Hàng Nhật ngày càng dễ mua
Tâm lý chuộng hàng Nhật của người tiêu dùng đang tạo cơ hội cho nhiều trang thương mại trực tuyến (online) chuyên bán hàng xách tay nở rộ, bên cạnh các cửa hàng bán hàng nhập khẩu chính thức từ quốc gia mặt trời mọc.
Nếu như trước đây, hàng Nhật tập trung vào phân khúc cao cấp thì nay những món hàng “made in Japan” đến tay người tiêu dùng trong nước dễ dàng và phong phú hơn.
Đa dạng sản phẩm
Một siêu thị Nhật Bản trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP HCM. Ảnh: Thành Hoa
Nói đến hàng Nhật nhập khẩu, người tiêu dùng thường nghĩ đến những mặt hàng cao cấp, dành cho người thu nhập cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều cửa hàng, siêu thị chuyên bán hàng Nhật ở TP HCM đã bắt đầu đa dạng hóa đối tượng khách hàng bằng việc “bình dân hóa” giá bán sản phẩm. Bên cạnh những mặt hàng cao cấp như thịt bò Kobe/Hokkaido, cá hồi, rượu hay một số thực phẩm cao cấp khác, trên các kệ hàng của những siêu thị này xuất hiện thêm nhiều mặt hàng có mức giá phải chăng.
Chị Kiều Trinh ở quận 1, TP HCM, cho biết ngày trước chỉ ở những cửa hàng đồng giá kinh doanh hàng gia dụng mới có những món hàng giá vài chục ngàn đồng. Giờ thì tới siêu thị lớn có thể mua được hộp bánh sản xuất tại Nhật chưa tới 100.000 đồng. “Hàng Nhật không còn hiếm hay quá đắt đỏ như trước kia nữa” – chị Trinh nhận xét.
Có mặt tại thị trường Việt Nam khá sớm, hiện các sản phẩm ở cửa hàng Hachi Hachi đã phong phú hơn cả về mặt hàng lẫn giá bán. Theo quản lý của một chi nhánh Hachi Hachi, nhờ thêm nhiều mặt hàng thực phẩm có mức giá phải chăng, xu hướng người thu nhập trung bình-khá chọn mua hàng Nhật bắt đầu tăng lên trong thời gian gần đây.
“Tiêu chí của những khách hàng này là hàng Nhật chính hãng nhưng giá cả không được quá cao. Nếu đáp ứng được nhu cầu này, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ qua hàng nhập khẩu của một số nước khác, chấp nhận chi nhiều tiền hơn một chút để mua hàng Nhật” – vị quản lý này nhận xét.
Ông Võ Văn Tâm, cửa hàng phó siêu thị Tokyo Mart chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TPHCM), cho biết hướng kinh doanh của cửa hàng là nhắm vào phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình-khá. Theo ông, nhu cầu sử dụng hàng hóa xuất xứ Nhật Bản, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, của đối tượng khách hàng này ngày càng cao. Do vậy, nếu có giá bán phù hợp, đây sẽ là tiềm năng lớn.
“Tất nhiên, những mặt hàng cao cấp sẽ không thể có giá thấp nhưng cửa hàng sẽ nhập về nhiều hơn những sản phẩm có giá phổ thông như bánh kẹo, thực phẩm tươi sống… Tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay sẽ là cơ hội lớn cho các thương hiệu Nhật Bản” – ông Tâm nhận định.
Chuộng hàng xách tay
Nếu như các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng, mỹ phẩm, quần áo được nhiều cửa hàng, siêu thị nhập khẩu bán với giá phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, thì những cửa hàng online chuyên bán hàng xách tay nhắm vào phân khúc khách hàng cao cấp.
Chị Ngọc Lan nhà ở quận 3, TP HCM, cho biết đang mua sữa Nhật từ các cửa hàng chuyên bán hàng xách tay về cho con dùng, mặc dù hiện nay nhiều cửa hàng Nhật Bản trên địa bàn thành phố có bán một số sản phẩm sữa khá nổi tiếng. Hàng không phải lúc nào cũng có sẵn, giá bán lại cao hơn so với hàng nhập khẩu chính thức, nhưng chị Lan cho rằng “tiền nào của đó”.
Còn chị Khánh Ly nhà ở quận Tân Phú thì cho rằng hàng xách tay chuyển về theo đường hàng không có thời gian vận chuyển nhanh hơn so với nhập chính thức số lượng lớn theo đường container. Nhờ vậy mà hàng không bị hư hỏng, nhất là các loại thực phẩm có thời hạn sử dụng ngắn.
Video đang HOT
Một số chủ cửa hàng online chuyên kinh doanh hàng xách tay từ Nhật hiện nay đã đa dạng hơn so với 2-3 năm trước. Không chỉ giới hạn ở các mặt hàng điện tử, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các cửa hàng online nhập nhiều hơn mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm và quần áo. Giá bán các sản phẩm này thường cao hơn nhiều lần so với hàng nhập khẩu chính thức.
Chị Phương Thảo, chủ shop online Santa Shop, cho biết lúc mới mở cửa hàng chỉ nhận đặt mua điện thoại, máy tính bảng. Sau này thì bán cả mì ống, rong biển, kem, bánh kẹo, sữa, các mặt hàng đông lạnh và mỹ phẩm, quần áo. “Hàng xách tay nên mỗi loại chỉ có một ít, khách muốn mua phải đặt trước”, chị Thảo nói.
Còn chị Phạm Thị Huyền, chủ shop online Wfamily, chuyên kinh doanh hàng xách tay Nhật Bản, cho biết hiện nay, một số hàng xách tay không chỉ dành riêng cho người thu nhập cao mà phù hợp với cả đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình-khá.
Chị cho biết ở một số thời điểm, các cửa hàng bên Nhật giảm giá, khuyến mãi nên giá bán (gồm cả tiền vận chuyển về Việt Nam) chỉ cao hơn hàng trong nước 20.000-30.000 đồng. Ví dụ, một cái áo thun “made in Japan” có thời điểm giảm còn 200.000 đồng, son dưỡng môi còn 150.000-200.000 đồng/sản phẩm. Các cửa hàng, siêu thị hàng Nhật trong nước không có nhiều mặt hàng khuyến mãi này nên nhiều người tiêu dùng vẫn chuộng hàng xách tay.
Hàng Nhật vào Việt Nam qua cửa hàng tiện lợi
Các chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản được xác định là kênh bán hàng quan trọng để tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này trong thời gian tới, ông Hirotaka Yasuzumi, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP HCM, cho biết trong khuôn khổ chuyến tham quan các cửa hàng tiện lợi Family Mart và Mini stop tại TP HCM của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hayashi Motoo ngày 20-3.
Tháp tùng ông Bộ trưởng của METI trong chuyến thăm Việt Nam lần này còn có đại diện bốn tập đoàn bán lẻ lớn tại Nhật Bản, cùng 16 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất rau củ quả, đồ dùng gia đình, bánh kẹo, các sản phẩm nông nghiệp, thịt bò, thủy sản, văn phòng phẩm và mỹ phẩm, để khảo sát khả năng đưa sản phẩm của mình vào Việt Nam.
Theo Bảo Uyên (SGTT)
Theo_Người lao động
Nháo nhào mua hàng hiệu giảm giá ngày Black Friday
Dòng người đổ về các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại mỗi lúc một đông. Bên trong các cửa hàng treo biển khuyến mãi lớn, khách hàng chen nhân mua sắm. Ai cũng mong chọn được món đồ ưng ý với mức giá giảm khủng trong ngày Black Friday.
Mặt hàng phụ kiện thời trang cũng được mọi người trang thủ chọn mua
Dòng người đổ về các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại mỗi lúc một đông. Bên trong các cửa hàng treo biển khuyến mãi lớn, khách hàng chen nhân mua sắm. Ai cũng mong chọn được món đồ ưng ý với mức giá giảm khủng trong ngày Black Friday.
Theo ghi nhận của PV. VietNamNet, năm nay, ngoài những nhãn hàng thời trang cao cấp, các thương hiệu nội địa cũng đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi với mức giảm giá từ 20-70% trong ngày 27/11, theo trào lưu Black Friday (Ngày thứ 6 đen tối) của Mỹ.
Tại các trung tâm thương mại lớn của Hà Nội như Vincom, The Garden, Parkson,... hay nhiều cửa hàng thời trang trên khắp các tuyến phố đều treo băng rôn thông báo chương trình ưu đãi, với mức giảm giá khủng khiến lượng người đổ về các cửa hàng thời trang mỗi lúc một đông.
Người dân chen chân mua sắm hàng giảm giá trong ngày Black Friday
Tại một cửa hàng thời trang ở Giảng Võ, bãi trông giữ xe đã chật kín ngay từ lúc mở cửa. Nhân viên trông giữ xe tại đây cho biết, để mua được hàng giảm giá, rất nhiều người còn đến sớm trước cả giờ cửa hàng mở cửa để xếp hàng. Họ cũng liên tục phải từ chối khách vì bãi giữ xe luôn quá tải.
Trong khi đó, bên trong cửa hàng, khách hàng chen chân mua sắm và xếp hàng dài chờ đến lượt thanh toán. Nhiều người thừa nhận, lượng người hôm nay đi mua sắm quá đông, đứng cả tiếng đồng hồ mà vẫn chưa tới lượt thanh toán.
Tương tự, lượng khách đổ về các trung tâm để mua sắm cũng ngày một đông. Đơn cử như Vimcom Bà Triệu, thởi điểm đông nhất là cận trưa, khi dân văn phòng, công sở tranh thủ thời gian nghỉ ngơi ít ỏi buổi trưa để đi mua sắm. Nhân viên một số cửa hàng tại trung tâm này nói rằng, hầu hết các mặt hàng thời trang như quần áo, túi xách, giày dép,... đều khuyến mãi từ 20-50% nên lượng khách đổ đến đây tăng gấp cả chục lần ngày thường.
"Mặc dù đã tăng số lượng hàng hóa lên nhưng do khách tăng đột biến, rất nhiều mặt hàng đã hết từ sớm", nhân viên tên Tuấn tại cửa hàng túi xách thời trang cao cấp Ch. chia sẻ.
Chị Trần Thị Thu Thủy làm việc ở một cơ quan trên đường Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) kể, chị và nhóm bạn tranh thủ qua đây buổi trưa để chọn vài món đồ ưng ý.
Trong khi đó, chị Nguyễn Lê Huyền ở Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) còn quyết định xin nghỉ làm cả ngày hôm nay để đi sắm đồ.
Xách trên tay 6-7 cái túi, chị Huyền chia sẻ: "Cơ hội cả năm mới có một lần nên tôi phải tranh thủ đi mua quần áo cho cả gia đình chứ ngày thường đâu có dám mua cả đống thế này đâu. Hôm nay nhiều mặt hàng giảm được 50%, một số khác chỉ giảm 20% nhưng như thế này tính ra cũng kha khá tiền rồi".
Dưới đây là một số hình ảnh người dân chen nhau mua sắm trong ngày Black Friday:
Ngay từ sáng sớm, bãi trông giữ xe của một số cửa hàng thời trang có chương trình giảm giá đã trở nên quá tải
Bên trong các cửa hàng là cả một biển người mua sắm
Các mặt hàng được mọi người chọn mua nhiều nhất là quần áo thời trang
Ngoài ra, mặt hàng túi xách cũng được mọi người lùng mua
Một số cửa hàng có mức giảm giá lớn khiến khách hàng đổ dồn đến mua sắm
Mặt hàng phụ kiện thời trang cũng được mọi người trang thủ chọn mua
Khách đông, các quần thanh toán tiền luôn trong tình trạng quá tải
Nhiều khi khách còn phải xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ mới tới lượt thanh toán
Theo Vietnamnet
Người tiêu dùng được thưởng tới 50 triệu khi báo tin về thực phẩm bẩn Người dân báo tin có giá trị về thực phẩm bẩn đến Phòng Thanh tra chuyên ngành của Bộ NN&PTNT sẽ được thưởng với số tiền thưởng được giới hạn trong khoảng 1-50 triệu đồng tùy vào mức độ quan trọng của thông tin. Hà Nội lập 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm Tháng hành động vì ATTP năm nay của...