Hãng ô tô Daimler giảm 2 giờ làm mỗi tuần để tránh sa thải lao động
Hãng chế tạo ô tô Daimler của Đức vừa thông báo hãng có kế hoạch đưa ra thêm các biện pháp cắt giảm chi phí bổ sung nhằm tránh tình trạng cắt giảm việc làm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Biểu tượng Daimler tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Ban giám đốc Daimler và Nghiệp đoàn Lao động (GWC) đã nhất trí giảm chi trả giờ làm cho nhân viên trong khu vực liên quan đến quản lý và sản xuất, với mức giảm 2 giờ làm mỗi tuần từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021.
Daimler cho biết thêm khoản tiền thưởng hàng năm mà hãng ô tô hạng sang của Đức này đưa ra vào năm ngoái sẽ được “chuyển đổi thành thời gian nghỉ làm bắt buộc cho mọi người”.
Video đang HOT
Các biện pháp cắt giảm chi phí nói trên của Daimler phản ánh “gánh nặng kinh tế đặc biệt” của đại dịch COVID-19 cũng như những nỗ lực của doanh nghiệp này nhằm đảm bảo việc làm cho người lao động.
Chủ tịch GWC tại Daimler, ông Michael Brecht nhấn mạnh lực lượng lao động tại Daimler sẽ được duy trì đến năm 2030, đồng thời loại bỏ khả năng sa thải vì lý do hoạt động.
Trước đó, Daimler thông báo lỗ ròng 1,9 tỷ euro (2,2 tỷ USD) trong quý II/2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, song hãng này dự báo sẽ đạt kết quả kinh doanh “khởi sắc” khi doanh số bán bắt đầu hồi phục./.
Các hãng ô tô thu lợi nhuận bao nhiêu trên mỗi xe bán ra?
Thống kê cho hay, Toyota thu lợi nhuận trung bình 533 euro (14,5 triệu đồng) trên mỗi xe bán ra, trong khi Volkswagen lỗ 415 euro tương ứng.
Volkswagen đang chịu khoản lỗ trung bình 415 euro trên mỗi xe bán ra, trong khi Toyota lãi cao hơn
Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Ô tô Đức (CAR) công bố ngày 18/8/2020 cho biết, kết quả tài chính của các nhà sản xuất ô tô trên thế giới 6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19, đã bộc lộ những "điểm yếu tiềm ẩn" của các hãng xe.
Cụ thể, thương hiệu có lãi lớn nhất trên mỗi xe bán ra là Porsche, kiếm được gần 10.000 euro trên mỗi chiếc ô tô, xếp sau là công ty Tesla của Mỹ với 2.890 euro mỗi xe và General Motors ở vị trí thứ ba với 780 euro lợi nhuận/xe.
Bên cạnh đó, Toyota kiếm được 533 euro/xe (tương đương 14,5 triệu đồng) trong khi nhà sản xuất ô tô Pháp PSA-Opel lãi 707 euro/xe trong nửa đầu năm, theo nghiên cứu.
Tuy nhiên, với mỗi chiếc xe bán ra, tập đoàn ô tô số 1 thế giới là Volkswagen đang chịu khoản lỗ 415 euro.
Ferdinand Dudenhoeffer, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ô tô Đức cho biết "Volkswagen chắc chắn phải có những điều chỉnh lớn hơn Toyota để tránh tai tiếng là nhà sản xuất ô tô số 1 nhưng lại thua lỗ".
Theo nghiên cứu, sự hợp nhất sắp tới của PSA-Opel và Fiat Chrysler sẽ làm giảm thêm lợi thế của Volkswagen về quy mô kinh tế, đe dọa vị thế nhà sản xuất lớn nhất toàn cầu.
Đồng thời, Volkswagen được hưởng lợi đáng kể từ hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc. Volkswagen "phải tăng tốc độ điều chỉnh giai đoạn hậu Covid-19", nghiên cứu CAR lưu ý.
Nếu không có hoạt động kinh doanh của Volkswagen tại Trung Quốc, mức lỗ trên mỗi xe du lịch thậm chí lên tới 631 euro. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Đức đã có thể giảm lỗ trên mỗi xe 34% thông qua các liên doanh của mình ở Trung Quốc.
Ông Dudenhoeffer nhấn mạnh: Việc kinh doanh ở Trung Quốc rất quan trọng đối với lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô Đức. Mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc là "một may mắn cho ngành công nghiệp ô tô của Đức".
Xe tải hạng nặng sẽ sử dụng pin nhiên liệu thay cho xăng dầu Các kế hoạch của Honda và Isuzu, Hyundai Motor, Daimler và Volvo, Nikola Motor đang vẽ lên bức tranh tổng quát về xu hướng xe tải chạy bằng pin. Xe tải hạng nặng chạy pin nhiên liệu do Toyota hợp tác với nhà sản xuất xe tải Hoa Kỳ Kenworth Trucks, Inc. phát triển. Ảnh: Toyota Một báo cáo của Công ty dữ...