Hãng tin châu Âu đánh giá cao chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày 22/11, hãng tin châu Âu Euro Presse Image ( www.epi-agency.com ) đã có bài viết đưa ra các đánh giá tích cực về chuyến thăm Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung tâm Văn hóa Thương mại Hà Nội – Moskva, chiều 23/11 (ảnh: Trí Dũng – TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, bài báo nhấn mạnh, thời gian qua, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – LB Nga ngày càng phát triển sâu rộng và hiệu quả. Quan hệ chính trị tốt đẹp với độ tin cậy cao tiếp tục được tăng cường thông qua trao đổi đoàn các cấp, trong đó có cấp cao nhất, giữa các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức xã hội hai nước, tạo nền tảng và động lực thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Bài báo cũng cho rằng chuyến thăm nhằm mục tiêu củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong các lĩnh vực như chính trị, an ninh, kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch hàng không. Đặc biệt, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo tiền đề cho việc Việt Nam trở thành đối tác đầu tiên ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Hải quan (Nga – Kazakhstan – Belarus) trong năm 2015.
Video đang HOT
Đề cập đến hợp tác song phương trong các lĩnh vực năng lượng, bài báo khẳng định các dự án trong lĩnh vực dầu khí đang được triển khai hiệu quả tại Việt Nam và Nga, đem lại nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách cả hai nước. Hai bên cũng đạt thỏa thuận tiếp tục hợp tác trong việc xây mới và hiện đại hóa các nhà máy điện ở Việt Nam, trong đó có nhà máy điện nguyên tử đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận.
Liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, bài báo viết: Việt Nam và Nga có nhiều điểm tương đồng và gần gũi trên hầu hết các vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng. Hai nước duy trì tốt cơ chế hợp tác chặt chẽ, phối hợp hành động và ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là tại Liên hợp quốc ( LHQ), góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia của mỗi nước cũng như tăng cường và củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm LB Nga và Belarus từ ngày 23 đến 28/11.
Theo TTXVN/Tin tức
Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua báo cáo của Việt Nam
Hội đồng Nhân quyền LHQ đã chính thức thông qua báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam.
Như vậy, sau gần 5 tháng kể từ khi Việt Nam bảo vệ thành công báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, khóa 26 Hội đồng Nhân quyền tại Geneva chiều ngày 20/6 đã chính thức thông qua UPR chu kỳ II của Việt Nam.
Theo TTXVN, báo cáo được thông qua trong bối cảnh quyền con người tiếp tục được các nước và dư luận quốc tế quan tâm.
Phát biểu tại phiên họp thông qua báo cáo của Nhóm làm việc UPR đối với Việt Nam, Đại sứNguyễn Trung Thành - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đồng thời cũng là Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đã có một cuộc đối thoại tích cực và xây dựng với 106 quốc gia trong phiên họp lần thứ 18 của Nhóm làm việc về UPR ngày 5/2/2014 và đã nhận được tổng cộng 227 khuyến nghị.
Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam khẳng định Việt Nam đã có sự tiến bộ ở 3 hoặc 4 trong 9 lĩnh vực mà Mỹ trông đợi được cải thiện.
Trong một diễn biến có liên quan, tại phiên điều trần ở Thượng viện, Theodore Osius III (Ted Osius), tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam khẳng định đã có sự tiến bộ ở 3 hoặc 4 trong 9 lĩnh vực mà Mỹ trông đợi được cải thiện, trong đó gồm có quyền của người lao động, đối xử với người tàn tật, tạo nhiều không gian hơn cho xã hội dân sự và nhà thờ hoạt động.
Do vậy, ông Osius khẳng định "có thể đã đến lúc bắt xem xét khả năng dỡ bỏ lệnh cấm vận" nhưng ở nhịp độ mà Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện và Việt Nam cảm thấy thuận tiện.
Hiện thỏa thuận hợp tác hạt nhân giữa Việt Nam với Mỹ cũng đang chờ đợi sự phê chuẩn của Quốc hội nước này.
Theo VNE
Nga chưa vội đáp trả trừng phạt của phương Tây Hiện Nga chưa cần đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, song Moskva có thể xem xét việc tham gia của các công ty phương Tây vào nền kinh tế của Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, nếu các lệnh trừng phạt tiếp diễn. Đó là lời cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đưa ra ngày...