Hàng nghìn xét nghiệm Covid-19 chậm trả, người dân bức xúc
Các quận huyện đang xúc tiến nhanh việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 những người đến từ Đà Nẵng. Tuy nhiên, người đã lấy mẫu xét nghiệm phản ánh tới chính quyền địa phương vì phải chờ kết quả quá lâu.
Báo cáo của PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn do UBND TPHCM tổ chức: “Ngoài 8 ca bệnh dương tính đã được phát hiện trong tuần qua, tính đến ngày 3/8 trên địa bàn thành phố có 234 người gặp các triệu chứng viêm hô hấp đang được cách ly theo dõi và xét nghiệm chẩn đoán tại các khu cách ly của các bệnh viện. Không trường hợp nào có triệu chứng nặng, 152 trường hợp đã có kết quả âm tính, 82 trường hợp còn lại đang chờ kết quả”.
PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, báo cáo tại cuộc họp trực tuyến về phòng chống dịch Covid-19 ở TPHCM
Qua điều tra dịch tễ, đến nay đã tiếp cận được 818 người tiếp xúc gần hoặc có liên quan đến các ca bệnh, tiếp cận được 818 người, tổ chức cách ly tập trung cho 282 người và cách ly tại nhà cho 536 người. Có 792 người đã được lấy mẫu xét nghiệm, hiện đã có 357 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, còn 435 người đang chờ kết quả. Các đơn vị y tế đã phối hợp chính quyền địa phương tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch theo quy định, tiếp tục truy vết, điều tra người tiếp xúc để cách ly y tế và xét nghiệm kiểm tra.
Video đang HOT
Liên quan tới những người từ Đà Nẵng đến TPHCM, PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, hiện đã có 36.745 người từng đến Đà Nẵng khai báo y tế tại 24 quận huyện. Trong đó 23.949 người đã được lấy mẫu xét nghiệm, tuy nhiên mới chỉ có 5.571 mẫu xét nghiệm cho kết quả, trong đó có 6 mẫu dương tính, các mẫu còn lại đều âm tính.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn còn hơn 18.000 mẫu đã lấy còn đang chờ kết quả và gần 13.000 người về từ Đà Nẵng đang chờ đến lượt xét nghiệm. Mặc dù Sở Y tế đã có những khuyến cáo, kêu gọi người dân bình tĩnh thực hiện theo các hướng dẫn của ngành y tế, trong thời gian chờ lấy mẫu xét nghiệm, chờ kết quả xét nghiệm cần tuân thủ việc cách ly chủ động tại nhà… Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người dân đã lo lắng, phản ánh lên chính quyền địa phương.
Mẫu xét nghiệm quá lớn diễn ra cùng lúc đang gây áp lực lên các phòng xét nghiệm
Ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2 cho biết, qua thống kê xác định trên địa bàn có 2.907 trường hợp từ Đà Nẵng trở về thành phố. Tới ngày 3/8, đã lấy được 2.300 mẫu xét nghiệm số còn lại đang chờ những ngày tiếp theo. Tuy nhiên, đến nay trong số các mẫu đã được lấy mới chỉ có 34 mẫu cho kết quả âm tính được trả. Tình hình xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm cho người dân đang diễn ra chậm. Người dân lo lắng, bày tỏ mong muốn sớm có kết quả xét nghiệm lần đầu để an tâm cách ly hoặc có giải pháp can thiệp điều trị sớm trong trường hợp nhiễm bệnh.
Trước thực tế trên, PGS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết: “Hiện nay, mỗi ngày hệ thống xét nghiệm của thành phố đang chạy hơn 2.000 mẫu, một số bệnh viện trước đây tham gia xét nghiệm Covid-19 đang được khởi động lại để cố gắng nâng công suất lên 5.000 mẫu mỗi ngày. Hiện nay Viện Pasteur cũng đang xét nghiệm Covid-19 nhưng còn vướng thủ tục thanh toán hợp đồng bảo hiểm y tế. Còn tại các bệnh viện thực hiện xét nghiệm, mỗi bệnh nhân sẽ được bảo hiểm chi trả hơn 700.000 đồng cho một lần xét nghiệm”.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, xét nghiệm là yếu tố then chốt để phát hiện sớm ca bệnh, việc này không thể vội vã mà cần phải chính xác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đang có sự chậm trễ xảy ra, Sở Y tế cần có giải pháp huy động các đơn vị đẩy nhanh xét nghiệm, cung cấp kết quả cho người nghi nhiễm để người dân an tâm, đồng thời đáp ứng nhanh với hoạt động phòng chống dịch, không để kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cộng đồng.
F1 và F2 của bệnh nhân 416 tại Quảng Ninh và Thừa Thiên Huế đều âm tính với virus SARS-CoV-2
Đà Nẵng, hệ thông y tế dự phòng trong cả nước đã kích hoạt và truy vết các trường hợp tiếp xúc, tiếp xúc gần để tiến hành xét nghiệm, cách ly, ngăn không cho có nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh minh họa: TTXVN
* Chiều 25/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh cho biết 2 trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan bệnh nhân số 416 (F1) tại Quảng Ninh đã được đưa vào cách ly tại Bệnh viện cách ly đặc biệt số 2 (Bệnh viện Lao phổi tỉnh Quảng Ninh) và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả ban đầu 2 trường hợp này âm tính với virus SARS-CoV-2.
"Chúng tôi đã tiến hành cách ly và xác định lịch trình di chuyển, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm đối với 2 trường hợp này. Khách sạn nơi 2 người nghỉ đã được phun khử trùng, cách ly tại chỗ toàn bộ nhân viên và khách du lịch nghỉ tại khách sạn. Lực lượng y tế và các lực lượng có liên quan luôn túc trực và sẵn sàng với các tình huống xảy ra, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng." - ông Diện cho biết thêm.
Được biết, 2 trường hợp này là Nguyễn H.T và Nguyễn H.N sinh sống tại Đà Nẵng, cùng công tác tại Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam. Qua điều tra bước đầu của Cục Hàng Hải Việt Nam, cả 2 có yếu tố dịch tễ liên quan tới bệnh nhân số 416 phát hiện tại thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể, ngày 22/7, 2 trường hợp này di chuyển từ Đà Nẵng ra thành phố Hải Phòng, nghỉ tại khách sạn Hương Sen, số 16 Minh Khai, quận Hồng Bàng. Sau 1 ngày, 2 trường hợp này tiếp tục di chuyển sang Quảng Ninh để cùng tham giải bóng đá do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức.
Ngay sau khi nhận được thông báo về lịch trình di chuyển, thành phố Hạ Long đã khoanh vùng và xác định định 2 trường hợp này nghỉ tại khách sạn Bin Bop, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long. Công tác phòng, chống dịch đang được thành phố Hạ Long triển khai hiệu quả để không có trường hợp lây lan trong cộng đồng.
*Thừa Thiên - Huế: Ngày 25/7, ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành truy vết, xác định trường hợp F2 (tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân số 416 tại Đà Nẵng), sinh năm 1999, trú tại thành phố Huế, hiện đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Trường hợp F2 này đang được yêu cầu tự cách ly tại nơi cư trú để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Ngày 25/7, tại cuộc họp giao ban phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh sẵn sàng triển khai các đội phản ứng nhanh, các chốt kiểm soát dịch bệnh, khu cách ly, rà soát hệ thống khai báo y tế.
Người từ địa phương khác đến Thừa Thiên - Huế sẽ phải khai báo y tế. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt việc đo thân nhiệt hành khách đến, khách đi, đeo khẩu trang, nhất là tại các cảng hàng không, cảng biển của địa phương. Công an phường, khu vực phải giám sát biến động dân cư trên địa bàn, nắm rõ tình hình người lạ xuất hiện trên địa bàn trong thời gian này để giám sát về y tế.
Trước diễn biến mới của dịch bệnh, tỉnh Thừa Thiên - Huế tăng cường kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, tăng giá... đối với các mặt hàng liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19. Tỉnh chú trọng kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi buôn bán mặt hàng liên quan đến phòng, chống dịch nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng...
Đà Nẵng: Xác định 1.079 người tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19 Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, hiện đã xác định được 1.079 người thuộc các diện tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ngày 25/7, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo về tình hình dịch Covid-19, ông Lê Trung Chinh - Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết hiện đã lấy 108 mẫu trong số...