Hãng ô tô Trung Quốc sẽ xuất xe sang Tây Âu
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Chery Automobile dự kiến bắt đầu xuất khẩu xe sang Tây Âu từ sau năm 2015.
“Hiện tại, chúng tôi vẫn đang tập trung vào hai thị trường xuất khẩu chính là Nga và Nam Mỹ. Mục tiêu của chúng tôi là bắt đầu bán xe tại Tây Âu từ sau năm 2015,” ông Lu Jianhui, Phó giám đốc Chery, phát biểu trong một hội thảo hôm 11/10 ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc.
Chery dự kiến xuất khẩu 180.000 xe trong năm nay, tăng gấp đôi so với mức gần 90.000 xe của năm ngoái, ông Lu cho biết. Con số được kỳ vọng tăng lên 1 triệu xe trong 7-8 năm tới.
Bắt đầu xuất khẩu xe từ năm 2002, Chery hiện là doanh nghiệp xuất khẩu ô tô lớn nhất của Trung Quốc.
Tháng trước, một tờ báo của Đức đã đưa tin rằng Chery đã thành lập một liên doanh trị giá 1,5 tỷ euro với Israel Corp., mang tên Chery Quantum Auto, để sản xuất 3 mẫu xe bán tại Trung Quốc và cũng để xuất khẩu sang châu Âu từ năm sau. Các mẫu xe này sẽ do nhà cung cấp Magna Steyr của Áo phát triển.
Liên doanh Chery Quantum Auto cho biết họ sẽ công bố thêm thông tin vào tháng 11 tới.
Các công ty Trung Quốc trước đây đã rất nỗ lực để thâm nhập thị trường châu Âu, nhưng doanh số còn thấp do uy tín chất lượng thấp và kết quả kiểm tra an toàn của xe không cao.
Nhật Minh
Theo dân trí
Ngành ô tô Trung Quốc kỳ vọng vào xuất khẩu
Ngành ô tô Trung Quốc có thể chứng kiến doanh số xuất khẩu kỷ lục trong năm nay, do nhu cầu xe giá rẻ ở một số nước tăng.
Video đang HOT
Geely bán được 213.381 xe tại Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh: Bloomberg)
Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc trong cả năm 2011 có thể đạt mức 800.000 chiếc, tăng 15% so với 681.000 chiếc của năm 2008 - thời trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đã tăng 57%, so với tỷ lệ tăng trưởng chỉ 3,2% tại thị trường trong nước.
"Nếu chỉ bán xe tại Trung Quốc thì không đủ," ông Lawrence Ang, Giám đốc Geely Automobile, cho biết. "Nhu cầu tiêu thụ xe hạng trung và giá rẻ ở các thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với ở Trung Quốc."
Các nhà sản xuất ô tô Geely, Great Wall và BYD của Trung Quốc muốn tăng xuất khẩu khi có thêm nhiều nhà máy mở ra và sức tiêu thụ trong nước giảm, không còn lạc quan ở mức 32% của năm ngoái. Các nhà máy ô tô nội địa Trung Quốc có thể sản xuất 40 triệu xe/năm vào năm 2015, cao hơn nhiều so với nhu cầu chỉ khoảng 27 triệu xe của thị trường trong nước, theo Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia - cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc
"Tăng xuất khẩu sẽ giúp các công ty khai thác hiệu quả công suất nhà máy và tăng doanh thu, tạo đà tăng trưởng," ông Harry Chen, một nhà phân tích của công ty chứng khoán Guotai Junan ở Thẩm Quyeensh, nhận định. "Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang khẩn trương xây dựng nhà máy và năng lực sản xuất sẽ vượt quá nhu cầu nội địa chỉ trong 3-5 năm tới."
Sự cạnh tranh từ GM, Honda
Xuất khẩu hiện chỉ chiếm 7,3% doanh số của các nhà sản xuất ô tô nội địa Trung Quốc, theo J.D. Power & Associates. Chính phủ nước này năm 2009 từng tuyên bố muốn xuất khẩu chiếm 10% doanh số vào năm sau.
Các thị trường xuất khẩu hàng đầu của ô tô Trung Quốc là Brazil, Algeria và Nga, theo Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu các sản phẩm máy móc và điện tử Trung Quốc.
Tiêu thụ ô tô tại Trung Quốc trong năm nay đã giảm, sau khi chính phủ khôi phục thuế mua hàng và hạn chế người dân ở một số thành phố mua xe, trong đó có Bắc Kinh. GM và Honda cũng đã ra mắt những thương hiệu xe giá rẻ dành riêng cho thị trường Trung Quốc nhằm thu hút những khách hàng lần đầu mua ô tô - đối tượng trước nay thường tìm đến các thương hiệu ô tô trong nước.
Thị trường Úc, Nga
Geely đã bán được 213.381 xe tại Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu của Volvo - thương hiệu hiện đã thuộc sở hữu của Geely - trong nửa đầu năm nay tăng 93% lên 13.385 xe, với Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ là các thị trường lớn nhất.
Cả năm ngoái, Geely xuất khẩu được 22.653 xe. CEO Gui Shengyue cho biết mục tiêu của công ty là xuất khẩu chiếm ít nhất một nửa doanh số vào năm 2015.
Great Wall đã xuất khẩu 12.717 xe bán tải và 12.707 xe thể thao việt dã trong 6 tháng đầu năm, với Nga, Úc và Chile là những thị trường lớn nhất. Great Wall, công ty xuất khẩu ô tô lớn nhất Trung Quốc trong năm ngoái, muốn tăng hơn 2 lần tỷ lệ xuất khẩu, từ 14% hiện tại lên 30% vào năm 2015, bằng việc ra mắt những mẫu xe mới.
"Chúng tôi cần thâm nhập sâu hơn vào những thị trường như Úc, nơi chúng tôi đã có hoạt động xuất khẩu, và củng cố hình ảnh thương hiệu," Chủ tịch Wei Jianjun của Great Wall cho biết.
Công ty cũng dự kiến hoàn tất việc niêm yết cổ phiếu lên thị trường chứng khoán Thượng Hải để huy động 3,17 tỷ nhân dân tệ thực hiện các dự án nâng công suất.
Đồng nhân dân tệ lên giá
Kế hoạch xuất khẩu của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc bị cản trở bởi việc đồng nội tệ lên giá, ăn lạm vào lợi nhuận và làm tăng giá xe ô tô Trung Quốc ở nước ngoài.
Ngày 11/8, đồng nội tệ của Trung Quốc lần đầu tiên trong vòng 17 năm đã vượt mức 6,4 tệ/USD giữa lúc có thông tin ngân hàng trung ương sẽ để đồng nhân dân tệ tăng giá để kiềm chế lạm phát.
Trước tình hình đó, Geely và Great Wall muốn chốt thêm nhiều hợp đồng bằng nhân dân tệ thay vì đô-la Mỹ. Great Wall cũng sẽ làm việc với các ngân hàng để chốt tỷ giá hối đoái, nhằm giảm tối đa biến động
"Nếu đồng nhân dân tệ không tăng giá nhiều như vậy, chúng tôi đã có thể xuất khẩu nhiều hơn," ông Ang cho biết. "Đồng nhân dân tệ lên giá là yếu tố bất lợi lớn đối với hoạt động xuất khẩu của chúng tôi.
Thị trường Mỹ, châu Âu
Để thực hiện được mục tiêu xuất khẩu chiếm 10% doanh số, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có kế hoạch xúc tiến xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu
Tháng trước, Geely đã ký một thỏa thuận với Manganese Bronze Holdings Plc., nhà sản xuất xe taxi London, để cung cấp xe và phụ tùng tại Anh. Geely năm 2006 đã trở thành nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đầu tiên mang xe tới tham dự Triển lãm ô tô Detroit ở Bắc Mỹ.
Hiện sở hữu khoảng 20% cổ phần công ty Manganese Bronze, Geely đã hoãn kế hoạch tiêu thụ mẫu Free Cruiser tại Mỹ vào năm 2008, với lý do cần thêm thời gian để chuẩn bị.
"Thâm nhập các thị trường phát triển là một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển của Geely," CEO Gui nói.
Great Wall, nhà sản xuất xe việt dã lớn nhất Trung Quốc, đã ra mắt mẫu Hover H6 động cơ diesel tại Ý vào tháng trước. Công ty dự kiến tiêu thụ xe tại Bắc Mỹ vào năm 2015, theo lời Phó chủ tịch Huang Yong.
BYD, nhà sản xuất ô tô nhận được sự hậu thuẫn từ công ty đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffet, cho biết sẽ chỉ định các đại lý tại Mỹ trong năm nay để tiêu thụ xe e6 chạy hoàn toàn bằng điện. Hãng sẽ xuất khẩu xe e6 và các xe buýt chạy điện sang Mỹ và châu Âu trong năm 2012, và xe e6 tay lái nghịch sang Hồng Kông vào tháng 6
So với các thị trường đang phát triển, người tiêu dùng Mỹ là đối tượng khó chinh phục hơn đối với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, theo ông Kevin Tynan, chuyên gia phân tích ngành ô tô của Bloomberg Industries, nhận định.
Theo kết quả một cuộc khảo sát do công ty GfK Automotive ở New York thực hiện, khoảng 2/3 khách mua ô tô tiềm năng ở Mỹ sẽ không đếm xỉa đến một thương hiệu Trung Quốc, dựa trên số liệu tổng hợp trong quý IV/2010.
"Đơn giản là các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc làm xe chưa đủ tốt để tăng thị phần ở các thị trường ô tô khó tính," ông Tynan cho biết. "Đó sẽ là nhiệm vụ không nhỏ và có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để thực hiện."
Theo Dân Trí
Ô tô Trung Quốc lách "ngõ nhỏ" vào Mỹ Sau thất bại của nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong nỗ lực chinh phục thị trường Mỹ, hiện chỉ còn lại BYD nhiều khả năng thành công nhất với hướng tấn công phân khúc xe "xanh". Đây là năm thứ 3 liên tiếp tại Triển lãm ô tô quốc tế Bắc Mỹ (NAIAS), nhà sản xuất ô tô BYD của...