Hàng nghìn thanh niên Thái Lan tính biểu tình vào cuối tuần
Hàng nghìn thanh niên Thái Lan dự kiến biểu tình ở Bangkok vào cuối tuần để yêu cầu cải cách chế độ quân chủ ở nước này.
Thái Lan chứng kiến các cuộc tuần hành của thanh niên diễn ra gần như mỗi ngày từ giữa tháng 7 nhằm yêu cầu cải tổ hoàn toàn chính quyền Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, cựu tư lệnh quân đội chỉ huy vụ đảo chính năm 2014.
Cuộc biểu tình ngày 19/9 dự kiến là sự kiện lớn nhất sau cuộc đảo chính 6 năm trước, bắt đầu từ Đại học Thammasat ở Bangkok và kéo dài đến hôm sau. Người biểu tình tuyên bố sẽ tuần hành tới tòa nhà chính phủ gần từ Đại học Thammasat, bất chấp chính quyền cảnh báo về điều này.
“Chúng tôi biểu tình ôn hòa song căng thẳng có thể xảy ra vào cuối tuần”, Panusaya Sithijirawattanakul, một trong các thủ lĩnh nhóm thanh niên, cho biết.
Sithijirawattanakul tuyên bố những người biểu tình sẽ tiếp tục kêu gọi cải cách chế độ quân chủ của Thái Lan, từng là chủ đề cấm kỵ do luật cấm phỉ báng hoàng gia. “Kế hoạch không phải xóa bỏ chế độ quân chủ mà là hiện đại hóa để nó thích ứng với xã hội của chúng ta”, Sithijirawattanakul nói.
Video đang HOT
Người biểu tình bật đèn flash trên điện thoại trong cuộc tuần hành tại Học viện Công nghệ Quốc vương Mongkut, Bangkok, Thái Lan, ngày 19/8. Ảnh: AFP.
Thái Lan trải qua một loạt cuộc tình bạo lực và đảo chính, với hơn 10 lần quân đội can thiệp, kể từ khi chế độ phong kiến chuyên chế chấm dứt năm 1932.
Cuộc biểu tình mới nhất do sinh viên Thái Lan lãnh đạo diễn ra ôn hòa, dù những lời kêu gọi thảo luận thẳng thắn và công khai về chế độ quân chủ của họ tạo ra làn sóng gây chấn động khắp vương quốc.
Người biểu tình đòi viết lại hiến pháp do chính quyền quân sự soạn thảo và có hiệu lực năm 2017, bị cho là tạo ra lợi thế cho Thủ tướng Prayut trong cuộc bầu cử năm ngoái, đồng thời yêu cầu chính phủ “ngừng quấy rối các đối thủ chính trị”.
Cựu lãnh đạo các cuộc biểu tình thuộc phe phái khác nhau hôm 17/9 kêu gọi chính phủ Thái Lan kiềm chế, trong động thái đoàn kết hiếm hoi. “Chúng tôi tin rằng nếu chính phủ không bắt đầu bạo lực, sẽ không ai phải chết”, Jatuporn Prompan, cựu lãnh đạo phe áo đỏ ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, cho biết.
“Khi mọi người muốn thay đổi chính trị, họ chỉ còn mỗi cách là biểu tình trên đường phố”, cựu lãnh đạo Liên minh Nhân dân vì Dân chủ Pipob Thongcha cho biết. Liên minh Nhân dân vì Dân chủ, thường được gọi là phe áo vàng, theo chủ nghĩa bảo hoàng và chống Thaksin.
Giới chức Thái Lan đã bắt hơn 20 sinh viên tham gia biểu tình, buộc tội họ “xúi giục nổi loạn” trước khi cho tại ngoại. Thủ tướng Prayut từng cảnh báo Thái Lan có thể “chìm trong biển lửa” nếu cuộc biểu tình của sinh viên đi quá xa.
Prayut ngày 17/8 kêu gọi không tụ tập đông người vì có thể gây ra đợt bùng phát Covid-19 thứ hai ở Thái Lan. Số ca nhiễm nCoV mới tại Thái Lan từ cuối tháng 4 hiếm khi vượt quá 10, song nền kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch của nước này chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch do phải đóng cửa biên giới.
“Gây ra đợt bùng phát mới có thể dẫn đến tác động xấu. Các cuộc biểu tình sẽ khiến quá trình phục hồi nền kinh tế của chúng ta bị đình trệ”, Thủ tướng Prayut nói trên truyền hình.
Cảnh sát Thái Lan cho biết họ sẽ triển khai 10.000 sĩ quan quanh khu vực diễn ra biểu tình ở thủ đô Bangkok vào cuối tuần để giám sát.
Hơn 10.000 người Thái Lan biểu tình
Hơn 10.000 người Thái Lan tập trung tại thủ đô Bangkok trong cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Những người tham gia biểu tình tập trung ở thủ đô Bangkok hôm 16/8, hô khẩu hiệu "đất nước thuộc về nhân dân", kêu gọi kiềm chế quyền lực của chế độ quân chủ, một chủ đề từng bị cấm kỵ tại Thái Lan, đồng thời yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, lập hiến pháp mới.
Các cuộc biểu tình do sinh viên Thái Lan dẫn đầu diễn ra gần như hàng ngày trong tháng qua, tuy nhiên, cuộc biểu tình hôm 16/8 thu hút số lượng lớn tham gia ở quốc gia Đông Nam Á này, nơi trải qua nhiều thập niên biểu tình và kết thúc bằng các cuộc đảo chính quân sự.
Người tham gia biểu tình ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, hôm 16/8. Ảnh: Reuters.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Traisulee Traisoranakul cho hay "Thủ tướng đã bày tỏ quan ngại với các quan chức và những người biểu tình nhằm tránh bạo lực". Ông Prayuth cũng lệnh cho nội các thực hiện các bước để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ. Cung điện hoàng gia Thái Lan hiện chưa bình luận thông tin.
Thủ tướng Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Yingluck Shinawatra. Sau cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Bất bình của người Thái Lan ngày càng tăng, liên quan các cáo buộc tham nhũng, các vụ bắt một số thủ lĩnh sinh viên vì biểu tình trước đó và suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19.
Một số nhóm sinh viên còn ra yêu sách 10 điểm, đòi cải cách chế độ quân chủ do Vua Maha Vajiralongkorn đứng đầu, gồm hạn chế quyền lực của vua với hiến pháp, tài sản hoàng gia và lực lượng vũ trang.
Động thái được xem là phá vỡ điều cấm kỵ hàng thập kỷ qua ở Thái Lan khi thách thức vai trò và quyền lực của hoàng gia. Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia và người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm. Tuy nhiên, Vua Vajiralongkorn đã yêu cầu Thủ tướng Prayuth không thi hành luật khi quân ở thời điểm này.
Thủ tướng Thái Lan 'lo ngại' về biểu tình sinh viên Thủ tướng Prayuth Chan-ocha bày tỏ lo ngại khi hàng nghìn sinh viên Thái Lan biểu tình đòi ông từ chức và kêu gọi cải cách chế độ quân chủ. "Vâng, tôi đã theo dõi biểu tình, sao lại không chứ?", ông Prayuth nói với các phóng viên ở Bangkok hôm nay, đề cập tới phong trào biểu tình ngày càng tăng do...