Hàng quán đua nhau tăng giá
Bị bủa vây bởi giá nguyên liệu tăng, từ gas đến xăng, nhiều hàng quán đã tăng giá bán.
Chị Hoa, chủ quán bún riêu trên đường Lê Đức Thọ (TP HCM) cho biết, mới mở cửa trở lại được 2 tuần nay nhưng chị phải chịu quá nhiều áp lực từ giá xăng dầu tăng liên tiếp đẩy giá nguyên liệu lên cao. Giá gas và chi phí nhân công theo chị cũng tăng phi mã.
“Mấy ngày nay, cân đo đong đếm mãi tôi mới quyết định tăng giá tô bún riêu từ 17.000 đồng lên 20.000 đồng. Khách khó chịu nhưng nếu không tăng tôi sẽ bị lỗ do giá nguyên liệu, chi phí khác tăng”, chị Hoa nói.
Tăng hẳn 5.000-10.000 đồng cho một tô bún bò, chị Linh chủ quán bún bò trên đường Lê Văn Thọ cho biết, rất khó để kìm giá khi nguyên liệu đầu vào xăng dầu, gas tăng giá mạnh. “Nếu trước, các tô thông thường chỉ 30.000-35.000 đồng, nay không có tô nào dưới 40.000 đồng”, chị Linh nói.
Tương tự, quán hủ tiếu đêm trên đường Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức) cũng vừa mới tăng giá sản phẩm thêm 5.000-7.000 đồng tùy loại. Hiện tại, giá hủ tiếu lên 35.000 đồng một tô, bún mắm lên 50.000 đồng một tô.
Hay quán bún riêu trên đường Đặng Dung (quận 1) trước đây bán giá tùy loại 45.000-50.000 đồng, nay tăng lên đồng giá 50.000 đồng một tô.
Quán bún riên trên đường Đặng Dung (quận 1). Ảnh: Tất Đạt
Với các doanh nghiệp F&B kinh doanh theo chuỗi, thay vì chọn tăng giá ngay lúc này, họ chọn cách giảm hoặc cắt khuyến mãi dù đáng ra phải tìm cách để kích cầu.
Đại diện chuỗi nhà hàng Đậu Homemade cho biết, giảm quảng cáo, khuyến mãi hơn so với mọi năm để bớt áp lực tăng giá. Trong khi đó, hệ thống nhà hàng Hàn Quốc Hanuri tại TP HCM cũng vừa thông báo buộc phải dừng khuyến mại thay vì cho giảm 10% vào khung giờ trưa từ 11h đến 13h như trước đó.
Video đang HOT
Đang cắt bớt khuyến mãi giảm giá nhưng chủ chuỗi các nhà hàng trên cho biết, thời gian tới, nếu giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, cộng hưởng với chi phí vận chuyển hay giá xăng, dầu và gas tiếp tục tăng cao, họ sẽ phải tăng giá bán vì không thể “gồng” được nữa.
Ông Nguyễn Hoài Phương – CEO Gong Cha Việt Nam cho biết, chưa thể tăng giá ngay nhưng công ty sẽ tăng giá sản phẩm đối với người tiêu dùng vào năm sau, tức chỉ hơn một tháng nữa.
Ông Phương lý giải, cần tăng giá vì chuỗi trà sữa này đã ghi nhận “bộ ba tăng giá” gồm nguyên vật liệu nhập khẩu, cước phí vận chuyển tàu thuyền quốc tế và cước vận chuyển nội thành.
“Tất cả đều đang là áp lực dồn lên cho công ty với bối cảnh tình hình kinh doanh chỉ mới phục hồi tầm 50-60%”, ông Phương nói.
Nhân viên đang chuẩn bị món ăn tại một quán bún đậu. Ảnh: Tất Đạt
Lý giải nguyên nhân giảm các chương trình khuyến mãi, đại diện Đậu Homemade cho rằng, ngoài giá cả nguyên liệu tăng mạnh, chúng còn khan hiếm và khó khăn trong khâu vận chuyển nên đẩy giá đầu vào tăng cao.
“Chuỗi nhà hàng chúng tôi có rất nhiều nguyên vật liệu được chuyển từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vào TP HCM. Một phần rau chuyển từ các nhà vườn đối tác và trang trại riêng của công ty ở Lâm Đồng”, đại diện Đậu Homemade dẫn chứng thêm.
Chưa kể, hiện giao thông liên tỉnh vẫn còn nhiều vướng mắc, trong khi đó, việc xét nghiệm góp phần đẩy chi phí doanh nghiệp tăng.
Theo khảo sát của VnExpress, giá hàng hoá đầu vào đang tăng 10-70%, giá vận chuyển tăng 10-20%, trong khi đó, giá gas, giá xăng dầu liên tục tăng kỷ lục trong thời gian qua khiến doanh nghiệp, chuỗi nhà hàng, quán ăn “khó chồng khó”
Mới đây, nhiều doanh nghiệp cũng đã đề xuất để tránh tình trạng hàng hoá tăng theo giá xăng dầu thì nhà điều hành cần giảm phí bảo vệ môi trường để kìm giá xăng dầu. Đồng thời, Nhà nước cần tạo chính sách hỗ trợ về thuế phí để hỗ trợ doanh nghiệp bớt khó khăn.
Giá gas trong nước tăng mạnh: Người tiêu dùng xoay sang dùng điện
Với việc giá gas trong nước tiếp tục đồng loạt tăng mạnh từ hôm nay 1/11 theo đà tăng của giá thế giới, một số người tiêu dùng đang tìm cách tiết kiệm nhiên liệu hơn nữa trong khi nhiều người tiêu dùng xoay sang dùng điện để đun nấu.
Sáng 1/11 với mức tăng bình quân 16.600 đồng mỗi bình dân dụng 12kg. Ảnh minh họa: Đỗ Phương Anh/TTXVN
Giá gas trong nước lần thứ 9 tăng mạnh
Giá gas trên thị trường thế giới tháng 11/2021 đã chính thức tăng lên ngưỡng 850 USD/ tấn, tăng 52,5 USD/tấn so với giá gas được công bố vào đầu tháng 10.
Với thực tế là 60% sản lượng gas trong nước phụ thuộc nhập khẩu, các hãng gas tại Việt Nam lần thứ chín trong năm 2021 đã đồng loạt điều chỉnh giá kể từ sáng nay 1/11 với mức tăng bình quân 16.600 đồng mỗi bình dân dụng 12kg.
Khảo sát trên thị trường, giá gas bán lẻ của các hãng lớn đều cập nhật bảng giá bán mới từ hôm nay 1/11. Cụ thể: giá gas Petrolimex tháng 11/2021 là 474.000 đồng mỗi bình dân dụng 12kg van ngang hoặc van đứng so với mức 457.200 đồng/bình vào tháng 10/2021; bình gas công nghiệp 48kg ở mức 1.890.000 đồng/bình so với mức 1.828.500 đồng/bình vào tháng 10/2021.
Trong khi đó, giá bán PetroVietnam Gas được công bố trên website của Công ty cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam là 452.800 đồng/bình 12 kg và 1.698 đồng/kg với bình 45 kg, tương đương tăng 17.000 đồng/bình 12kg và 63.765 đồng/bình 45kg so với mức giá tháng 10/2021. Đây là mức giá được công bố cho thị trường Hà Nội, còn mức giá này còn cao hơn ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và thị trường Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Tương tự, giá các sản phẩm gas bán lẻ của Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương (Pacific Petro) tăng ở mức 17.000 đồng với bình 12 kg, 64.000 đồng đối với bình 45 kg và 71.000 đồng loại bình 50kg.
Giá các sản phẩm gas bán lẻ của Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cũng tăng 17.000 đồng/bình 12kg. Cụ thể, bình SP 12 kg (màu xám, đỏ, xanh lam, xanh lá) có giá 478.500 đồng/bình; bình SP 45 kg có giá 1.792.500 đồng/bình.
Đây là tháng thứ 9 trong năm 2021, giá gas trong nước duy trì xu hướng tăng với tổng mức tăng đến nay là 164.000 đồng/bình 12kg.
Theo Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA), nhu cầu sử dụng khí đốt để sưởi ấm tại Mỹ và các nước Châu Âu tiếp tục tăng trong những tháng mùa đông. Trong khi đó, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sản lượng khai thác khí trên thế giới hiện chỉ đạt 70% so với trước nên nguồn cung khan hiếm. Điều này khiến cho giá gas thế giới tăng mạnh.
EIA cũng dự báo giá gas sẽ tiếp tục tăng trong những tháng mùa đông cuối năm và đạt đỉnh vào tháng 1/2022, sau đó có thể hạ nhiệt trong những tháng tiếp theo của năm 2022 khi thời tiết dần ấm lên.
Gas đắt xoay sang dùng điện
Với việc giá gas trong nước lần thứ chín trong năm tăng mạnh, người tiêu dùng đang áp dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm nhiên liệu.
Chị Sinh, chủ cửa hàng bán cháo sườn trên phố Đội Cấn cho biết, chị dùng bếp gas để ninh xương và quấy cháo sườn nên mỗi tháng dùng hết 1 bình gas 45 kg.
Với giá gas tăng liên tục từ đầu năm đến nay nhưng giá bán cháo sườn không thể tăng do dịch bệnh khó khăn, người tiêu dùng càng ngày càng thắt chặt chi tiêu. Vì vậy, cửa hàng đã đầu tư mua 1 nồi điện để hầm xương nhằm tiết kiệm chi phí nhiên liệu. Bên cạnh đó, cửa hàng cũng liên tục làm vệ sinh bếp gas công nghiệp, không để muội bám dính nhằm nâng cao hiệu suất đun nấu, chị Sinh cho biết.
Trong khi đó, bà Quyên, một cán bộ hưu trí ở Tập thể Trung Tự, Hà Nội cho biết, con trai bà đang chuẩn bị mua 1 bếp từ thay thế cho bếp gas đã cũ để chuyển sang dùng điện. Theo tính toán của con trai bà Quyên, đun bếp từ không chỉ giúp tiết kiệm thời gian đun nấu mà còn tiết kiệm nhiệt năng do làm nóng trực tiếp đáy nồi và không bị tỏa nhiệt lượng ra bên ngoài như bếp gas. Hơn thế nữa, đun bếp từ cũng an toàn hơn nhiều so với đun bếp gas ở khía cạnh an toàn cháy nổ. Thực tế là, nhiều người tiêu dùng đã mua phải gas giả sang chiết lậu nên nguy cơ cháy nổ càng lớn.
Cũng bà Quyên cho biết, để chuyển sang đun bếp từ, gia đình bà sẽ phải sắm bộ nồi inox dùng cho bếp từ nên cũng sẽ tốn 1 khoản tiền tối thiểu là 3 triệu đồng. Tuy nhiên, với giá điện sinh hoạt vẫn được nhà nước bù như hiện nay, đun bếp sử dụng điện sẽ an toàn và tiết kiệm hơn bếp gas.
Trong khi đó, Hoa, sinh viên Đại học Tài chính trọ ở Cổ Nhuế cho biết, cô và nhóm bạn sống xa nhà nên không muốn đầu tư mua bếp từ cũng như bộ nồi inox. Tuy nhiên, để ứng phó với giá gas tăng cao, cô và nhóm bạn quyết định không nấu ăn riêng rẽ như mọi khi mà sẽ tập hợp 6 người bạn để cùng nấu ăn. Như vậy, cùng một lần bật bếp gas lên nấu, cô và nhóm bạn sẽ nấu được thức ăn cho cả nhóm và điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm được chi phí cho mua gas hàng tháng.
Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, Hải quan phấn đấu thu đạt 335.000 tỷ đồng Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết: Từ nay tới cuối năm, ngành Hải quan đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, phấn đấu thu đạt 335.000 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu dự toán cả năm 2021 dù trong bối cảnh diễn biến COVID-19 vẫn khó lường. Tháo...