Hãng phim Nhật – TV Tokyo làm phim về làng chài Mũi Né
Đoàn làm phim sẽ quay những cảnh đẹp như đồi cát, cảng cá, cảnh đánh bắt cá bằng thuyền thúng ở làng chài Mũi Né.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản gửi Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ VH-TT&DL liên quan đến chương trình làm phim của các đạo diễn, quay phim, PV của kênh truyền hình TV Tokyo do ông Maruyama Masashi đăng ký làm trưởng đoàn.
Theo đó, đề nghị Cục Hợp tác quốc tế liên hệ với Sở TT&TT tỉnh Bình Thuận để được hướng dẫn các thủ tục cho đoàn làm phim của TV Tokyo hoạt động tại Bình Thuận.
Đoàn làm phim TV Tokyo đang tác nghiệp tại Nhật Bản (Nguồn: TV Tokyo).
Cụ thể, đoàn làm phim sẽ quay những cảnh đẹp tại Phan Thiết, Mũi Né như đồi cát, cảng cá, cảnh đánh bắt cá bằng thuyền thúng ở làng chài Mũi Né và ở thôn Hiệp An, xã Tân Tiến, thị xã La Gi (Bình Thuận) trong ngày 30-11. Theo UBND tỉnh Bình Thuận, nếu đoàn làm phim quay bằng flycam phải có văn bản đồng ý của Cục Tác chiến, Bộ Quốc phòng.
Được biết TV Tokyo có trụ sở tại Toranomon, Minato, Tokyo, là tập đoàn lớn về truyền thông của Nhật Bản do Nhật Bản Kinh Tế Tân Văn, một tờ báo chuyên về lĩnh vực tài chính, kinh doanh và công nghiệp nắm phần lớn cổ phần.
Theo Phương Nam ( Pháp luật TPHCM)
Video đang HOT
Nghề nghe 'cá thở' của thầy đìa miền Tây
Để có thầu ao khai thác cá kiếm lời hay không, những nông dân được mệnh danh là thầy đìa ở Cà Mau quan sát mặt nước, rình nghe tiếng cá ngớp, táp mồi, quẫy đuôi...
Bằng cách đó, họ sẽ tính ra được một mét vuông mặt nước có bao nhiêu cá rồi nhân lên cho cả đìa (ao), cả đoạn kênh. Các công đoạn đều được làm rất cẩn trọng, bởi chỉ cần sai sót nhỏ thì họ có khả năng lỗ vốn.
Ở Cà Mau, đồng đất U Minh Hạ được xem là nơi trú phú, thiên nhiên ban tặng nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Thời khai hoang mở đất, cư dân tứ xứ đến đây sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác cá đồng.
Bủa lưới chụp đìa thu hoạch cá đồng sau khi thỏa thuận giá cả. Ảnh: Phúc Hưng
Để đón luồng cá trước khi đào đìa, họ phải quan sát bằng cách nhìn trời, nhìn đất, nghe gió thổi rồi định vị. Chính nghề này đã giúp những lưu dân nghèo khổ gầy dựng nên cơ nghiệp.
Thầy đìa Năm Điệt (Nguyễn Văn Điệt, ở huyện U Minh) sống với nghề này hàng chục năm qua nói rằng, ngày xưa và bây giờ, hầu như làng xóm, gia đình nào cũng có đìa. Nó như một nét văn hóa đặc thù ở miệt rừng tràm này.
Người dân U Minh thu hoạch cá bằng nhiều cách như tát đìa, kéo lưới, mò, nhưng chụp đìa được xem là cách sáng tạo nhất. "Vùng này cá đồng tự nhiên nhiều vô kể nên người ta chỉ cần đào đìa, đợi nắng hạn là cá từ ngoài đồng lại ùn ùn kéo về trú ẩn đầy ắp", thầy địa Năm Điệt nói và cho biết ngoài khai thác cá tại ao nhà mình, nhiều người giàu kinh nghiệm còn đi đấu thầu các đoạn kênh thuộc quyền quản lý của Nhà nước rồi khai thác, bán kiếm lời.
Bí quyết hơn thua nhau giữa các thầy đìa là ở chỗ kinh nghiệm thực tế. Trước khi quyết định ra giá thầu, người mua phải xem vị trí đìa, hay đoạn kênh có tiếp xúc suốt ngày với ánh nắng mặt trời hay không. Vì theo họ, cá đồng ở nhiều nhất phải là nơi tránh ánh nắng và cả hướng gió bấc thổi dọc đìa. Ngoài ra, các ao còn phải nằm ở vùng đất cao để cá không chịu phèn đọng, bị nổ mắt hoặc còi cọc.
Kéo lưới thu hoạch cá dưới ao ở Cà Mau. Ảnh: Phúc Hưng
Thú vị hơn, các thầy đìa còn rình nghe tiếng cá ngớp, ục, táp mồi, quẫy đuôi hay thở. Nhiều người cẩn thận, họ phải thọc tay xuống mé đìa tìm dấu cá cọ mình, hay lặn xuống để xem có đụng nhiều cá hay không. Sau khi xác định cá nhiều hay ít, thầy đìa ra giá cuối cùng để thầu đoạn kênh rồi dùng lưới chụp.
Giàn lưới chụp đìa có lỗ nhỏ, dài hàng nghìn mét và lớn hơn khẩu đìa. Người chụp dọn sạch rong rêu, cỏ dại trên mặt nước rồi thả cuộn lưới xuống giữa lòng đìa, sau đó căng viền lưới ra hai bên thành đìa.
"Các viền lưới được ghim toàn bộ vào thành đìa, cá trong ao sẽ nằm dưới mặt lưới. Người chụp đìa chỉ cần ngồi đợi vài giờ cho cá ngộp, chúng sẽ men vào thành đìa, tìm chỗ chui lên để thở", thầy đìa Mười Thăng (Trịnh Nhựt Thăng) chia sẻ.
Khi đoán được cá đã chui lên hết mặt lưới phía trên, người ta bắt đầu ghim lưới lần thứ hai, dày hơn nhằm không cho cá còn đường mà chui ngược trở xuống lớp bùn dưới đáy. Sau đó họ kéo hai viền lưới lên, gom cá về một đầu để bắt.
Nghề nghe cá đồng thở để thầu đìa giúp nhiều gia đình ở Cà Mau tạo nên cơ nghiệp. Ảnh: Phúc Hưng
Nhiều thầy đìa giỏi nghề khẳng định, sau mùa chụp cá, mỗi gia đình thu về cả chục triệu, có người còn trúng đậm hàng trăm triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Tuy nhiên, nghề này cũng khiến một số thầy đìa thua lỗ, phải bỏ xứ đi tìm việc khác kiếm tiền về trả nợ.
Vốn nổi tiếng là thầy đìa "bách phát bách trúng", nhưng hơn 20 năm trước ông Sáu Quang (Hồ Minh Quang) phải rời quê vì một lần đón sai số lượng cá dưới đìa khiến ông lâm nợ.
Ông kể, vào mùa khô, khi các thầy đìa tề tựu tại đoạn kinh nuôi cá đồng ở các nông trường để chào giá mua. Chủ đoạn kênh dài hơn 5 km thách giá 100 triệu đồng. Trong lúc các thầy đìa khác chuẩn bị tư thế để đoán cá, ông hét giá 120 triệu đồng để mua.
"Với giá này tôi đã trúng thầu, nhưng khi chụp đìa tôi chỉ thu hoạch được vài trăm kg cá trắng (loại cá nhỏ), mỗi ký chỉ bán được 10 nghìn đồng", ông nói đó là lần thất bại đầu tiên trong đời nghề coi đìa mấy chục năm của mình.
Nhưng, câu chuyện thất bại của một vài người không làm cho giới thầy đìa vùng này nao núng. Mà họ còn trao đổi, chỉ bảo nhau các ngón nghề để đi thầu đìa không chỉ có ở vùng U Minh Hạ mà còn sang các tỉnh lân cận ở miền Tây.
Phúc Hưng
Theo VNE
Anh: Bắt được cá ngừ vây xanh khổng lồ 270 triệu đồng Con cá nặng tới 136kg, cần tới 5 người đàn ông để kéo nó lên thuyền. Con cá ngừ vây xanh nặng 136kg, có thể trị giá tới 270 triệu đồng Tờ Express đưa tin ngày 27.10 một nhóm các ngư dân ở Anh đã bắt được một con cá ngừ nặng tới 136kg. Thuyền của ông Gardner ra khơi cùng với 4...