Hàng nghìn quả cầu băng xuất hiện trên bãi biển
Những khối cầu băng tròn như quả trứng chất đống trên bãi biển ở đảo Hailuoto, tạo nên cảnh tượng ngoạn mục khiến du khách thích thú.
Cầu băng bao phủ bãi biển Hailuoto. Ảnh: CNN.
Tarja Terentjeff, cư dân ở thành phố Oulu, chia sẻ ảnh chụp bãi biển phủ đầy quả cầu băng khi lái xe tới đảo Hailuoto để tham quan. “Đây là một hiện tượng kỳ thú mà tôi chưa từng thấy bao giờ”, Terentjeff chia sẻ.
Đảo Hailuoto nằm ở vịnh Bothnia, ngăn cách giữa Phần Lan và Đan Mạch ở vùng cực bắc của biển Baltic. Theo cư dân địa phương Sirpa Tero, khu vực cầu băng bao phủ dài tới hàng kilomet.
Cầu băng hình thành khi sóng biển gần bờ làm vỡ lớp băng mềm. Những lớp băng mềm bị ép vào nhau và đùn thành đống trong nước biển siêu lạnh. Khi sóng xô bờ, khối băng xoay tròn theo dòng nước, cuối cùng có dạng hình cầu trơn nhẵn.
Lý do cực từ phía Bắc Trái Đất di chuyển nhanh về phía Nga
Được phát hiện vào năm 1831, cực từ phía Bắc đã di chuyển liên tục từ Canada hướng về phía Siberia và Nga với quãng đường hơn 2.200 km.
Năm 2019, các nhà khoa học thông báo cực từ phía Bắc Trái Đất đang di chuyển về phía Siberia với tốc độ chóng mặt.
Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ xác nhận chưa từng có tiền lệ cho việc này và lập tức cập nhật lại Mô hình Từ trường Trái Đất (WMM) sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.
Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giả thuyết giải thích cho hiện tượng trên: sự thay đổi lực hút ở 2 mảng từ tính của Canada và Siberia.
Từ trường Trái Đất được hình thành từ các chuyển động của dòng kim loại nóng trong lõi của hành tinh. Từ trường có một cực Bắc và một cực Nam, vị trí của 2 điểm cực này di chuyển liên tục. Vị trí của cực từ phía Bắc được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1831.
Các nhà khoa học cũng xác nhận điểm cực từ này có di chuyển theo hướng xác định, vận tốc khoảng 9,6 km/năm. Tuy nhiên, tốc độ di chuyển bắt đầu tăng nhanh từ những năm 1990, tốc độ hơn 40 km/năm.
Từ 1990, cực từ phía Bắc di chuyển từ Canada hướng về Seberia với tốc độ nhanh. Ảnh: Nature.
Dẫn dắt bởi Tiến sĩ Philip Livermore, nhóm nghiên cứu tại Đại học Leeds Vương quốc Anh xem xét dữ liệu địa từ trong 20 năm qua và tìm thấy 2 mảng từ tính lớn bên dưới Canada và Siberia.
"Sự xuất hiện của 2 mảng từ tính ở khu vực vĩ độ cao tạo thành một trường từ tính độc lập, nơi mà điểm cực từ Bắc nằm ở giữa và chịu lực hút của 2 mảng từ này", nhóm nghiên cứu trình bày.
Các nhà nghiên cứu phát hiện mảng từ tính ở Canada đã bị giãn ra, làm lực hút ngày càng suy yếu, khiến điểm cực từ Bắc dần bị kéo về hướng mảng từ Siberia.
Tốc độ di chuyển của cực từ Bắc tăng nhanh vì càng ở gần mảng từ Siberia, cực từ sẽ bị tác động mạnh hơn. Các nhà nghiên cứu dự báo cực từ sẽ tiếp tục di chuyển khoảng 390-650 km trong thập kỷ tiếp theo.
Các tổ chức hàng hải dân sự, thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), lực lượng quân đội của Anh và Mỹ thường sử dụng WMM trong các hoạt động điều hướng.
Với tốc độ di chuyển nhanh như hiện tại của điểm từ cực Bắc, WMM có thể phải cập nhật mỗi năm thay vì 5 năm/lần như trước đó.
Thiên thạch to bao nhiêu mới đủ phá hủy Trái Đất? Trong trường hợp tiểu hành tinh hoặc thiên thạch có kích thước hơn 10 km, con người có thể rơi vào thảm cảnh giống với loài khủng long cách đây 65 triệu năm.
Khám phá cuộc sống ở thị trấn hẻo lánh nhất nước Nga Thị trấn Dikson nằm trên bán đảo Taimyr là khu vực có người ở nằm ở cực Bắc của nước Nga cũng như của lục địa Á - Âu, nơi được coi là "bên rìa thế giới" vì cuộc sống không có Internet hay biển quảng cáo... Toàn cảnh thị trấn Dikson trong "đêm dài Bắc Cực" vào mùa Đông khi trải qua...