Hàng tấn nhãn ngon và nông sản an toàn Sơn La “đổ bộ” về Thủ đô
Từ ngày 19-23/7, Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La được tổ chức tại siêu thị Big C Thăng Long và các siêu thị GO!/Big C khu vực miền Bắc. Nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng và đảm bảo an toàn, các sản phẩm nhãn và nông sản Sơn La được đông đảo người dân Thủ đô đón nhận.
Nhằm quảng bá, kích cầu, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn của tỉnh Sơn La, trong đó nhãn là sản phẩm chủ lực, sáng 19/7, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La phối hợp với Tập đoàn Central Group Việt Nam tổ chức Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019, tại Hà Nội.
Cắt băng khai mạc Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La 2019. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Tuần lễ thu hút sự tham gia của 21 doanh nghiệp, hợp tác xã, với quy mô 30 gian hàng, giới thiệu đến người dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận các mặt hàng nông sản an toàn của tỉnh Sơn La đạt chứng nhận VietGAP, GobalGAP, như: Nhãn, na, bơ sáp, chuối tây Mộc Châu, táo mèo, ổi, mận, chanh leo, chè tà xùa…
Ông Vũ Đức Thuận – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Sơn La – cho biết: Sản phẩm nhãn là loại quả sạch, đảm bảo tiêu chuẩn quả an toàn, vùng sản xuất nằm trong quy hoạch vùng sản xuất quả an toàn tỉnh Sơn La.
Nhãn là loại quả có hương vị thơm, ngon đặc trưng của tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Tính đến tháng 6/2019, tỉnh Sơn La có 15.090 ha nhãn; ước sản lượng năm 2019 đạt 73.000 tấn, cho năng suất đạt trên 12 tấn/ha. Sản phẩm nhãn được bảo hộ dưới hình thức chứng nhận là Nhãn Sông Mã – Sơn La, trong 6 tháng cuối năm 2019 tỉnh Sơn La tiếp tục xây dựng thương hiệu cho quả nhãn Sơn La.
Sản phẩm nhãn dự kiến xuất khẩu đạt 8.100 tấn; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt trên 1,8 triệu USD; dự kiến tiêu thụ tại các sự kiện tại thị trường trong nước đạt khoảng 4.000 tấn.
“Tỉnh Sơn La hy vọng qua hệ thống của Big C Việt Nam, sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Sơn La nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng sẽ được nhiều người dùng trong nước biết đến, qua đó kích cầu tiêu dùng, góp phần tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn của tỉnh Sơn La, giúp bà con nông dân có thu nhập kinh tế, ổn định đời sống các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La” – ông Vũ Đức Thuận nhấn mạnh.
Video đang HOT
Xoài Yên Châu, na Mai Sơn, bơ sáp Mộc Châu… cũng được giới thiệu với người tiêu dùng Thủ đô tại Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – đánh giá, trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La rất quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm an toàn cũng như đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm của địa phương trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Hà Nội, với sức mua hơn 10 triệu dân và hệ thống thương mại và bán lẻ hiện đại, rất mong muốn được đón nhận các sản phẩm an toàn của tỉnh Sơn La để đưa vào phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, đại diện Tập đoàn Central Group Việt Nam cho biết: “Sự kiện Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019 diễn ra ngày hôm nay tại Big C Thăng Long, một lần nữa tái khẳng định cam kết của tập đoàn về việc hỗ trợ hàng Việt nói chung và sản phẩm của tỉnh Sơn La nói riêng”.
Khách tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm của tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Việt bên lề Lễ khai mạc, ông Vũ Đức Thuận cho biết thêm, thời gian qua, tỉnh Sơn La và các sở ban ngành trong tỉnh đã tích cực phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá nông sản an toàn của tỉnh Sơn La như: Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018; Tuần lễ dâu tây và Nông sản an toàn tỉnh Sơn Lan; Tuần lễ cá sông Đà Hòa Bình và Sơn La…
Theo đó, Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La là nơi quảng bá, giới thiệu đến đông đảo người tiêu dùng về sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng; là nơi tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân; tạo cơ hội tìm hiểu, liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà khoa học và Nhà doanh nghiệp.
Đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho một số sản phẩm của tỉnh theo hướng bền vững; giới thiệu các tiềm năng, lợi thế, các chính sách ưu đãi của tỉnh Sơn La và các huyện, thành phố trong tỉnh nhằm thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Đông đảo người tiêu dùng Thủ đô đã đến chọn mua sắm tại Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Theo Danviet
TP.Hồ Chí Minh: Nhiều xã cùng về đích nông thôn mới nâng cao
Sau thời gian trùng xuống, nhiều xã thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM) nâng cao theo đặc thù của TP.HCM đã "rủ nhau" về đích.
Theo Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM TP.HCM Thái Quốc Dân, hiện đã có 4 xã hoàn thành chương trình NTM nâng cao của thành phố, gồm: Thái Mỹ, Tân Thạnh Tây, Nhuận Đức (huyện Củ Chi) và Bình Lợi (huyện Bình Chánh).
Những điển hình vượt khó...
Xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi vừa tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Qua 10 năm triển khai xây dựng NTM, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nâng chất NTM giai đoạn 2016 - 2020. Cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh.
Theo Chủ tịch UBND xã Thái Mỹ Lê Ngọc Sương, hiện thu nhập bình quân trên địa bàn xã đạt 58 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo là 0,46%/tổng số hộ dân.
Tuy nhiên, ấn tượng nhất với xã Thái Mỹ là cảnh quan, môi trường ở đây. Dọc theo một số tuyến đường, chính quyền và người dân trồng chăm sóc và tạo những con đường hoa rất đẹp.
Một con đường hoa ở xã Thái Mỹ. (ảnh: Trần Đáng)
Bên cạnh đó, theo bà Sương, đến nay, 100% hộ dân trong xã được tiếp cận và sử dụng nước sạch. 100% hộ dân trong khu dân cư đăng ký thu gom rác. Số hộ dân "xanh hóa tường rào" đạt 25%.
Về việc nâng cao thu nhập cho người dân Xã Bình Lợi được xem như lá cờ đầu. Từ một xã vùng trũng, phèn chua, đời sống người dân khốn khó chỉ sau những năm đẩy mạnh làm NTM, thu nhập bình quân của người dân xã Bình Lợi đạt 65 triệu đồng/người năm (2018) - đây là mức thu nhập cao nhất hiện nay của các xã làm NTM của thành phố.
Theo ông Trương Thái Ngọc - Chủ tịch UBND xã Bình Lợi, thành công này là được sự quan tâm thường xuyên, sâu sát của lãnh đạo thành phố; sự đồng lòng tham gia chung sức xây dựng NTM của nhân dân.
Nâng cao đời sống, tinh thần cho người dân
Từ năm 2009, thành phố đã triển khai bộ tiêu chí NTM, mục tiêu đề ra là phấn đấu đến năm 2020 tất cả 56/56 xã của 5 huyện, gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh đạt chuẩn NTM nâng cao theo đặc thù của thành phố với đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập người dân nông thôn được nâng cao và bền vững.
Theo ông Trần Ngọc Hổ -Phó Giám đốc Sở NNPTNT, chương trình xây dựng NTM luôn được người dân ủng hộ và cùng chung sức. 10 năm qua, nguồn lực đầu tư rất lớn; nhờ đó sản xuất phát triển, có sự chuyển biến mạnh về chất và lượng...
Ông Dân cho biết, thành tựu nổi bật sau 10 năm xây dựng NTM của thành phố có thể khái quát: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 427,2%; năm 2018 bình quân đạt 502 triệu đồng/ha/năm, so với 2008 (117,5 triệu đồng/ha/năm) - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ước tính thu nhập bình quân năm 2018 của người dân nông thôn đạt 54,76 triệu đồng/người, tăng 248,1% so với năm 2008 (15,73 triệu đồng/người). Hiện TP.HCM không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia...
Ông Hổ cho biết, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung thực hiện các tiêu chí còn khó khăn và đã đề ra các giải pháp cụ thể cho từng tiêu chí. Vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua bố trí vốn trung hạn hơn 8.000 tỷ đồng cho hơn 1.500 công trình.
"Sở NNPTNT sẽ phối hợp các cơ quan liên quan và 5 huyện triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình góp phần cải thiện hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, thành phố tiếp tục triển khai các chính hỗ trợ phát triển nông nghiệp, ưu tiên đầu tư công nghệ cao, liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp người dân nâng cao thu nhập" - ông Hổ cho biết.
Theo Danviet
500 tấn thanh long Bình Thuận đang "đổ bộ" vào Thủ đô Bình Thuận - nơi được xem là thủ phủ thanh long cả nước, hiện vẫn chủ yếu xuất qua thanh long thị trường Trung Quốc và qua đường tiểu ngạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nông dân dễ lâm vào tình cảnh được mùa rớt giá. Trước thực trạng này, cán bộ thu mua của Big C đã trực tiếp đến...