Hàng tấn chất thải nguy hại trong cơ sở phế liệu
Ngày 15-9, Đội công tác liên ngành thị xã Thuận An kiểm tra đột xuất cơ sở phế liệu Vĩnh Hòa (30/4 khu phố Tây, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương), phát hiện hàng chục tấn ắcquy phế thải nguy hại.
Cơ sở phế liệu do ông Nguyễn An ở phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM làm chủ.
Hàng tấn bình ắcquy phế thải bị phát hiện đang chất trong kho. Ảnh: XL
Trung tá Trịnh Quang Viện – Đội phó Đội Cảnh sát quản lý về kinh tế và chức vụ thông tin: “Khi kiểm tra cơ sở, chúng tôi phát hiện hàng tấn chất thải nguy hại cho môi trường là những bình ắcquy phế thải. Hiện chúng tôi đã niêm phong toàn bộ số hàng trên và lập báo cáo để trình lên UBND thị xã Thuận An xử lý. Bình ắcquy phế thải là một loại chất vô cùng nguy hại, cần phải có môi trường xử lý đúng theo quy trình, không thể mua bán kiểu này được”.
Cơ sở phế liệu này hoạt động từ năm 2002. Hằng ngày cơ sở này thu mua nhiều mặt hàng, chủ yếu là bình ắcquy phế thải.
Theo Pháp Luật TP
Video đang HOT
Hàng ngàn tấn chất thải nguy hại "bốc hơi"
Thay vì xử lý chất thải nguy hại, công ty này lưu chứa và đổ bậy ra môi trường. Tuy nhiên, Bộ TN&MT có dấu hiệu dễ dãi trong cấp phép và thiếu quyết liệt trong xử lý sai phạm trên.
Trong tổng số chất thải nguy hại (CTNH) do Công ty Tân Phát Tài thu gom từ năm 2007 đến nay có bao nhiêu tấn chất thải đã bị "chôn sống" không qua xử lý? Dư luận chờ đợi đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT sẽ làm rõ. Thế nhưng trong bản dự thảo kết luận kiểm tra vừa gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Tổng cục Môi trường lại bỏ ngỏ câu hỏi này.
Cấp phép vượt ba lần khả năng xử lý
Công ty TNHH Tân Phát Tài do ông Mai Đình Phát làm giám đốc, có trụ sở tại khu Gia Viên, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai. Đơn vị này hoạt động trong lĩnh vực tái chế phế liệu, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, chất thải công nghiệp và mua bán dầu nhớt dung môi phế thải sau khi đã tái sinh.
Tháng 4-2004, Bộ TN&MT ban hành Quyết định 82 về phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án "nhà máy tiêu hủy chất thải, phế liệu giày da" tại ấp ông Hường, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) của Công ty Tân Phát Tài. Theo đó, dự án chỉ được phép xử lý lượng CTNH 4.800 tấn/năm bằng các phương pháp, công nghệ được thẩm định. Tháng 9-2007, Tân Phát Tài được Cục Bảo vệ môi trường (nay là Tổng cục Môi trường), Bộ TN&MT cấp phép hành nghề thu gom, vận chuyển và xử lý tổng cộng 142 mã CTNH. Lượng CTNH được phép xử lý hơn 13.000 tấn/năm.
Theo Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC49) - Công an tỉnh Đồng Nai thì Cục Bảo vệ môi trường đã cấp phép không đúng với thực tế. Cụ thể là trong 142 mã CTNH có đến 41 mã CTNH không đúng và không phù hợp với dự án được phê duyệt (Công ty Tân Phát Tài không có hệ thống, công nghệ để xử lý các loại CTNH này, không có trong ĐTM đã được duyệt). Điều đáng nói là Tân Phát Tài chỉ có năng lực xử lý CTNH 4.800 tấn/năm nhưng được cấp giấy phép xử lý hơn 13.000 tấn/năm.
Được Cục Bảo vệ môi trường cho phép, Tân Phát Tài đã thu gom một lượng lớn CTNH từ các nơi đưa về Đồng Nai. Nhưng vì năng lực xử lý có hạn nên khối lượng CTNH tồn đọng ngày càng nhiều, dẫn đến quá tải.
Từ đây những "chiêu thức" xử lý CTNH của Tân Phát Tài cũng nhanh chóng bộc lộ.
Thùng hóa chất có phiếu niêm yết DNTN Tân Phát Tài được phát hiện ở bãi rác "lậu" ở xã Long An, huyện Long Thành, Đồng Nai. Ảnh: KHANG BÁCH
Đổ lén, chôn lụi chất thải tràn lan
Hai năm 2008-2009, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện và xử lý hành chính bốn lần vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Tân Phát Tài với số tiền là 55 triệu đồng.
Cuối năm 2007, sau khi thu gom lượng bùn thải khổng lồ từ TP.HCM, Tân Phát Tài đã thuê 10.000 m2 đất của Công ty Đông Hải tại huyện Long Thành, Đồng Nai để đưa bùn về đây "chôn sống". Sau khi bị phát hiện, Tân Phát Tài lại tiếp tục thuê một khu đất khác ở huyện Vĩnh Cửu để đưa chất thải về lưu chứa trái phép và bị PC49 tỉnh Đồng Nai phát hiện. Tháng 7-2009, sau khi bắt quả tang xe chở CTNH của Tân Phát Tài đổ bậy, PC49 tỉnh Đồng Nai đã mở rộng điều tra và phát hiện đơn vị này còn thuê ba nhà kho của Tổng cục Kỹ thuật (thuộc Bộ Quốc phòng) để lưu chứa trái phép hàng ngàn tấn CTNH.
Không dừng lại đó, chỉ trong tháng 12-2010, Tân Phát Tài liên tục vi phạm. Ngày 2-12-2010, PC49 bắt quả tang ông Mai Đình Phát bán 24 phuy dầu nhớt thải cho một người không có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH đưa ra thị trường tiêu thụ. Một tuần sau, PC49 lại bắt quả tang ông Phát ký hợp đồng và tiếp nhận từ một công ty ở Khu công nghiệp Loteco 4,5 tấn nước thải chứa thành phần nguy hại không nằm trong giấy phép của Tân Phát Tài...
Chất thải tự... bốc hơi?
Cuối năm 2009, trong vai công nhân chúng tôi đã tiếp cận các kho lưu chứa chất thải trái phép của Tân Phát Tài và phát hiện rất nhiều chất thải độc hại như hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật... để lộ thiên với khả năng phát tán, gây ô nhiễm môi trường cao. Chưa hết, tại bãi rác "lậu" ở ấp Xã Hoàng, xã Long An (huyện Long Thành, Đồng Nai), chúng tôi còn phát hiện một thùng hóa chất có cả phiếu niêm yết của Tân Phát Tài... Hiện nay tại nhà máy xử lý CTNH của Tân Phát Tài còn tồn đọng khoảng 1.500 tấn bùn thải, 200 tấn bùn tro thải đã được hóa rắn thành bê tông và nhiều loại CTNH thu gom của các cơ sở dệt nhuộm, hóa chất, giày da... chưa được xử lý, trong đó có nhiều chất thải được lưu chứa không an toàn.
Theo PC49 Đồng Nai, từ năm 2008 đến 2010, Tân Phát Tài tiếp nhận 31.700 tấn CTNH. Trong đó lượng CTNH được Tân Phát Tài giải trình xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn (bê tông hóa) là 10.700 tấn. Thế nhưng việc xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn chôn lấp hoặc lưu giữ CTNH không có trong ĐTM phê duyệt và không nằm trong giấy phép! Tuy nhiên, trong 10,7 tấn CTNH được xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn, Tân Phát Tài chỉ chứng minh được trên 1.600 tấn CTNH chưa xử lý, còn 8.900 tấn còn lại không chứng minh được xử lý, lưu trữ hay chôn lấp ở đâu?! Giải trình với Tổng cục Môi trường, Tân Phát Tài cho rằng sự "biến mất" gần 8.900 tấn bùn thải là do sự hao hụt giữa bùn khi mới thu gom (bùn ướt) và khi lưu giữ (bùn khô), do sai số trong các báo cáo và do công ty sử dụng bùn thải để làm vật liệu làm khô các CTNH. Tổng cục Môi trường cho rằng tính chính xác trong giải trình của Công ty Tân Phát Tài chưa được khẳng định và chưa có bằng chứng cụ thể. Dù nhận định như thế nhưng trong dự thảo kết luận kiểm tra, Tổng cục Môi trường lại không đề cập đến chuyện làm rõ việc "bốc hơi" gần 8,9 tấn bùn thải để xử lý.
Trước những vi phạm mang tính hệ thống của Công ty Tân Phát Tài, tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần có văn bản báo cáo Bộ TN&MT nhưng đều không được giải quyết rốt ráo.
Cuối tháng 4-2011, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục có văn bản gửi Thủ tướng nêu rõ trong ba năm hoạt động Tân Phát Tài đã thu gom 17.000 tấn CTNH các loại. Trong đó có 6.200 tấn CTNH được công ty này báo cáo đã xử lý bằng phương pháp hóa rắn và chôn lấp nhưng cách xử lý này không hề có trong giấy phép. Tân Phát Tài còn thu gom 1.000 tấn CTNT nằm ngoài khả năng xử lý. Tỉnh kiến nghị Thủ tướng giao Bộ TN&MT tạm đình chỉ hoạt động thu gom, vận chuyển CTNH của công ty này để khắc phục tình trạng quá tải của việc lưu chứa và xử lý. Ngoài ra, cần thẩm tra toàn diện điều kiện, năng lực hoạt động của Tân Phát Tài, nếu công ty này không đủ năng lực hoạt động thì rút giấy phép.
Tháng 5-2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho Bộ TN&MT kiểm tra, xử lý các sai phạm của Tân Phát Tài. Sau đó, Tổng cục Môi trường đã chủ trì đoàn kiểm tra Tân Phát Tài từ ngày 12 đến 14-7-2011. Hiện Tổng cục Môi trường đang hoàn chỉnh kết luận kiểm tra.
Theo Pháp Luật TP
5 sự thật về bữa sáng có thể bạn chưa biết Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày? Nếu không ăn sáng, bạn sẽ không có bất kỳ năng lượng? Không ăn sáng sẽ có hại cho bạn? 1. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày? Sau khi thức dậy là thời điểm bạn cần phải có năng lượng nhiều nhất của cả ngày. Tại sao? Bởi vì...