Hãng The North Face bị tố dùng logo không xin phép
Nghệ sĩ Futura đã nộp đơn kiện thương hiệu thời trang vì sử dụng logo trong quảng cáo giống với thiết kế của ông.
Theo The Fashion Law , nghệ sĩ đường phố Leonard McGurr (hay còn được biết với tên Futura) gần đây kiện The North Face do sao chép thiết kế hình nguyên tử đặc trưng ông sử dụng trong tác phẩm có tên “Futurelight”.
Dòng sản phẩn đang gây tranh cãi là áo chống thấm nước dành cho các hoạt động ngoài trời, được thương hiệu cho ra mắt vào năm 2019.
Theo đơn kiện, nghệ sĩ graffiti tố việc nhãn hàng sử dụng tên và biểu tượng gần như giống hệt với hình vẽ của mình nhằm mục đích thu lợi.
Logo Futurelight của The North Face và thiết kế của Futura trên bộ trò chơi ghép hình. Ảnh: Page Six.
Trong đơn còn ghi: “Dù thương hiệu đã có lần hợp tác sản xuất quần áo với Futura, họ không cố gắng xin phép hoặc thậm chí thông báo cho nghệ sĩ trước khi sử dụng rộng rãi logo trong chiến dịch quảng cáo trị giá 20 triệu USD”.
Nam nghệ sĩ yêu cầu bồi thường thiệt hại, muốn thương hiệu Mỹ ngay lập tức thu hồi, xóa tất cả sản phẩm vi phạm khỏi thị trường.
“Tôi chưa bao giờ kiện trước đây. Tôi không muốn làm điều này nhưng không còn lựa chọn nào khác. Cảm ơn mọi người vì sự hỗ trợ. Tôi nhận ra tầm quan trọng của việc đấu tranh vì cộng đồng nghệ sĩ, bởi họ đã sát cánh bên tôi trong suốt cuộc đời”, Leonard McGurr chia sẻ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, luật sư cố vấn của nghệ sĩ graffiti còn viết trong đơn rằng việc đăng ký nhãn hiệu của The North Face sẽ tiếp tục gây tổn thương cho Futura. Người hâm mộ sẽ nhầm lẫn hàng hóa của thương hiệu được thiết kế khi cộng tác với ông.
Hình ảnh quảng cáo của thương hiệu thời trang. Ảnh: The North Face.
Ngoài thương hiệu Mỹ, Futura từng có cơ hội làm việc với các nhãn hàng như Nike, Uniqlo, Comme des Garons…
Futura tự mô tả bản thân là người tiên phong trong nghệ thuật graffiti và nghệ thuật đường phố. Ông cũng tuyên bố rằng mình trở nên nổi tiếng với hình nguyên tử. Trong suốt sự nghiệp, ông đã dùng hình ảnh này như biểu tượng truyền thống.
Leonard McGurr bắt đầu sự nghiệp vào thập niên 70. Tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều phòng triển lãm. Gần đây, ông có buổi biểu diễn tại Eric Firestone Gallery (New York, Mỹ) và được mệnh danh là “vua của graffiti”.
Người phụ nữ Trung Quốc làm quần áo từ da cá
You Wenfeng có kỹ năng đặc biệt của dân tộc Hezhen - những người được mệnh danh "hậu duệ tiên cá".
Theo South China Morning Post, quần áo làm từ da cá truyền thống của người dân Hezhen (Trung Quốc) có thể thu hút ngành thời trang toàn cầu.
You Wenfeng là một trong số ít người biết cách sản xuất quần áo từ da cá. Bà là người dân tộc thiểu số Hezhen - vốn sở hữu kỹ năng đặc biệt làm trang phục bằng chất liệu thiên nhiên.
You Wenfeng học kỹ thuật may da cá từ mẹ - người giữ lửa cho nghề truyền thống của dân tộc Hezhen suốt những năm tháng chiến tranh. Ảnh: Reuters.
Trong lịch sử, người Hezhen sống miệt mài, lặn lội trên sông Hắc Long Giang (Heilong). Họ được gọi là "hậu duệ của nàng tiên cá".
You Wenfeng (68 tuổi) đến từ thành phố Đồng Giang, phía Đông Bắc Trung Quốc. Bà sinh ra trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. Nhiều người thân của bà bị đưa vào các trại lao động khi Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu (Trung Quốc) vào những năm 1930 và 1940.
Wenfeng nói: "Nhiều gia tộc Hezhen đã bỏ mạng. Mẹ tôi may mắn sống sót để truyền lại kiến thức làm quần áo từ da cá cho tôi".
Người Hezhen đã xây dựng, phát triển dân số từ 300 lên 5.000 người sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Truyền thuyết kể họ là hậu duệ của nàng tiên cá nhờ kỹ năng sống thành thục ở vùng sông nước.
Chiến tranh cũng không thể làm suy tàn văn hóa làm đồ may mặc từ da cá chép, cá chó và cá hồi của người Hezhen.
Phụ nữ người Hán học cách làm quần áo từ da cá dưới sự hướng dẫn của You Wenfeng. Ảnh: Reuters.
You Wenfeng lo sợ truyền thống cổ xưa bị mai một bởi nhu cầu mua sắm hiện đại.
Hiện nay, thế hệ trẻ Trung Quốc ít quan tâm đến việc học nghề này. Bên cạnh đó, quần áo da cá cũng không còn xuất hiện thường xuyên trong đời sống của người Hezhen.
Nhận thức được điều đó, bà Wenfeng quyết định chia sẻ kiến thức với phụ nữ người Hán ở Đồng Giang. Bà sẵn sàng dạy cho những ai muốn học nghề truyền thống này.
Một chiếc áo hay quần dài cho phụ nữ cần 50 con cá. Trong khi đó, đồ của đàn ông cần 56 con.
Cá được lột da và làm khô. Sau đó, da cá được làm mềm bằng một loại máy ép thô sơ. Quá trình này mất một tháng và việc may cần thêm 20 ngày.
Da cá được may bằng kim thêu hiện đại và sợi chỉ cotton. Ảnh: Reuters.
Chất liệu da động vật thủy sinh kỳ lạ trên từng "lọt vào mắt xanh" của các nhà thiết kế thời trang quốc tế làm việc cho Dior, Prada. Thỉnh thoảng, họ đưa nó vào sản xuất quần áo và phụ kiện.
Tuy nhiên, loại chất liệu này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi.
Độc lạ: Những bậc thang được trang trí độc đáo đánh lừa mắt người nhìn, chứng minh sức sáng tạo của con người là vô hạn Những bậc cầu thang này được thiết kế, tô vẽ cực hút mắt và sống động khiến những người đi bộ vô cùng thích thú. Các nghệ sĩ đường phố ở khắp nơi trên thế giới đã tạo nên những tác phầm tuyệt vời tại bất cứ vị trí nào mà họ có thể sáng tạo. Chúng ta có thể bắt gặp những...