Hãng tàu lớn nhất thế giới muốn đầu tư vào Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
UBND TP.HCM khẳng định sẽ xây Cảng Cần Giờ theo hướng bền vững, sử dụng nhiên liệu sạch, biến nơi đây này thành cảng xanh đầu tiên tại Việt Nam.
UBND TP.HCM vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Đề án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Theo đó, vị trí cảng nằm ở khu vực cù lao Con Chó, biệt lập với các khu vực lân cận; kết nối thuận lợi với Biển Đông theo luồng Vũng Tàu – Thị Vải, là luồng hàng hải quan trọng của khu vực Đông Nam bộ.
Mô hình Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
UBND TP khẳng định, việc xây Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ theo hướng đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông minh, tự động hóa trong hoạt động quản lý vận hành khai thác cảng; theo hướng bền vững, sử dụng nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trường để siêu cảng này trở thành cảng xanh đầu tiên tại Việt Nam.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của thành phố và khu vực, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới.
Thành phố sẽ thực hiện đầu tư xây dựng, khai thác cảng giai đoạn 1 trước năm 2030 (đầu tư 2 bến chính/7 bến chính). Giai đoạn 2 (sau năm 2030 đến năm 2045) sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thành các bến chính còn lại.
Video đang HOT
UBND TP.HCM cũng cho rằng, điều kiện để hình thành, phát triển thành công một cảng trung chuyển quốc tế cần có sự quan tâm của những hãng tàu lớn trên thế giới tham gia hợp tác, đầu tư, khai thác cảng.
Theo đó, trong quá trình triển khai đề án, hãng tàu MSC (hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay) rất quan tâm, tìm hiểu và mong muốn tham gia hợp tác đầu tư tại Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và đang tích cực phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu đầu tư vào cảng.
UBND TP khẳng định, việc hãng tàu lớn tham gia là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển hiệu quả Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; góp phần thu hút nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phát triển; Thu hút vốn đầu tư lớn để đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển hiện đại.
Bên cạnh đó, khi đi vào hoạt động, Cảng Cần Giờ sẽ tạo việc làm cho khoảng 6.000-8.000 nhân viên, lao động làm việc tại cảng, và tạo ra hàng chục ngàn lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan…
Đóng góp trực tiếp cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế từ hoạt động bốc xếp, lưu bãi của doanh nghiệp cảng; thuế thu nhập doanh nghiệp; các loại phí, lệ phí hàng hải từ tàu vào, rời cảng; phí thuê mặt nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa khoảng từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng/năm (giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh).
Ngoài ra, việc phát triển Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước phát triển, đổi mới doanh nghiệp cũng như hoạt động logistics, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận các thị trường mới, thu hút vốn đầu tư FDI vào khu công nghiệp trong toàn vùng Đông Nam bộ.
Cần làm rõ việc siêu cảng Cần Giờ dự kiến 'khai thác 80% lượng hàng trung chuyển từ Singapore'
Bộ Giao thông vận tải đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ tính khả thi khi dự kiến cảng trung chuyển Cần Giờ khai thác 80% lượng hàng trung chuyển từ Singapore sang.Nhà đầu tư cần cam kết đảm bảo khai thác đúng tỉ lệ về lượng hàng.
Siêu cảng trung chuyển Cần Giờ được đề xuất xây dựng tại cù lao Phú Lợi - Ảnh: Google Maps
Bộ Giao thông vận tải lưu ý như vậy trong công văn gửi UBND TP.HCM, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Cục Hàng hải Việt Nam về việc UBND TP.HCM đề xuất đầu tư cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ.
Bộ đề nghị UBND TP.HCM, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung làm rõ các nội dung về đánh giá tác động của việc đầu tư xây dựng khu bến Cần Giờ đến phân bổ lượng hàng, luồng hàng, tuyến vận tải hàng hải của khu vực và cả nước; đánh giá tác động đến hoạt động của các khu bến cảng đã đầu tư, quy mô, lộ trình đầu tư các bến cảng, khu bến cảng đang hoạt động và được quy hoạch thời gian tới thuộc cảng biển TP.HCM như khu bến Cát Lái, Hiệp Phước... đến các bến cảng, khu bến cảng biển lân cận như Cái Mép - Thị Vải (cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu) và đến khu bến cảng Lạch Huyện (cảng biển Hải Phòng).
Theo báo cáo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, khu bến Cần Giờ được khai thác 80% lượng hàng trung chuyển đưa từ Singapore sang và 20% lượng hàng tại Việt Nam. Do vậy Bộ Giao thông vận tải đề nghị làm rõ 80% lượng hàng trung chuyển từ Singapore sang là hàng của các quốc gia nào để xem xét tính khả thi của nguồn hàng này và 20% lượng hàng từ khu bến nào tại Việt Nam đến khu bến Cần Giờ.
Nhà đầu tư cần có cam kết đảm bảo khai thác đúng tỉ lệ về lượng hàng nêu trên, không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động các khu bến cảng, cảng biển lân cận.
Chỉ đạo nhà đầu tư làm rõ về kế hoạch thành lập liên danh; khả năng huy động nguồn vốn trong liên danh để đầu tư khu bến Cần Giờ.
Làm rõ về kết nối giao thông đường bộ với khu bến cảng Cần Giờ; đánh giá sự phù hợp tĩnh không thông thuyền cầu đường bộ đảm bảo an toàn hàng hải cho cỡ tàu lớn nhất qua sông Lòng Tàu; cần làm rõ về nguồn vốn, khả năng huy động nguồn vốn, cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện đầu tư tuyến đường giao thông kết nối.
Bộ Giao thông vận tải cho biết theo hồ sơ báo cáo, dự án đầu tư khu bến Cần Giờ có khoảng 90ha đất rừng thuộc vùng chuyển tiếp Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ cần chuyển đổi mục đích sang đất xây dựng cảng. Do vậy, cần đánh giá cụ thể trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; xin ý kiến của Bộ Tài nguyên - môi trường và các cơ quan liên quan để báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.
Bộ cũng đề nghị cần đánh giá yếu tố quốc phòng - an ninh; xin ý kiến của Bộ Quốc phòng đối với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh tại khu vực khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng khu bến Cần Giờ tại cù lao Phú Lợi (cửa sông Cái Mép).
Bộ giao Cục Hàng hải phối hợp hỗ trợ các cơ quan liên quan của TP.HCM và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong quá trình thành phố chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên.
Trước đó, ngày 30-6-2022, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký công văn kiến nghị Thủ tướng về đầu tư cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ. Đây là dự án do Tập đoàn MSC cùng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Cảng Sài Gòn nghiên cứu, đề xuất đầu tư có quy mô khoảng 7,2km cầu cảng, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6 tỉ USD.
Cảng sẽ tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay 24.000 Teus (1 Teu tương đương 1 container 20 feet), công suất thông qua 10 - 15 triệu Teus.
Đại biểu chất vấn giám đốc Sở Công Thương TP.HCM vụ 'rau không sạch núp bóng rau sạch' Đại biểu HĐND TP.HCM Phạm Thị Diễm Tuyết đặt vấn đề hiện nay thói quen đi siêu thị của người dân dần phổ biến. Nhưng qua vụ việc rau không sạch vào siêu thị, giải pháp nào để lấy lại niềm tin của người dân vào hệ thống bán lẻ? Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ trả lời chất...