Hãng ô tô lớn thứ 3 thế giới kiếm 15,2 tỷ USD trong năm đầu hợp nhất
Riêng lợi ích từ việc sáp nhập mang về lợi nhuận khoảng 3,6 tỷ đô la trong tổng lợi nhuận 15,2 tỷ đô la của hãng xe lớn thứ ba trên thế giới.
Ngày 23/2/2022, Tập đoàn công nghiệp ô tô Stellantis phát đi thông cáo từ trụ sở, cho biết họ đã kiếm được 13,4 tỷ euro (15,2 tỷ USD) trong năm đầu tiên sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của hai tập đoàn Fiat Chrysler Automobiles và PSA Group.
Trụ sở Stellantis tại Châu Âu
Lợi nhuận thu được tăng gần gấp ba lần so với trước khi sáp nhập với tư cách là hai tập đoàn xe hơi riêng biệt.
Video đang HOT
Tổng hợp lợi nhuận từ 2 tập đoàn riêng biệt của năm tài chính 2020 (trước khi sáp nhập, có hiệu lực vào ngày 17/1/2021) chỉ ở mức 4,79 tỷ euro.
Trong năm ngoái, doanh thu hợp nhất của Stellantis tăng 14%, đạt con số 152 tỷ euro, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 8,8%.
Giám đốc điều hành Stellantis – ông Carlos Tavares cho biết kết quả chứng minh rằng Stellantis có hiệu suất mạnh mẽ và đã vượt qua những khó khăn dữ dội trong năm.
Công ty cho biết lợi ích của riêng việc sáp nhập trị giá khoảng 3,2 tỷ euro (3,6 tỷ đô la) trong năm qua.
Chẳng hạn, sáp nhập giúp đẩy nhanh việc tung ra thị trường các loại xe chạy bằng pin, với doanh số bán xe điện đạt 388.000 chiếc – tăng 160%.
Stellantis đang giữ vị trí hãng xe lớn thứ ba thế giới về mặt doanh số tính bằng tiền, sở hữu các thương hiệu Jeep, Opel, Peugeot, Chrysler, Citroen, DS, Fiat, Maserati, Ram và Vauxhall.
Xe Xanh: Châu Âu xây dựng các siêu nhà máy sản xuất pin, đủ dùng cho 16,7 triệu xe điện/năm
Châu Âu hiện có các dự án xây dựng 38 siêu nhà máy có tổng sản lượng hàng năm là 1.000 gigawatt giờ (GWh) với chi phí ước tính 40 tỷ euro (48 tỷ USD) và đủ dùng cho khoảng 16,7 triệu xe điện/năm.
Tổ chức Transport & Environment (T&E) cho biết châu Âu hiện có các dự án xây dựng 38 siêu nhà máy có tổng sản lượng hàng năm là 1.000 gigawatt giờ (GWh) với chi phí ước tính 40 tỷ euro (48 tỷ USD).
Phát ngôn viên của T&E cho biết nguồn cung hàng năm này có thể đạt được trong giai đoạn 2029-2030 và sẽ tương đương với việc sản xuất 16,7 triệu pin xe điện.
Ngoài ra, Transport & Environment cho biết, nếu như các nhà quản lí xiết chặt hơn các tiêu chuẩn phát thải, việc này sẽ thúc đẩy xe điện chạy pin có thể chiếm tất cả doanh số bán xe mới tại 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2035.
Ngoài những dự án của Chính phủ, các hãng xe lớn tại châu Âu cũng có những kế hoạch riêng để phát triển sản xuất pin. Volkswagen của Đức đã đầu tư vào công ty khởi nghiệp Northvolt để sản xuất pin xe điện cùng kế hoạch xây dựng 5 nhà máy sản xuất pin khác.
Stellantis, công ty mẹ sở hữu các thương hiệu như Alfa Romeo, Chrysler, Fiat, Citroen... đang tìm kiếm hợp tác xây dựng hai nhà máy sản xuất pin của mình trong khi Tesla muốn nhà máy gần Berlin, trong tương lai sẽ là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới, với công suất 250 GWh đến năm 2030.
Các nhà sản xuất châu Á cũng đang đầu tư vào châu Âu, như tập đoàn AESC của Trung Quốc có kế hoạch hợp tác với Toyota và Renault về các nhà máy sản xuất pin ở Anh và Pháp. LG Chem và SKI của Hàn Quóc đã mở nhà máy ở Ba Lan và Hungary...
Châu Âu xây dựng các siêu nhà máy sản xuất pin cho ôtô điện Tổ chức Transport & Environment (T&E) cho biết châu Âu hiện có các dự án xây dựng 38 siêu nhà máy có tổng sản lượng hàng năm là 1.000 gigawatt giờ (GWh) với chi phí ước tính 40 tỷ euro (48 tỷ USD). Một trạm sạc xe điện tại Dresden, miền Đông nước Đức. (Ảnh: AFP) Do doanh số bán ôtô điện tăng...