Hãng phim truyện Việt Nam bị bán vì thua lỗ triền miên
&’Giá trị thương hiệu của hãng phim truyện Việt Nam bằng 0 vì hãng thua lỗ triền miên và chưa bao giờ có lãi’- NSƯT Vương Đức nói.
Trước thông tin Tổng công ty vận tải thủy sẽ là chủ sở hữu mới của hãng phim truyện Việt Nam, phóng viên Zing.vn đã có cuộc trò chuyện với giám đốc đương nhiệm và cũng là giám đốc cuối cùng của hãng phim truyện Việt Nam (thời kỳ là hãng phim nhà nước), đạo diễn – NSƯT Vương Đức.
Đạo diễn – NSƯT Vương Đức, Giám đốc thứ 12 và là Giám đốc cuối cùng của hãng phim truyện Việt Nam thời kỳ nhà nước. Ảnh: NVCC
&’Giá trị thương hiệu của hãng phim truyện Việt Nam bằng 0′
- Thông tin Tổng công ty vận tải thủy mua lại hãng phim truyện Việt Nam được cho là dấu chấm hết cho thời kỳ làm phim bao cấp ở hãng. Theo ông, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến số phận của hãng phim, của các nghệ sĩ đang làm việc tại đây, và của chính cá nhân ông?
- Con đường cổ phần hóa là con đường tất yếu, và đây là con đường văn minh hãng phim cần phải đi. Thực chất quá trình cổ phần hóa đã diễn ra cách đây 7-8 năm. Trước khi quy trình này bắt đầu, hãng đã có buổi đại hội công nhân viên chức bất thường để xin ý kiến về sự việc, khi ấy, 100% cánh tay đã giơ lên thể hiện sự đồng ý.
Đến nay, khi trải qua một thời gian dài “sống mòn” với điều kiện kinh tế khó khăn, hãng sẽ đổi chủ. Nếu trước đây, ông chủ của chúng tôi là nhà nước, thì nay, ông chủ của chúng tôi là một hãng tư nhân. Sự việc chỉ đơn giản là vậy. Cũng sẽ có những nghệ sĩ không đồng tình và cố tình không hiểu sự việc.
Cá nhân tôi là lãnh đạo hãng, sẽ là người chịu nhiều thiệt hại khi chuyển giao công việc. Nếu công ty tư nhân tin tưởng giữ tôi ở lại làm việc, tôi sẵn sàng. Nếu không, tôi sẽ từ bỏ tất cả để trở thành một đạo diễn tự do. Đó cũng là một hạnh phúc!
- Có ý kiến cho rằng, trong một thời gian dài kể từ khi ông giữ chức Giám đốc hãng phim truyện Việt Nam, hãng đã gặp muôn vàn khó khăn về tài chính và chính ông là người đã đẩy hãng phim đến tình cảnh này. Ông nghĩ gì?
- Người ta còn nghĩ, tôi sắp hết nhiệm kỳ, nên ai nói gì cũng nghe, ai bảo gì cũng đồng ý. Thực tế không phải như vậy. Khi tôi lên giữ chức giám đốc hãng năm 2009, hãng đã gặp muôn vàn khó khăn. Cơ sở vật chất tồi tàn. Những thiết bị chúng tôi được nhà nước cấp vốn cho thay thế lần gần nhất cách đây đã 10 năm. Ở hãng gần như không có tài sản gì đáng kể.
Khi định giá, giá trị doanh nghiệp của hãng là 20 tỷ đồng. RGiá trị thương hiệu bằng 0. Cũng cần phải nói cho rõ, giá trị thương hiệu ở đây không tính bằng phim, mà tính theo luật doanh nghiệp, chỉ những doanh nghiệp có lãi mới được tính giá trị thương hiệu. Hãng phim truyện Việt Nam chưa bao giờ có lãi. Chúng tôi thua lỗ triền miên. Vì chúng tôi làm phim không phải để tính lãi.
Cá nhân tôi cũng từng xây dựng bản kế hoạch trong suốt 2 năm ròng để xin cơ chế doanh nghiệp đặc thù cho hãng phim truyện Việt Nam. Vì tôi cũng cho rằng, phim truyện điện ảnh là một ngành đặc biệt, cần có sự hỗ trợ, ủng hộ từ phía nhà nước. Nhưng mọi cuộc họp giữa các Bộ liên quan đều không thành. Đó là thất bại của tôi.
Phim của hãng phim truyện Việt Nam luôn đứng trước thách thức bán vé khi ra rạp. Ảnh: ĐLPCC
&’Chúng tôi biết, mình làm phim bằng tiến thuế của dân’
- Lâu nay, những bộ phim của hãng phim truyện Việt Nam sản xuất thường là những bộ phim chiến tranh, phim lịch sử được nhà nước đặt hàng. Những bộ phim này chỉ chiếu chào mừng trong các dịp lễ tết rồi xếp kho, không thể bán vé khi ra rạp. Với cách làm phim này, các nhà làm phim ở hãng phim truyện VN sẽ đối mặt như thế nào khi có ông chủ tư nhân mới?
Video đang HOT
- Khi biết ông chủ mới của chúng tôi là Tổng công ty vận tải thủy, nhiều người đã hỏi, vậy giới nghệ sĩ của chúng tôi có đi… lái tàu không? Câu trả lời của tôi là: chúng tôi không biết làm gì ngoài làm phim. Việc hãng tiếp tục sản xuất phim đã được ghi rất rõ trong các bản cam kết, bàn giao.
Tất nhiên, việc làm phim ở hãng bây giờ sẽ phải khác. Rất khác. Ở đây, đã chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ làm phim dựa dẫm, phim bao cấp. Từ nay, tất cả các nghệ sĩ của hãng sẽ phải đứng trên đôi chân của mình. Họ sẽ phải biết cách thích ứng. Với phim nhà nước, phim đặt hàng, chúng tôi làm theo yêu cầu đặt ra của nhà nước. Với ông chủ tư nhân, khi doanh thu được đặt lên hàng đầu, chúng tôi sẽ phải có cách làm phim khác đi.
-Ở thời điểm Cục Điện ảnh VN thất thoát 42 tỷ đồng gây rúng động dư luận, một đạo diễn đã nói, điện ảnh Việt Nam sở dĩ “sống vật vã” như vậy vì luôn có những vụ thất thoát. Một một phim sản xuất hàng chục tỷ đồng không bán nổi một vé cũng có thể xem là một thất thoát. Ông nghĩ sao?
- Những vụ thất thoát xảy ra ở hãng phim truyện Việt Nam phải khẳng định là có, nhưng đó là trước đây, về sau này đã giảm thiểu đi rất nhiều. Chúng tôi ý thức được việc mình làm phim bằng tiền thuế của dân, nên mỗi chi tiêu cho phim đều cân đo đong đếm. Vì, nếu tiền thất thoát, chất lượng phim cũng sẽ… thất thoát. Nhìn một cảnh phim, chúng tôi có thể đánh giá, cảnh đó phải chi khoảng bao nhiều tiền.
Cơ sở vật chất tồi tàn và cuộc sống thiếu thốn đã tồn tại nhiều năm nay ở hãng phim truyện VN. Ảnh: Hoàng Hiệp
&’Điều còn lại cuối cùng là tài năng’
- Chất lượng của một bộ phim đôi khi không nằm ở tiền, không nằm ở chỉ đạo của ông chủ, mà nằm ở tài năng của đạo diễn. Nhìn vào thực lực nhân sự ở hãng, ông có cho rằng, họ đủ sức để làm phim trong cơ chế mới – khi mà, chuyện bán vé là chuyện sống còn của việc làm phim?
- Chúng tôi có những đạo diễn trẻ, những nhân tố trẻ có tài. Tôi đã giới thiệu họ trong cuộc gặp với nhà đầu tư và được hoan nghênh. Đây sẽ là cơ hội để hãng phim tái cơ cấu và thay đổi tư duy làm phim, cách thức làm phim. Cổ phần hóa là con đường văn minh. Thế giới đều thế, tại sao chúng tôi lại không?
Sẽ có ý kiến cho rằng, chúng tôi đang làm mất một thương hiệu phim, và làm mất một hãng phim với bề dày lịch sử. Tôi khẳng định, quá khứ hiển vinh sẽ mãi hiển vinh. Những giá trị vô giá ấy không gì có thể làm lu mờ, không gì có thể bôi xóa được.
Cuối cùng, đứng trước ngã rẽ mới, những ai tài năng, những ai có năng lực sẽ tiếp tục con đường mới.
-Lý do nào khiến ông có thể lạc quan trước tương lai mới của hãng phim truyện Việt Nam?
-Tôi có niềm tin vào những nhà làm phim tài năng của hãng. Họ sẽ biết cách để làm phim trong giai đoạn mới. Vì sao ư? Vì họ yêu điện ảnh. Họ sẽ biết cách để khiến những nhà đầu tư cũng sẽ yêu điện ảnh. Từ sự đồng điệu và tình yêu này, chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Còn nếu không, chuyện giải thể hãng phim, cũng là điều mà tất cả chúng ta sẽ phải chấp nhận.
Hãng phim truyện Việt Nam là hãng phim đầu tiên sản xuất phim ở Việt Nam. Hãng thành lập năm 1953. Năm 1959, bộ phim Chung một dòng sông ra đời đánh dấu viên gạch đầu tiên của dòng phim cách mạng kinh điển. Sau hơn 50 năm tồn tại, hãng đã sản xuất hơn 300 bộ phim trong đó nhiều bộ phim được ví là niềm tự hào của điện ảnh Việt như: Con chim Vành Khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Mối tình đầu, Làng Vũ Đại ngày ấy…
Ngày 29 tháng 6 năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim Truyện Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim Truyện Việt Nam. Năm 2016, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim truyện Việt Nam tiến hành cổ phẩn hóa, chuyển giao sở hữu cho Tổng công ty vận tải thủy.
Theo Zing
Trấn Thành lộ ảnh "thân mật" với bạn diễn nữ khi không có Hari Won
Không có Hari Won ở cạnh, Trấn Thành ngồi dựa sát vào Sam trong khi nàng "hotgirl" cũng khoác tay nam danh hài rất tình tứ.
Mới đây, đoàn làm phim Nắng đã hé lộ một số hình ảnh hậu trường buổi chụp ảnh poster cho phim, hé lộ hình ảnh Trấn Thành nhiều lần "thân mật", tình tứ bên hotgirl Sam. Dẫu hiện tại, anh đang hẹn hò hạnh phúc bên bạn gái "phim giả tình thật" Hari Won nhưng nam danh hài vẫn rất rạch ròi giữa đời tư và công việc. Trước ống kính, Trấn Thành còn không ngại cười đùa vui vẻ hay thậm chí là cõng Sam trên lưng.
Trấn Thành hài hước tạo dáng bên hotgirl Sam.
Cả hai chăm chú lắng nghe chỉ dẫn từ ê kíp, Sam vẫn thân mật khoác tay và ngồi sát vào Trấn Thành.
Gia đình của "cô Mưa thiểu năng" cũng có những hình ảnh vô cùng đáng yêu.
Trước đó, ê kíp đã tung ra bộ ảnh xúc động về tình mẫu tử giữa Mưa (Thu Trang) và con gái 5 tuổi Nắng (bé Kim Thư). Mưa vốn bị thiểu năng nhưng may mắn được trời ban cho đứa con lanh lẹ và biết yêu thương mẹ, cuộc sống của hai mẹ con đơn giản và bình dị như bao mảnh đời khác, nhưng trong ánh mắt Nắng, niềm hạnh phúc và tình yêu thương dành cho con luôn tròn đầy. Không ngại khó khăn vật chất, Nắng - Mưa vẫn tươi cười rạng rỡ và nắm tay nhau tiến về phía trước.
Ngày đầu tiên - ngày mà Mưa có Nắng. Cũng là lần đầu tiên "mẹ khờ" Mưa cảm nhận được ý nghĩa của nụ cười, đây cũng là lần đầu cô hiểu trọn vẹn mình khóc vì điều gì.
Những ngày hè nắng rát hay đêm mưa, hai mẹ con họ - "hai đứa trẻ" cùng nhau rong ruổi với xe ve chai và tập vé số còn dầy trên tay.
Cũng có những ngày mẹ con họ chia nhau đi các ngả đường để bán được nhiều hơn, nhanh hơn để về nhà cùng nhau sau mỗi ngày vất vả.
Cuối mỗi ngày hai mẹ con hẹn nhau tại vựa ve chai có bà chủ tốt bụng - người mà lúc nào cũng tranh thủ nhét vào tay hai mẹ con khi thì cái bánh, khi thì gói xôi, thậm chí là trả thêm tiền để hai mẹ con có tiền mua gạo.
Có những ngày Nắng bệnh, mẹ Mưa trốn Nắng một mình rong ruổi cần mẫn vừa đi lượm ve chai, vừa bán vé số một mình để kiếm tiền mua thuốc về cho Nắng, Mưa cố gắng bán thật nhiều vé số, lượm được thật nhiều ve chai, nhanh chân về nhà chăm sóc con.
Cũng có những ngày gian khó, mẹ Mưa bị giang hồ giựt hết vé số, cướp cả miếng cơm của bé Nắng đang bị bệnh ở nhà.
Người đi đường an ủi Mưa bằng ổ bánh mì, bằng ít đồng tiền lẻ đầy tình thương.
Nắng và Mưa luôn rộn rã tiếng cười dù cuộc sống ngoài kia còn nhiều xô bồ, tấp nập.
Nắng là câu chuyện về một bé gái 5 tuổi tên Nắng (bé Kim Thư), lanh lợi, đáng yêu sống cùng Trang - tên gọi thân thương là mẹ Mưa (Thu Trang), một người mẹ bị thiểu năng, ngờ nghệch. Hàng ngày, hai mẹ con nương tựa nhau trong một căn nhà hoang, sống qua ngày bằng việc bán vé số và lượm ve chai. Bé Nắng và mẹ Mưa luôn dành được sự đùm bọc che chở của ông Ba (Hoài Linh) bằng những tô hủ tíu cứu đói vào những ngày không đủ tiền sống. Sóng gió ập đến khi trên xe chở ve chai của Mưa xuất hiện "gói hàng lạ". Cô bị triệu tập, kết án tử hình trong khi chú Lâm "Si đa" (Trấn Thành) và mọi người tìm cách cứu cô qua khỏi ải gian khổ.
Phim sẽ được công chiếu vào ngày 29/4 trên toàn quốc.
Theo Leslie Salmon / Trí Thức Trẻ
Danh ca Ý Lan khen "Taxi, em tên gì?" không tiếc lời Là con gái của tài tử nổi tiếng Lê Quỳnh và danh ca Thái Thanh, Ý Lan nhận được nhiều lời mời đóng phim nhưng rồi vì chăm lo cho gia đình mà đành lỗi hẹn. Sau 40 năm, lần đầu tiên chị xem một bộ phim Việt Nam tại quê nhà. "Taxi, em tên gì?" rất dễ thương và đáng yêu -...