Hãng ô tô Porsche triệu hồi hàng nghìn mẫu xe điện Taycan do lỗi pin
Ngày 9/5, hãng sản xuất ô tô thể thao Porsche (Đức) cho biết đã triệu hồi hàng nghìn mẫu xe điện Taycan do có nguy cơ bị cháy pin.
Biểu tượng Porsche tại trụ sở của công ty này ở Stuttgart, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một người phát ngôn của Porsche, lỗi trong một số pin của xe điện có thể gây ra hiện tượng chập mạch và cháy pin. Ban đầu Porsche xác định 858 chiếc Taycan có nguy cơ này và đã triệu hồi hồi đầu năm nay, tuy nhiên sau khi kiểm tra kỹ hơn, hãng cho rằng có thể còn nhiều xe khác cũng bị ảnh hưởng.
Theo Porsche, 2.936 xe thể thao 4 cửa của hãng đã có những hiện tượng bất thường, đòi hỏi phải thay thế các mô-đun trong hệ thống pin có trọng lượng 600 kg được đặt dưới gầm xe. Ngoài ra, có thêm 4.522 chiếc Taycan chưa được kiểm tra và cần phải được đưa đến các cửa hàng sửa chữa để xem có bị mắc lỗi này hay không.
Ngoài Porsche, các hãng ô tô khác như Renault, Ford và General Motors gần đây cũng đã phải triệu hồi các mẫu xe điện do lỗi tương tự.
Các pin của xe Taycan do hãng điện tử LG (Hàn Quốc) sản xuất, trong khi bản thân loại pin này được lắp ráp tại Đức trước khi được lắp đặt cho các xe ô tô tại nhà máy Zuffenhausen của Porsche. Ra mắt Taycan hồi năm 2019, Porche đã bán được hơn 40.000 xe điện này trong năm 2023, tăng 16,7% so với năm trước đó. Là mẫu xe điện đầu tiên của Porsche, Taycan đóng vai trò quan trọng đối với thương hiệu ô tô này và theo dự kiến, vào năm 2030, 80% doanh số của hãng sẽ là xe điện khi Porsche chuyển đổi dần số ô tô còn lại từ mẫu xe SUV Macan nhỏ trong năm nay sang mẫu xe thể thao 718 vào năm 2025.
IMF: Đức sẽ vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong năm nay
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Đức năm 2023 sẽ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ước tính của IMF, GDP danh nghĩa năm 2023 của Đức sẽ đạt 4.430 tỷ USD, của Nhật Bản chỉ là 4.230 tỷ USD, vì vậy quy mô nền kinh tế Đức sẽ chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc. IMF cũng dự báo GDP bình quân của Đức là 52.824 USD, còn của Nhật Bản là 33.950 USD.
GDP danh nghĩa là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một quốc gia, tính theo giá hiện tại chưa kể lạm phát.
Một phần nguyên nhân của sự đổi ngôi này là đồng yen của Nhật Bản yếu đi, khiến GDP giảm khi quy đổi sang USD. Ngày 24/10, đồng nội tệ Nhật Bản đã lần thứ hai trong năm nay vượt ngưỡng 150 yen đổi được 1 USD. Năm ngoái, việc đồng yen chạm mốc này khiến giới chức Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Đồng yen yếu đi do chênh lệch lãi suất giữa nước này và phương Tây. Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu nâng lãi suất mạnh tay để đối phó lạm phát, Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất âm. Điều này khiến nhà đầu tư bán đồng yen để chuyển sang các kênh khác cho lợi nhuận cao hơn.
Dù trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài, Nhật Bản vẫn giữ được vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Trong các năm tới, thứ hạng của Nhật Bản có thể còn tiếp tục giảm. IMF dự báo Nhật Bản trượt xuống vị trí thứ 5 trong giai đoạn 2026 - 2028. Khi đó, Ấn Độ có thể vượt lên để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Quan chức EU kêu gọi khiếu nại lên WTO về Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ Theo hãng tin Reuters (Anh) ngày 4/12, Chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), ông Bernd Lange, cho rằng trong một vài tháng tới, Liên minh châu Âu (EU) nên khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ. Trụ sở Tổ chức Thương mại thế...