Hãng ôtô Trung Quốc gây bất ngờ khi bán gần 1 triệu xe năm 2021
Doanh số xe ôtô Chery xuất khẩu ra nước ngoài trong năm 2021 lên tới 269.154 chiếc, cao hơn 136,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021 là năm thách thức với ngành công nghiệp ôtô. Đại dịch COVID-19 và sự thiếu hụt chip bán dẫn khiến kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thương hiệu xe ôtô Chery của Trung Quốc được thành lập năm 1997 và có trụ sở ở tỉnh An Huy đã đi ngược xu hướng và có cú tăng trưởng kỉ lục.
Theo công bố năm 2021, số xe Chery bán ra thị trường đạt 961.926 chiếc, con số này không chỉ là mức tăng lớn 31,7% so với cùng kỳ năm trước mà còn là kỉ lục với công ty này. Trong đó xuất khẩu 269.154 xe, cao hơn 136,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng bắt đầu xuất khẩu xe ra nước ngoài từ năm 2001. Thị trường xuất khẩu chính của thương hiệu này là Brazil, Ukraine, Russia, Chile, Venezuela, Columbia và Uruguay
Doanh số xe ôtô Chery xuất khẩu ra nước ngoài trong năm 2021 lên tới 269.154 chiếc, cao hơn 136,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Cùng với đó, Chery vẫn giữ được thứ hạng hàng đầu về xuất khẩu xe chở khách của Trung Quốc trong 19 năm liên tiếp. Chery tuyên bố có cơ sở người dùng toàn cầu hơn 10 triệu, bao gồm 1,95 triệu người dùng bên ngoài Trung Quốc. Hiện tại, Chery đã thành lập 6 cơ sở nghiên cứu và phát triển, 10 nhà máy, hơn 1.500 đại lý và cửa hàng dịch vụ ở nước ngoài với tổng lượng xe xuất khẩu tích lũy gần 2 triệu chiếc.
Để phục vụ khách hàng nước ngoài tốt hơn, Chery cũng cho biết họ hợp tác với IFLYtek, một công ty trí tuệ nhân tạo và giọng nói thông minh cho phép xe Chery nhận dạng các ngôn ngữ như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ả Rập, Ba Tư, v.v.
Hiện tại, Chery đã thành lập 6 cơ sở nghiên cứu và phát triển, 10 nhà máy, hơn 1.500 đại lý và cửa hàng dịch vụ ở nước ngoài.
Nhà sản xuất này cũng đã phát triển các sản phẩm phù hợp với môi trường, điều kiện thị trường và hành vi của người tiêu dùng ở một số khu vực đặc biệt. Chẳng hạn, tại Nam Mỹ, Chery cải thiện sức mạnh của phương tiện do điều kiện đường địa phương kém và đường đồi núi ngoằn ngoèo, trong khi ở Trung Đông, hãng xe Trung Quốc tăng cường niêm phong xe để bảo vệ các bộ phận bị mài mòn bởi cát bay trong không khí.
Con số gần 1 triệu xe bán ra của thương hiệu Chery của Trung Quốc không hề nhỏ khi so sánh với các ông lớn đình đám trên thế giới. Năm 2021, hãng Toyota Motor Corp đã đánh bại hãng Volkswagen AG của Đức trở thành nhà sản xuất ôtô bán chạy nhất thế giới
hãng xe Trung Quốc tăng cường niêm phong xe để bảo vệ các bộ phận bị mài mòn bởi cát bay trong không khí.
Theo số liệu công bố ngày 12/1, doanh số của Toyota từ tháng 1-11/2021 trên toàn cầu đạt 9,56 triệu chiếc, trong đó bao gồm doanh số của nhà sản xuất dòng xe nhỏ Daihatsu Motor Co và nhà sản xuất xe tải Hino Motors Ltd. Doanh số bán xe trên toàn cầu của hãng Volkswagen đã giảm 4,5% xuống 8,88 triệu chiếc.
Top 10 cầu vượt biển dài nhất thế giới du khách không thể bỏ qua
Ngoài việc kết nối giao thông, cầu vượt biển còn là những công trình kiến trúc độc đáo hút du khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới.
Những công trình giao thông hiếm có này nằm ở nước nào trên thế giới?
Video đang HOT
Mỗi quốc gia đều có những cây cầu đặc trưng cho đất nước của mình. Tuy nhiên, để có thể xây dựng những chiếc cầu vừa đẹp vừa đáp ứng được nhu cầu của con người không phải là chuyện một sớm một chiều. Bên cạnh các kinh phí xây dựng khổng lồ thì công sức, tấm lòng của những người lãnh đạo cấp trên đã cố gắng xây dựng những chiếc cầu mang lại sự thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong cả nước. Dưới đây là top 10 cây cầu đứng đầu trên thế giới.
Cầu vịnh Giao Châu được đầu tư 2,3 tỉ USD
1. Cầu vịnh Giao Châu (Trung Quốc)
Cầu vịnh Giao Châu là một cây cầu vượt biển dài nhất thế giới nằm ở tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc xuyên qua vịnh Giao Châu, kết nối huyện Hoàng Đảo, thành phố Thanh Đảo và đảo Hongdao. Đã được đi vào hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 2011 với kinh phí xây dựng đạt mức kỷ lục: 14,8 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỉ USD).
Cây cầu dài 36,48 km với 8 làn xe, để chống đỡ suốt chiều dài cầu phải có hơn 5.000 cây trụ đã được dựng lên. Nhờ có cây cầu mà người dân đã được rút ngắn 30 km lộ trình giữa 2 địa điểm này, giảm thời gian đi lại từ 40 phút xuống còn khoảng 20 phút.
Cầu Đông Hải, Trung Quốc: Cây cầu này nối Thượng Hải đại lục và cảng nước sâu Dương Sơn. Hơn 2,1 tỷ USD là mức chi phí để xây dựng. Đông Hải được thông xe lần đầu tiên vào năm 2005 và việc sử dụng cầu chỉ giới hạn cho xe tải và ôtô cần vào cảng.
2. Cầu Đông Hải (Trung Quốc)
Đông Hải là cây cầu lớn ở biển Đông và cũng là cây cầu vượt biển đầu tiên ở Trung Quốc, nối vùng đất liền Thượng Hải với Cảng Dương Sơn ở Trung Quốc. Cầu được đi vào hoạt động ngày 10 tháng 12 năm 2005, với có tổng chiều dài 32.5km, cũng có vài nhịp cầu dây văng cho phép những tàu lớn đi qua, với nhịp cầu lớn nhất 420 m.
King Fahd Causeway mang nhiều ý nghĩa chính trị khi nối liền 2 quốc gia Ả rập Saudi và đảo quốc Bahrain. Cây cầu có tổng chiều dài lên đến 25km với 4 làn đường được xây dựng trong vòng 5 năm kể từ năm 1981.
3. Cầu King Fahd Causeway (Ả Rập và Bahrain)
Cây cầu được thiết kế hình S với 3 phần. Phần trên mặt đất dài 3,7 km, phần giữa Luchaogang Đàm đến Đảo Dawugui là khoảng 25,3 km, phần giữa đảo Dawugui đến Đảo Xiaoyangshan là 3,5 km.
King Fahd Causeway là cây cầu nối liền Ả-rập Saudi và đảo quốc Bahrain. Cầu được chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26 tháng 11 năm 1986, với chiều dài 28km và 4 làn đường, tổng kinh phí lên tới 1,2 triệu đô được hỗ trợ hoàn toàn bởi phía Ả Rập Saudi.
Cây cầu này được xây dựng từ mong muốn của vua Saudi để nuôi dưỡng và củng cố thêm mối liên kết anh em giữa hai Vương quốc. Đồng thời, là con đường đi lại thuận tiện nhất để nhân dân hai bên phát triển kinh tế.
Vẻ đẹp của cầu Penang về đêm
4. Cầu Penang (Malaysia)
Penang Bridge là cây cầu lưu thông hai chiều giữa tỉnh Gelugor và Seberang Prai của bán đảo Malay, Malaysia. Cầu có chiều dài 8.4 dặm tương đương vơi 13,5km, là cây cầu dài nhất Malaysia. Cầu Penang Bridge hoàn thành vào tháng 9/1985 dưới sự thiết kế của Chin Fung Kee, một kỹ sư nổi niếng đồng thời là một người con của tỉnh Penang.
Cầu Rio - Niterói
5. Cầu Rio - Niterói (Brazil)
Rio-Niterói là cây cầu theo kiểu rầm hộp ở Vịnh Guanabara, Rio de Janeiro, Brazil. Đây là cây cầu bê tông dự ứng lực dài nhất ở Nam bán cầu, và dài thứ sáu trên toàn thế giới, nối từ thành phố Rio de Janeiro với thành phố Niterói. Cây cầu được đưa vào hoạt động ngày 4 tháng 3 năm 1974, với tên chính thức của cầu là "Cầu Tổng thống Costa e Silva" để tôn vinh vị tổng thống Brazil đã yêu cầu thực hiện công trình.
Tên chính thức của cầu là "Cầu Tổng thống Costa e Silva", để tôn vinh vị tổng thống Brazil đã yêu cầu thực hiện công trình. Cầu có chiều dài 13 km, gồm 8,836 m trên mặt nước và nhịp chính cầu cao 72 m trên mực nước cho phép hàng trăm tàu hàng, tàu khách ra vào vịnh mỗi tháng và có đến 140.000 lượt xe qua cầu trong một ngày.
Đây là cây cầu thu phí với hai làn xe chạy trên đường cao tốc xuyên Canada giữa thị trấn Borden-Carleton, tỉnh Đảo Prince Edward (tại Đường số 1) và khu Cape Jourimain, tỉnh New Brunswick
6. Cầu Confederation (Canada)
Nối liền đảo Edward Prince, phía Đông Canada với New Brunswick, với chiều dài 8 dặm (tương đương với 12,9km).
Cầu Confederation được xếp là một trong những thành tựu xây dựng xuất sắc nhất của Canada trong thế kỷ 20 với kinh phí 1 tỉ đô la và công sức làm việc miệt mài của hơn 5000 kỹ sư và công nhân. Cầu Confederation giúp cho việc đi lại của người dân thuận tiện và giảm bớt thời gian di chuyển.
Cầu San Mateo - Hayward nối liền bán đảo San Francissco với East Bay ở Bang California, Mỹ.
7. Cầu San Mateo - Hayward (San Francisco - Mỹ)
Với chiều dài 11,3km, San Mateo Bridge là cây cầu nối liền bán đảo San Francissco với East Bay ở Bang California, Mỹ. Cầu được chính thức xây dựng vào năm 1929 và trùng tu lại vào năm 1967 với kinh phí kỷ lục 70 triệu đôla. Mỗi ngày cầu có khoảng 93.000 lượt xe lưu thông trên 6 làn đường cầu San Mateo. Hiện cầu San Mateo còn được lắp đặt thiết bị phát hiện địa chấn nhằm chống lại hiểm họa động đất.
Với chiều dài gần 11km, cầu Bảy Dặm là một điểm đến du khách không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến tiểu bang Florida (Hoa Kỳ).
8. Cầu bảy dặm (Florida - Mỹ)
Gần đúng với tên gọi "Seven mile bridge", cây cầu này có chiều dài thực là 6,79 dặm tương đương 10,93km chạy qua eo biển nối liền vịnh Mexico và bang Florida.
Cầu được xây dựng từ một dự án đường ray xuyên biển giữa Miami-Keywest, sau sự tàn phá nặng nề của hai cơn bão vào năm 1935 và 1960, cầu bảy dặm đã được chính phủ Mỹ đầu tư sửa chữa và hoàn thành vào năm 1982. Đó cũng chính là lý do mà ở đây có tới hai chiếc cầu trong cùng một vị trí.
Đặc biệt, vào tháng 4 hàng năm, cầu sẽ ngừng lưu thông xe trong gần 2 tiếng rưỡi để tổ chức một cuộc thi chay việt dã mang tên " Fun run" hay " Seven mile bridge run". Giải việt dã truyền thống này được tổ chức từ năm 1982 để kỷ niệm ngày khánh thành cầu Bảy dặm. Bởi vẻ đẹp hùng vĩ mà Cầu Bảy Dặm đã thành bối cảnh cho rất nhiều bộ phim nổi tiếng như: "True lies, Fast & Furious, License to Kill, Up close & personal".
Cầu The Oresund nối liền từ thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) đến thành phố Malmo (Thụy Điển)
9. Cầu The Oresund (Đan Mạch và Thụy Điển)
Oresund là cây cầu kết hợp giữa một cầu dây văng trên mặt nước dài 8km và một đường hầm ngầm dưới lòng biển dài 4km, nối liền từ thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) đến thành phố Malmo (Thụy Điển). Cây cầu được xem như một kiệt tác kiến trúc độc đáo của thiết kế bởi kiến trúc sư Đan Mạch George K.S. Rotne.
Cây cầu bắt đầu đi vào hoạt động ngày 1 tháng 7 năm 2000, con đường bao gồm cả 4 làn xe trên đường bộ và đường dành riêng cho tàu hỏa. Nhờ có sợi dây kết nối này mà người dân có thể thuận tiện đi lại và làm việc ở cả hai quốc gia. Vì giá đất ở thành phố Malmo thấp hơn rất nhiều so với giá đất ở thủ đô Copenhagen nên có rất nhiều người mua nhà ở Thụy Điển, sau đó đi qua cầu đến Copenhagen để làm việc.
Cầu Akashi Kaikyo là cây cầu treo dài nhất trên thế giới, nối thành phố Kobe thuộc Tỉnh Hyogo và Đảo Iwaji với chiều dài khoảng 4 km. Du khách có thể nhận ra cây cầu qua hai tháp chính biểu tượng nhô lên trên trời. Cầu còn được gọi là Cầu ngọc trai do ánh đèn trên cầu về đêm biến nó thành một chuỗi hạt ngọc trai.
10. Cầu Akashi Kaikyo (Nhật Bản)
Cầu Akashi Kaikyo còn có tên tiếng Anh là Pearl Bridge, đây là cầu treo kiểu dây võng bắc qua vịnh Akashi, nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji. Cầu được đưa vào hoạt động ngày 5/4/1998, với tổng chiều dài cầu là 3.911m, chiều dài nhịp chính là 1.991m, hai nhịp biên dài 960 m.
Cầu được thiết kế với 2 hệ thống dầm cứng có khớp nối cho phép chịu đựng được sức gió lên tới 286 km/h (178 mph), chịu được động đất cấp 8.5 theo thang Richter và sự va đập của dòng nước.Tổng chi phí xây dựng cầu ước tính khoảng 500 tỷ Yên sắp xỉ $5 tỷ. Chi phí này dự tính sẽ được thu hồi bằng thu phí qua cầu.
Đội hình xe sang "đổ bộ" vào Việt Nam năm 2022 Thị trường xe ô tô tại Việt Nam chào đón 2022 với kế hoạch đưa về hàng loạt các mẫu xe sang đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Mercedes, Audi, Land Rover, Lexus sẽ là những hãng xe làm nên sự mới mẻ và sôi động trong năm 2022. Lexus Lexus đã chính nhận đặt hàng cho mẫu SUV...