Hàng Than
Đi từ đường Yên Phụ đến Hàng Đậu – Quán Thánh, phố Hàng Than dài 408 mét.
Là một phố cổ Hà Nội đã tồn tại bao đời, từ khi con sông Cái, Nhị Hà còn chảy sát chân đê Yên Hoa, rồi Yên Phụ, có những con thuyền bắc, mành nam đỗ bến, đổ lên bờ những thúng, những sọt than hoa, than tàu còn in thớ gỗ hoàn nguyên có tia nứt như ánh mặt trời đen óng, để cho bà mệ nh phụ, cô tiểu thư sưởi chân bằng chiếc lồng ấp chậu than hoa đượm lửa hồng liu riu dưới gậm giường, cho những hàng bún chả thả khói lam đầy mê hoặc và o đầu gió, cho những hàng ngô nướng bập bùng ấm áp đêm đông…, và trước đó khá xa là những “cấp thiêu” lập lòe sáng sớm trong bữa trà danh sĩ Thng Long…
Hàng Than, bến Đông Bộ Đầu lịch sử. Dấu vết rất rõ là một đầu phố nối với đê Yên Phụ mộ t cái dốc đổ dài gần trm thước tây, thoa thoải như sườn đồi, dông dốc như triền đê sông Cái.
Phố Hàng Than, nổi tiếng nhờ bánh cốm. Những Nguyên Ninh, An Ninh, Khang Ninh… làm cho Hà Nội bay đi khắp nước bằng đôi cánh hình hộp vuông, xanh rờn màu lá chuối tươi điể m sợi lạt chứ thập màu cánh sen tình tứ, còn ruột nó thì vàng tươi màu đậu xanh, trắng muố t sợi dừa nạo, bở tơi nhân hạt sen, nhất là sắc cốm, dù là cốm Vòng hay cốm Lủ còn đượm hương đồng gió nội, chứa cả mùa thu bát ngát, mang hạt sữa lúa nếp non mềm dẻo đầy khêu gợi…
Nhà sử học kể rằng đầu phố từng là phường Giang Tân (phường Bến sông), rồi Hà Tân, rồi Thạch Khối, có nghĩa là bến sông lớn, và Đá khối, bởi thời ấy, bến này có nghề nung vôi, vôi để Xây dựng phố phường, trộn với mật chứ chưa có xi mng, và vôi để n trầu. Giữa phố thuộc phường Hòe Nhai, con đường phía đông kinh thành trồng những hàng cây hoa hòe vàng rực, đối lại với phía tây trồng Liễu gọi là Liễu Nhai, nay là Liêu Giai. Theo tích xưa: Đông Hòe Tây Liễu, Hòe Nhai còn một ngôi chùa, và Liễu Giai gần đây cũng đã trở thành một phố. Chùa Hòe khá đồ sộ, đẹp, bề thế, nhiều người biết tiếng. Tên cũ của chùa là Hồng phúc Tự. Phía sau phố Hàng Than vẫn còn một phố nhỏ mang tên phố Hồng Phúc, nhà thơ Trúc Thông đang ở đấy. Chùa Hòe Nhai còn tấm bia dựng nm 1703 do tiến sĩ Hà Tông Mục soạn, ghi rõ Chùa thuộc phường Hòe Nhai ở Đông Bộ Đầu. Nhờ đó mà người hậu sinh chúng ta mới có cơ sở để khẳng định một địa danh lịch sử: Bến Đông Bộ Đầu, nhà Trần đã đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ra khỏi kinh thành Thng Long ngày 29 – 1 – 1258. Và một lần khác, Yết Kiêu đã cắm sào đợi chủ của mình là Tiết chế Quốc Công Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo Đại Vương trong khi phải rút khỏi kinh thành tiếp tục cuộc kháng chiến, tỏ rõ chí trung thành tuyệt đối làm gương cho muôn đời.
Video đang HOT
Cạnh phố Hàng Than cũng còn phố Hòe Nhai, có một cái dốc ngắn hơn, đi lên đê, như một câu thơ cổ, một bức họa xa xưa có xóm làng thanh bình xanh màu cây cỏ ven đê, còn sót lại với thời gian một gốc đa cổ thụ vẫn rườm rà khiến ta bâng khuâng bao điều mỗi lần qua đây gặp lại.
Cuối phố Hàng Than, chỗ ngã sáu: Hàng Đậu, Hàng Giấy, Hàng Cót, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, còn một đài nước hình tròn do người Pháp xây dựng như một nhân chứng của một thời của thế kỷ XX. Hà Nội bắt đầu có hơi thở phương Tây đôi chút.
Ngày nay, Hàng Than vẫn còn một số gia đình sản xuất bánh cốm, đó là những cn nhà cổ, thấp, hoặc chồng diêm, cửa sổ tí tẹo, ngói ta rêu mốc, có cột trụ trên nóc như những cái mũ bình thiên, mũ ông cử nhân. Nhiều nhà có nền cao hơn mặt đường đến mấy bậc tam cấp phải xây gạch vồ, có cửa cuốn tò vò trang nghiêm cổ kính. Một số ít ngôi nhà mới sửa, cao lênh khênh nhiều tầng ngay trong lòng phố cổ đánh dấu nét thời đại của thập kỷ cuối cùng thế kỷ XX.
Mấy chục nm nay, nhiều người tứ xứ đến trú ngụ tại Hàng Than, cái phố dốc như đường lên đồi thay cho người gốc cũ. Có quan chức cao cầp về hưu, có cán bộ của thành phố, như ông Trần Đắc Thọ, một người am tường sâu sắc về Hà Nội, và nhiều cửa hàng đủ loại của một thành phố trong cơ chế kinh tế cạnh tranh. Chợ búa xen với đền chùa. Hiệu thuốc xen với thợ may. Hàng thêu bên cạnh hàng bánh…
Nhạc sĩ Duy Quang, người có nhiều bài hát hay cho thiếu nhi, đặc biệt cho trẻ em thiệt thòi như trường mù Nguyễn Đình Chiể u là người của gia đình bá nh cốm gia truyền Nguyên Ninh, thứ bánh cốm ngon nhất Hà Nội, suốt nhiều nm, nổi tiếng Trung, Nam, Bắc. Trong nhà có chừng chục cái chum to để dự trữ cốm. Có gian rộng thênh thang bên ngoài may mà chưa có sự thay đổi quá đột ngột như một số ngôi nhà khác. Ngôi nhà này ở vào khoảng bắt đầu lên dốc, hay gọi là bắt đầu hết dốc cũng không sai.
Nếu đứng trên mặt đê, chỗ dốc Hàng Than gặp Yên Phụ, ta sẽ có cảm tưởng như nghe rõ tiếng gió nghìn nm, hơi mát của bến sông Hồng mấy thuở ùa vào thổi lên, cng ngực áo, lộng tâm hồn, mà ngoài kia là bãi Phúc Tân, Phúc Xá, xa chút nữa là Tân ấp có nhà thơ nữ lão thành Ngân Giang trú ngụ.
Hàng Than chỉ dài hơn 400 mét, nhưng may, còn khá nhiều đình chùa cổ như còn để nói với chúng ta bao nét thng trầm của Kẻ Chợ, Đông Đô, Thng Long, Hà Nội, cho chúng ta cảm nhận một vùng đất anh linh, chất tài hoa tri thức, óc sáng tạo phi thường mà… bánh cốm cùng cốm tươi, thứ ngọc xanh, thứ bánh thần kỳ là một điển hình vượt lên trên nhiều loại bánh khác. B ến.. sông đã lùi xa. Than hoa nay ít người dùng. Đã thay bằng bếp dầu, bếp điện, bếp “ga”. Than quả bành, than tổ ong bán rao khắp phố? Than hoa, chỉ còn thưa thớt mấy hàng, bán ở phố Hàng Chiếu, Hàng Bè. Hàng Than, phố Dốc, chỉ còn cái tên nguyên vẹn, nó nhắc nhở về quá khứ, nó như bài thơ tình cổ điển, ta lần giở để hồi hộp nhớ về một duyên tình ái đã mờ nước thời gian nhưng nao nao tâm khảm, bồi hồi một lời ca say đắm ngày nào. Trang giấy hoa tiên viết bài thơ ấy có chỗ đã bị nhậy cắn (một loại côn trùng) nhưng cuốn sách Hà Nội không thể nào mất được.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Mắm
Phố dài 188 mét, đi từ đường Trần Nhật Duật đến phố Hàng Bạc. Phố Hàng Mắm bây giờ là tên một phố từ phố Bờ Sông vào đến phố Hàng Bạc.
Trước đó con đường này là hai phố khác nhau, một ở trong và một ở ngoài cửa ô Ưu Nghĩa, có cổng xây canh gác ban đêm. Bên trong cửa ô là phố Hàng Mắm thuộc thôn ưu Nghĩa, tổng Hữu Túc; bên ngoài cửa ô là phố Hàng Trứng thuộc thôn Thanh Yên tổng Tả Túc.
Sách "Vũ Trung Tuỳ Bút" của Phạm Đình Hổ có viết về nơi đây: "Vạn Hàng Mắm" tức là bến sông, người làng sống dưới thuyền buôn mắm.
Nhà cửa trong phố Hàng Mắm đa số kiểu cổ như các nhà ở những phố cổ của Hà Nội trong khu vực này. Tuy nhiên vụ cháy lớn đầu năm 1891 đã thiêu huỷ toàn bộ nhà cửa trong phố; quang cảnh nhà cổ sau này ta thấy cũng chỉ là có sau vụ hoả hoạn đó, vì về sau chỉ có số ít nhà mới làm hoặc cải tạo sửa chữa lại mặt đằng trước cho hợp thời. Nói chung phố Hàng Mắm vẫn còn có thể giữ được hình ảnh của phố cổ. Ngay cả trong thời kỳ có chiến sự ở Hà Nội 1946 - 1947, nhà cửa phố Hàng Mắm cũng không bị thiệt hại mấy.
Cho cả những năm ba mươi bốn mươi phố Hàng Mắm hãy còn nhiều cửa hàng bày bán mắm tôm đặc trưng trong chậu sành, gạt bằng thành xương sườn trâu; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong những kiệu lớn cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, vợi bằng thùng gỗ bán dần; cua rạm muối, mỗi chuyến cất hàng năm bảy tạ, bán buôn đi nơi khác. Hàng bán buôn là chính, do phường buôn mang đi các tỉnh. Những năm sau Hàng Mắm có thêm cửa hàng buôn đồ nấu cỗ như vây bóng mực khô... Nhà buôn mắm nổi tiếng là nhà cụ Tú Dâu (nhà số 28, nhà cổ thềm cao); Cự Xương (số 6); Cự Hải (số 1) và Cự Tài (số 150 phố Bờ Sông), ba nhà này là anh em trong một gia đình.
Hàng Mắm còn có cửa hàng bán đồ đá; nhà Ba ký (hiệu Lê Trung Ký) ở góc phố số 24 là nhà bán đồ đá lâu đời và phát đạt nhất.
Đoạn phố ngoài cửa ô xưa kia gọi là Vạn Nước Mắm, sau có tên là phố Hàng Trứng, vì ở chỗ này có ít cửa hàng buôn bán mắm mà đông nhà buôn bán trứng. Trứng Vịt do thuyền chở từ vùng Ninh Bình, Phát Diệm lên, đóng từng sọt lớn lót rơm, gọi là trứng đông.
Dân phố Hàng Mắm thường thì chồng đi làm các công sở hoặc sở tư, hãng buôn, xí nghiệp của Pháp, vợ mở cửa hàng buôn bán, và làm giàu về buôn bán.
Một nhà nho cũ là Từ Long Lê Đại, đã từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, dịch các tài liệu kêu gọi tinh thần yêu nước của Pham Bội Châu từ nước ngoài gửi về, bị đầy ra Côn Đảo; về già ông sinh nhai về nghề viết câu đối thuê, mở cửa hàng ở số 37 Hàng Mắm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Khay Phố Hàng Khay dài 160 mét, đi từ ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền đến ngã tư Bà Triệu - Tràng Thi. Nguyên là đất của thôn Thi Vật, Tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương. Đầu thời Pháp thuộc được gọi là phố Thợ Khảm, phố Hàng Khay từ xưa bao gồm cả phố Tràng Tiền ngày nay. Hàng Khay là đất...