Hàng nội khó qua “cửa ải” siêu thị
Các sản phẩm của doanh nghiệp (DN) trong nước đưa vào hệ thống siêu thị vẫn đang vướng những quy định, thủ tục khắc khe, đòi hỏi nhiều chi phí, chiết khấu cao, nhất là các siêu thị thuộc khối ngoại. Môi trường cạnh tranh lành mạnh là điều mà các DN nội mong mỏi trong lúc này.
Khi nói về những rào cản của hàng Việt hiện nay, bà Huỳnh Bảo Châu, Giám đốc marketing của công ty CP Cholimex Food, than thở rằng thị trường ngày càng dày đặc nhà phân phối ngoại hoặc hệ thống phân phối ngoại. Điều này làm nhiều DN Việt có nguy cơ bị đánh bật khỏi kênh phân phối hiện đại vì nhiều loại phí và mức chiết khấu đòi hỏi quá cao.
“Đá ngầm” hàng Việt
Thực ra, đây là tình hình khó khăn chung không những của Cholimex Food mà còn của các DN Việt Nam khác từ thực trạng thâu tóm ngành bán lẻ của khối ngoại.
Ông Nguyễn Ngọc Hoà, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp.HCM, cảnh báo nếu không nhận rõ tình hình và không có những giải pháp thích hợp, hiệu quả thì khả năng nước ngoài chiếm lĩnh hệ thống phân phối và thị trường nội địa là rất lớn. Các DN Việt, nhất là DN nhỏ và vừa sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm.
Những số liệu thống kê gần đây của giới chuyên gia cho thấy, trong kênh bán lẻ hiện đại (gồm hệ thống siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại…) ở Việt Nam, năm 2015, khối ngoại đã chiếm đến hơn 58% thị phần (doanh số đạt 45.500 tỷ đồng), khối nội chỉ còn chiếm hơn 41% (doanh số khoảng 32.000 tỷ đồng).
Nhưng đến năm 2020, tỷ lệ lúc đó được dự báo sẽ là 27,6% thị phần cho ngành bán lẻ hiện đại nội địa (doanh số khoảng 71.400 tỷ đồng) và 72,4% thị phần cho khối ngoại (đạt 187.000 tỷ đồng doanh thu).
Điều này cũng được đưa ra mổ xẻ trong buổi nhóm họp giữa Bộ Công Thương với các DN trong nước vào cuối tuần qua tại Tp.HCM, để bàn giải pháp kết nối hàng Việt và các kênh phân phối.
Video đang HOT
Theo bà Huỳnh Bảo Châu, sự đổ bộ của các DN phân phối nước ngoài sẽ kéo theo một loạt hàng hoá thương hiệu ngoại đến với người tiêu dùng Việt Nam. Đơn cử như Metro và BigC thì hàng Thái nhiều, với AEON thì hàng Nhật nhiều, còn với Lotte và Emart thì hàng hoá của Hàn Quốc sẽ chiếm phần lớn.
Hàng Việt có nguy cơ bị đánh bật khỏi kênh phân phối hiện đại vì nhiều loại phí và mức chiết khấu đòi hỏi quá cao
Trên thực tế, nhà phân phối có toàn quyền lựa chọn sản phẩm trưng bày trong không gian của mình. Vì thế, hàng Việt sẽ rất khó cạnh tranh trong việc trưng bày thu hút chú ý của người tiêu dùng cũng như tăng doanh số bán.
“Đơn cử, tại hệ thống siêu thị Metro đã cho thấy rõ điều này, khi lúc đầu mới thâm nhập vào Việt Nam thì họ còn ưu tiên dùng hàng Việt, nhưng càng về sau, hàng Việt dần bị loại bỏ và thay vào đó là sản phẩm của các nước khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản”, bà Châu chia sẻ.
Giới chuyên gia nhận định việc loại bỏ sản phẩm Việt được thực hiện xem ra rất hợp lý đối với khối ngoại nhưng rõ ràng là có sự cạnh tranh không lành mạnh, “đá đểu” với hàng Việt.
DN Việt sẽ phải trả hàng loạt các chi phí như trưng bày, phí mở mã hàng, phí thuê quầy kệ, quảng cáo hay thưởng doanh số… Mức chi phí này cũng được tăng rất tuỳ tiện theo từng năm.
Có vượt nổi “cửa ải”?
Nói như vị Giám đốc marketing của công ty CP Cholimex Food, để thực hiện các chương trình khuyến mãi hoặc mở các điểm bán mới, DN cung ứng hàng phải hỗ trợ chi phí khuyến mãi bằng cách giảm giá bán từ 15% đến 30% trong thời gian 10 – 30 ngày.
Ngoài ra, DN còn phải chi thêm những khoản chi phí không chính thức cho nhân viên siêu thị để hàng được đưa lên quầy kệ. Nếu không, hàng của DN nội sẽ bị nhét trong kho.
Đồng tình với những bức xúc này, đại diện của công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà thừa nhận việc triển khai mở rộng hệ thống phân phối sâu rộng cũng như đưa hàng hoá thương hiệu của DN mình vào các kênh siêu thị lớn, siêu thị có vốn nước ngoài vẫn còn nhiều điểm chưa thuận lợi.
Những vướng mắc ở đây, theo công ty này, đó là thủ tục khắt khe, phía siêu thị chưa có những chính sách linh hoạt, hỗ trợ DN trong giao nhận hàng hoá. Chưa kể, khu vực trưng bày ở siêu thị còn hạn chế khiến DN gặp khó trong việc giới thiệu sản phẩm.
Nhưng điểm đáng nói, như phản ánh của công ty Hồng Hà và nhiều DN nội địa khác là một số siêu thị lớn luôn yêu cầu mức chiết khấu cao hoặc phải trả nhiều khoản chi phí khi DN đưa sản phẩm vào trưng bày. Và hiện tại, các hệ thống siêu thị chưa chú trọng nhiều đến chương trình truyền thông kêu gọi sử dụng hàng Việt.
Ông Ngô Minh Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TH, than phiền rằng việc cung ứng hàng trong siêu thị có những quy định, điều khoản khiến DN phải tính toán, cân nhắc rất nhiều để duy trì kênh phân phối quan trọng này.
Đơn cử như chi phí bán hàng cao (12% – 18%), mỗi năm các hệ thống siêu thị đều đề nghị tăng mức chiết khấu 0,5 – 2%. Chi phí kê khai sản phẩm mới hoặc chi phí thuê mướn tại hệ thống siêu thị đều cao. Có nhiều hệ thống siêu thị quy định thời hạn sản phẩm là 80%, dẫn tới nhà cung cấp bỏ qua nhiều cơ hội bán hàng.
Vị lãnh đạo của Tập đoàn TH đề xuất các siêu thị nên căn cứ tình hình kinh doanh của nhà cung cấp, đưa ra mức chiết khấu thương mại hợp lý, giảm thiểu khoảng cách giá bán giữa kênh siêu thị và kênh truyền thống.
Theo Thơi bao kinh doanh
Khi hàng không giá rẻ bắt tay với nhà phân phối bán lẻ
Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific vừa công bố chương trình hợp tác cùng hệ thống Bic C và C Express Việt Nam để mang thêm lợi ích cho cộng đồng khách hàng đi máy bay.
Theo đó, mỗi 1.000 đồng thanh toán vé máy bay sẽ được cộng thưởng 20 điểm Big Xu. Điểm thưởng có thể sử dụng để nhận ưu đãi từ hệ thống siêu thị Big C và C Express cùng các đối tác trong nhiều lĩnh vực khác như ẩm thực, mua sắm, giải trí, du lịch, giáo dục và sức khỏe.
Đây là sự kết hợp đầu tiên giữa hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam - Jetstar Pacific cùng hệ thống siêu thị Big C và chuối cửa hàng tiện lợi C Express tại Việt Nam trong chương trình "Big Xu Club" dành cho thành viên sở hữu thẻ Big Xu.
Để tham gia chương trình tích lũy điểm thưởng, hành khách là thành viên của Big Xu Club thực hiện đặt vé máy bay tại trang web www.jetstar.com, sau đó điền thông tin chuyến bay và thẻ thành viên tại địa chỉ http://www.jetstar.com/vn/vi/cooperation/bigxu để tích hợp điểm thưởng. Chỉ áp dụng với những giao dịch đã hoàn tất việc thanh toán.
Mua vé máy bay được cộng điểm vào Big Xu của hệ thống siêu thị Big C
Trước đó, Jetstar Pacific cũng đã phối hợp triển khai chương trình cộng điểm thưởng cho thành viên Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines và khách hàng thường xuyên của Qantas Airways khi bay cùng Jetstar Pacific với các loại vé linh hoạt (Starter Plus) và tối ưu (Starter Max).
Ngoài ra, từ 11 giờ ngày 20/5 đến hết ngày 22/5 Jetstar Pacific thực hiện bán vé rẻ trên 4 đường bay quốc tế, giá vé từ 199.000 đồng/chặng giữa Hà Nội - Bangkok và TP.HCM- Bangkok, giữa Hà Nội - Hồng Kông và TP.HCM - Singapore có giá 499.000 đồng. Mức giá chưa bao gồm thuế và phí, có điều kiện áp dụng.
Theo_An ninh thủ đô
Hàng Việt đang bị 'o ép' bởi 2 gọng kìm Hàng Việt Nam đang chịu sự tấn công trực diện trên sân nhà bởi 2 gọng kìm thít chặt. Đó là hàng Trung Quốc vẫn không ngớt "làm mưa làm gió" và nay là hàng "Made in Thailand" tung hoành khắp các con phố thị thành, từ các hệ thống siêu thị đến đại lý bán lẻ, chợ truyền thống... Sức ép tấn...