Hãng tin Nga: Việt Nam ưu tiên cho Nga dùng cảng Cam Ranh
Đại sứ Việt Nam tại Moscow đã cam kết Việt Nam sẽ ưu tiên cho Nga sử dụng quân cảng Cam Ranh, nhật báo Nezavisimaya (Nga) dẫn hãng tin Itar-tass cho biết. Thời báo Hoàn Cầu sau đó đã có bài bình luận xuyên tạc rằng Việt Nam muốn dùng cảng Cam Ranh như “mồi nhử” để đổi lấy sự hậu thuẫn giúp chống lại Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Tàu ngầm Kilo HQ183 TP. Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh vào ngày 22.3 – Ảnh: Nguyễn Chung
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Itar-tass (Nga) hôm 19.6, Đại sứ Việt Nam Phạm Xuân Sơn đã thông báo về cam kết nói trên, một ngày trước khi 3 chiếc tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hoàn tất cung cấp hậu cần và sửa chữa tại cảng Cam Ranh.
Đại sứ Sơn nói rằng Việt Nam và Nga vẫn đang thảo luận về việc thành lập một liên doanh cung cấp các dịch vụ bảo trì cho các phương tiện dân sự lẫn quân sự tại cảng Cam Ranh, Nezavisimaya dẫn Itar-tass cho biết.
Ngoài ra, đại sứ Việt Nam cũng nói với truyền thông Nga rằng 95% vũ khí của Việt Nam được mua từ Nga, đồng thời khẳng định 2 nước hiện đang hợp tác trong lĩnh vực thăm dò dầu khí và sản xuất trực thăng…, theo bản tin của Itar-tass do Nezavisimaya dẫn lại cho hay.
Video đang HOT
Bình luận về thông tin từ Itar-tass, học giả Trung Quốc Xu Liping nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng Bắc Kinh sẽ không để yên cho Việt Nam mua vũ khí từ Mỹ hoặc để cho Nga kiềm chế Trung Quốc tại biển Đông.
Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn dẫn nhận định được cho là của các chuyên gia giấu tên Nga nói rằng Việt Nam đang cố “hâm nóng quan hệ” với Nga vì Việt Nam “không đủ khả năng tự đối đầu với Trung Quốc” trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa tại biển Đông.
Theo TNO
Nga chờ đợi trở lại cảng Cam Ranh
Theo thông tin từ Đài Tiếng nói nước Nga, Hà Nội và Moscow có thể tiến hành thảo luận mở trạm đảm bảo hậu cần Hải quân tại cảng Cam Ranh.
Quân cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao
Theo đó, ngày 11/11, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn thông báo của Interfax-AVN dựa theo các nguồn tin quân sự - ngoại giao cho biết, trong tương lai gần Nga và Việt Nam có thể thỏa thuận về việc mở Trạm đảm bảo hậu cần của Hải quân Nga tại cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Nguồn tin trên cho biết thêm, Cam Ranh có thể trở thành hải cảng thân thiện, nơi mà trên hành trình từ căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương đến vịnh Aden và hướng ngược lại khi thực thi nhiệm vụ, các tàu chiến của Hải quân Nga sẽ có thể ghé vào một cách hợp pháp để tiếp nhiên liệu dự trữ và sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật.
Việc Nga trở lại Cam Ranh được báo chí nước ngoài đặc biệt quan tâm, nhất là sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 3/2013 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shogui.
Tờ Quốc phòng Trung Quốc hồi đầu tháng 3/2013 có bài viết về vấn đề này cho biết, trọng tâm chuyến thăm của ông Sergei Shogui là để khảo sát và nghiên cứu để khởi động lại căn cứ hải quân Cam Ranh; 2 nước Nga - Việt có thể ký thỏa thuận để tàu chiến Nga đi vào Cam Ranh. Trước mắt, quan chức 2 nước đang trao đổi, thương lượng về môi trường để Hải quân Nga đưa trang thiết bị và quân nhân đến đóng tại đây.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, tham vọng của Nga với quân cảng Cam Ranh còn rất lớn.
Cùng chung nhận định này, Tờ Thời báo Hoàn cầu - một ấn bản của tờ Nhân dân nhật báo thuộc đảng cộng sản Trung Quốc cho biết, theo tiết lộ của thượng tướng Ivashov, người từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác quốc tế Bộ quốc phòng Nga cho rằng, rất có thể trong khi đang ở Việt Nam ông Shogui đã bí mật thảo luận với Việt Nam về khả năng quân đội Nga xây dựng lại căn cứ quân sự ở Cam Ranh, hơn nữa không chỉ là căn cứ hải quân dưới hình thức trạm đảo bảo kỹ thuật trang thiết bị mà còn có thể xây dựng căn cứ không quân để triển khai hậu cần và phân đội tác chiến của lực lượng không quân chiến lược của Nga ở sân bay bên cạnh cảng Cam Ranh.
Các chuyên gia Nga cho biết, Nga hoàn toàn cần thiết phải xây dựng lại căn cứ quân sự ở Cam Ranh vì như vậy mới có thể củng cố chắc chắn địa vị chiến lược của Nga ở Đông Nam Á.
"Nhìn từ góc độ Việt Nam, việc Nga đóng quân trở lại ở Cam Ranh là có nhiều khả năng", tờ Thời báo hoàn cầu bình luận.
Thời báo hoàn Cầu nhấn mạnh, việc trở lại Cam Ranh sẽ tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng của hạm đội Thái Bình Dương của Nga từ đó ảnh hưởng của Nga đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng được nâng lên đáng kể và có tác động rất lớn tới những biến động tại khu vực Biển Đông và từ đó phát huy vai trò để "nước nhỏ có thể đương đầu được với nước lớn".
Về vị trí địa lý, vịnh Cam Ranh là cảng tự nhiên đẹp nổi tiếng thế giới, có khả năng khống chế tuyến đường biển từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương. Vị trí chiến lược như vậy rất quan trọng.
Báo chí Nga cho biết, việc xây dựng căn cứ hải quân ở Cam Ranh vẫn còn những tiếng nói bất đồng trong nội bộ Nga nhưng việc đưa một số lượng quân nhất định cùng với kỹ thuật, nguyên vật liệu đến đóng lâu dài thì lại được đa số ủng hộ.
Hồi đầu tháng 8/2013, trước khi chuyến thăm Liên bang Nga được thực hiện, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trả lời ITAR-TASS rằng: "Việt Nam dự định thành lập một trung tâm dịch vụ quốc tế hoạt động độc lập tại Cam Ranh".
Trung tâm này, theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, sẵn sàng tiếp nhận các tàu thương mại và tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới, họ có thể đi đến Việt Nam để sửa chữa, bảo trì. Trung tâm này sẽ được điều hành hoạt động trên cơ sở thương mại, dự kiến tại đây cũng sẽ cung cấp các dịch vụ giải trí, chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho các nhân viên hải quân nước ngoài.
Theo Xahoi
Hơn 200 ngàn người bỏ phiếu đòi dân chủ cho Hồng Kông Hơn 200 ngàn người đã bỏ phiếu đòi dân chủ tại Hồng Kông chỉ vài giờ sau khi một cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến không chính thức được phát động vào hôm 21.6, một động thái khiến giới lãnh đạo Trung Quốc lo lắng, Reuters cho biết. Hàng trăm người ủng hộ dân chủ cầm biểu ngữ kêu gọi người dân...