và phương Tây muốn có một Ukraine láng giềng “làm khó” cho Liên bang Nga và tương tự như vậy, Mỹ và phương Tây muốn đẩy Việt Nam, Philippines đi đến chỗ “quấy phá” Trung Quốc.” Từ đó, Dmitry Kosyrev cho rằng trường hợp Việt Nam đối với Trung Quốc cũng có những chuyện rất giống như Ukraine đối với Nga.
“Đây là nhận định rất là sai lầm, tôi dùng từ láo xược và bậy bạ.”, ông Dũng nói.
Bài báo của Dmitri Kosyrev trên tờ RIA Novosti
Video đang HOT
Theo ông Dũng, tình hình Việt Nam và Ukraine khác hẳn, không có gì giống nhau. Những ngày qua, Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến Nhân dân Việt Nam hết sức phẫn nộ.
Hành động xâm lấn của Trung Quốc đã vi phạm cam kết, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân hai nước, hoàn toàn không tuân thủ Công ước về luật biển 1982 mà họ đã ký kết. Việt Nam dù có thời kỳ bị Bắc thuộc nhưng trước và sau đó luôn độc lập với Trung Quốc và đã đánh đuổi nhiều đời Trung Quốc xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì thế, không thể so Việt Nam với Ukraine được.
Tôi rất lấy làm tiếc khi một tờ báo như RIA-Novosti lại cho đăng tải bài báo như vậy, theo như thông tin từ đại sứ quán Nga, đây chỉ là ý kiến cá nhân của phóng viên đó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
Ông Dũng cho biết, một chuyên gia về Nga gọi đây là “cơn đau đầu” của nhà báo Dmitry Kosyrev. “Tuy nhiên, tôi không biết nhà báo này có đau đầu thật không hay ông ấy tỉnh táo và cố tình xuyên tạc. Rõ ràng nhận xét như thế rất sai lệch, bậy bạ. Bạn đọc Việt Nam đọc sẽ rất căm phẫn”, ông Dũng nói.
Ông Dũng nhận định, không biết mục đích của nhà báo này là gì nhưng riêng bài báo của ông phần nào đó có thể nói là phá hoại tình cảm rất tốt đẹp giữa tình cảm của nhân dân Việt Nam và nhân dân Nga.
Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng biên tập tạp chí Bạch Dương, cho rằng Dmitry Kosyrev đã rất thô bạo khi nói vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc chỉ cách bờ biển nước này 27km và cách bờ biển Việt Nam 241km. Ông Phát cho rằng đây là những lời lẽ không thể chấp nhận được.
Ông Phát nhận định dường như Dmitry Kosyrev chỉ “nghiên cứu” tài liệu của một phía và có sẵn định kiến một chiều để “trình làng” những đánh giá nhầm lẫn, chủ quan của mình.
“Không khi nào phản bội”
Ông Dũng cho biết, năm 2015 là năm kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Liên Xô trước đây và bây giờ là giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Đây cũng là 65 năm ngày thành lập Hội Hữu nghị Việt Xô. Việc thành lập Hội này là sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
“Đây là tình cảm rất tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc, trải qua bao nhiêu biến cố, thách thức của lịch sử nên tôi mong không ai làm gì đi ngược với điều đó, càng không nên làm xấu hoặc bôi nhọ, phá hoại điều thiêng liêng đó”, ông Dũng nói.
Cuối năm 2013 khi thăm Việt Nam, Tổng thống Putin có một bài viết nói tình hữu nghị Việt Nga là tình hữu nghị được thử thách. Bài viết được đăng tải trên các báo nước Nga và Việt Nam.
Trong đó, Tổng thống Putin cho rằng tình hữu nghị đã được thử thách qua nhiều biến cố của thời gian. Tổng thống nói: “Còn một điều mãi không bao giờ thay đổi là biết trân trọng sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi của các đối tác không khi nào phản bội”.
Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nga cho biết, tình hữu nghị đó là một sự thật lịch sử, và mong sẽ không bao giờ có sự phản bội.
Theo Khám phá
Nghị sỹ Nga nói về vai trò của Nga trong tranh chấp Biển Đông
Ông Levchenko A.G, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam, Duma Quốc gia Nga trả lời phỏng vấn về dư luận Nga với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. - Thưa ông Levchenko, ông đánh giá thế nào về hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông?
Ông Levchenko A. G.: Hành động của Trung Quốc đã vi phạm một loạt các thỏa thuận quốc tế và song phương mà nước này đã ký.
Ông Levchenko A. G., Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam thuộc Duma Quốc gia Nga. (Ảnh: Cao Cường/Vietnam )
Dĩ nhiên chúng tôi không ủng hộ hành động này và cho rằng mọi xung đột, nhất là những gì liên quan đến lịch sử cần phải được giải quyết trên cơ sở đàm phán chứ không phải dùng vũ lực. Cá nhân tôi cho rằng việc đảm bảo an ninh năng lượng của từng quốc gia là quan trọng, song không phải vì thế mà gây xung đột với quốc gia khác, làm căng thẳng tình hình và xa hơn nữa là khiến người dân phải chịu thiệt hại.
- Ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?
Ông Levchenko A. G.: Như tôi đã nói ở trên, hành động của Trung Quốc vi phạm một loạt thỏa thuận quốc tế và song phương, cả những gì được ghi nhận bằng văn bản lẫn thỏa thuận miệng. Chúng tôi ủng hộ và mong muốn tất cả các nước liên quan có thể đi đến một giải pháp chính thức nào đó để phân chia rõ ràng chủ quyền của từng nước ở Biển Đông. Tuy nhiên, đáng tiếc là tình hình hiện nay lại có vẻ đi theo một chiều hướng khác. Tôi muốn lưu ý rằng bất cứ quốc gia nào toan tính sử dụng vũ lực đều phải ý thức được một hành động đáp trả tương xứng, nếu không trực diện thì cũng ở một phương diện khác. Hành động hiện nay của Trung Quốc chỉ làm tình hình căng thẳng hơn chứ không đưa đến một giải pháp nào.
- Vậy theo ông, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam cần làm gì?
Ông Levchenko A. G.: Tôi cho rằng nếu xuất phát từ thực tiễn và khả năng của tất cả các bên liên quan thì có vài phương án có thể xảy ra. Thứ nhất, nếu căng thẳng bị đẩy lên quá mức thì lãnh đạo tất cả các nước liên quan sẽ phải thể hiện ý chí chính trị để chấm dứt leo thang xung đột. Tuy nhiên đây là vấn đề lý thuyết vì không phải lúc nào và ở đâu cũng có thể làm được như vậy. Vì vậy, trong khi tình hình còn đang trong tầm kiểm soát thì tất cả các cấp chính quyền của Việt Nam cần phối hợp với người dân tìm ra sáng kiến xử lý vấn đề.
Bên cạnh đó, như chúng ta đã nói, ở đây có một loạt thỏa thuận đã bị vi phạm, như vậy có nghĩa là pháp luật quy định chưa thực sự chặt chẽ. Và như vậy Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Trung Quốc có thể ngồi lại với nhau để xem xét lại vấn đề này.
Nhóm nghị sỹ hữu nghị chúng tôi nói riêng và Duma quốc gia nói chung sẵn sàng đóng vai trò tư vấn cho các bên nếu được yêu cầu. Nga và Việt Nam có truyền thống hữu nghị lâu đời và gắn kết với nhau tương đối chặt chẽ, vì vậy chúng tôi hết sức lo ngại trước tình hình hiện nay. Tóm lại, theo tôi, chúng ta cần sử dụng tất cả các kênh có thể để tác động tích cực lên tình hình.
- Theo ông, Nga có vai trò như thế nào trong cuộc khủng hoảng hiện nay?
Ông Levchenko A. G.: Chúng tôi hiểu giữa Nga và Việt Nam có quan hệ hữu nghị lâu đời và truyền thống tương thân tương ái. Song trong bối cảnh hiện nay Nga bị rơi vào tình thế khó khăn, bởi nếu Nga lên tiếng thiên về bất cứ bên nào thì cũng khiến bên kia không hài lòng và chỉ góp phần đẩy xung đột lên cao. Vì vậy, chúng tôi chưa nhìn thấy giải pháp ở đây mà cho rằng lối thoát nằm ở chỗ khác. Lối thoát là các bên ngồi vào bàn đàm phán và Nga tham gia với tư cách quan sát viên hoặc trung gian đối thoại. Tôi sẵn sàng thực hiện sứ mệnh này để giúp các bên tìm được tiếng nói chung.
- Như chúng ta đã biết, trong mỗi thời kỳ khó khăn của lịch sử, nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ kịp thời và to lớn của nhân dân Nga, vậy truyền thống này có được tiếp tục?
Ông Levchenko A. G.: Tất nhiên Nga luôn có hình thức giúp đỡ Việt Nam. Sự giúp đỡ của chúng tôi không trực tiếp mà thể hiện ở nỗ lực ngăn chặn không để xảy ra xung đột quân sự. Tôi nghĩ rằng không chỉ Nga mà tất cả các nước đều không thể khoanh tay đứng nhìn nếu lợi ích hợp pháp của một nước nào đó bị xâm phạm, nếu mạng sống người dân bị đe dọa.
Chúng tôi rất mừng vì trong những năm gần đây Nga bắt đầu tăng bán vũ khí cho Việt Nam. Các hình thức hợp tác giữa hai đất nước chúng ta cũng được liên tục tăng cường và mới đây đã được nâng lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Nếu nói về hợp tác kỹ thuật-quân sự thì hai chiếc tàu ngầm mới được chúng tôi bàn giao cho Việt Nam gần đây đã nói lên rằng Nga mong muốn giúp Việt Nam củng cố quốc phòng để chống lại các thách thức an ninh quốc gia.
Chúng tôi cũng tích cực hợp tác kinh tế-thương mại, năng lượng với Việt Nam và có nhiều hình thức tiếp xúc giữa hai cơ quan lập pháp, hành pháp... Như vậy có thể nói bằng hợp tác nhiều mặt, Nga đã gián tiếp giúp Việt Nam trở thành quốc gia hùng mạnh ở khu vực.
- Theo ông, giả sử vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) thuộc khu vực mà Việt Nam và Liên bang Nga đang có hoạt động hợp tác khai thác thì phản ứng của Nga sẽ thế nào?
Ông Levchenko A. G.: Tôi cho rằng nhiệm vụ trước hết của chúng ta là không để xung đột tiếp tục leo thang. Chúng ta không thể thụ động ngồi nhìn Trung Quốc đưa hết giàn khoan này đến giàn khoan khác, tàu chiến này đến tàu chiến khác ra biển. Các anh với tư cách những người làm truyền thông cần lên tiếng dư luận mạnh mẽ để buộc những người cầm quyền phải ngồi vào bàn đàm phán. Còn chúng tôi là những nhà lập pháp cũng cần phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan nhằm đưa ra các quy định, chế tài chặt chẽ để không ai phải thắc mắc đây là lãnh thổ của quốc gia này hay quốc gia khác.
Tôi không nghĩ rằng tình hình sẽ phát triển theo hướng anh giả thiết và hy vọng các nhà lãnh đạo tất cả các nước liên quan sẽ ngồi lại với nhau và ký một văn bản nào đó có giá trị cao về pháp lý đối với vấn đề Biển Đông.
Xin cảm ơn ông!
Vietnam
Theo_VTC
Việt Nam xác lập chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa từ thế kỉ 17 Trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông tại Bộ Ngoại giao chiều 23/5, một video clip được trình chiếu đã thể hiện đầy đủ, thuyết phục những căn cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ nhiều thế kỷ trước. Đoạn video clip dù chỉ kéo dài khoảng 3...