Hàng nghìn ô tô, xe máy bị “đuối nước” ở Đà Nẵng xếp hàng dài chờ “cấp cứu”
Sau trận ngập lịch sử, ngày 10/12, hàng loạt xe ô tô và xe máy bị “đuối nước” ở Đà Nẵng đã phải sắp hàng dài tại các gara đợi đến lượt để được sửa chữa.
Clip: Hàng loạt ô tô, xe máy bị “đuối nước” xếp hàng dài tại gara để chờ sửa chữa. Thực hiện: Hà Nam.
Ngày 10/12, những cơn mưa nặng hạt vẫn liên tiếp trút xuống địa bàn TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, nước tại một số tuyến phố đã bắt đầu rút dần, người dân tranh thủ đưa phương tiện bị hư hỏng trong trận ngập lụt lịch sử đi sửa chữa.
Theo ghi nhận của PV, tại các gara sửa chữa xe ô tô lớn ở đường Nguyễn Tất Thành, Lê Đình Lý… đều chật kín khách hàng. Hàng loạt xe ô tô đắt tiền xếp hàng dài để đợi đến lượt được sửa chữa. Ở các trung tâm bảo trì và tiệm sửa chữa máy cũng tấp nập người đưa phương tiện đến sửa chữa vì xe bị “đuối nước”.
Hàng loạt ô tô bị ngâm nước được xe cứu hộ giao thông đưa đến gara để “cấp cứu”.
Trao đổi với PV, anh Trần Văn Trung (trú đường Nguyễn Văn Linh, quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết, xe ô tô của anh để ngoài đường và bị ngâm nước suốt ngày 9/12.
“Đến trưa nay, khi nước vừa rút là tôi liền gọi xe cứu hộ đến đưa về gara để sửa chữa, chắc xe cũng bị hư hỏng khá nặng do bị ngâm sâu trong nước thời gian lâu. Hi vọng đưa đến ‘cấp cứu’ sớm sẽ ít thiệt hại hơn..”, anh Trung buồn rầu, chia sẻ.
Hàng chục ô tô bị ngâm nước được sửa chữa tại showroom ô tô Hyundai Sông Hàn.
Chị Nguyễn Thị Hồng (trú đường Hàm Nghi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), chia sẻ: “Xe của tôi đỗ trong hầm chung cư ở đường Hàm Nghi và bị ngập nước cả ngày hôm qua, ướt hết máy và nội thất trong xe. Sáng nay, tôi gọi thuê xe kéo cứu hộ giao thông nhưng mãi không được do số lượng xe bị ngập nước quá nhiều. Nóng ruột quá, nên chiều nay tôi đành thuê xe cẩu để kéo đến gara sửa chữa. Thường những ngày khác thì thuê xe kéo chỉ hết 500.000 đồng, nhưng hôm nay giá tăng lên gấp đôi…”.
Một “xế hộp” hư hỏng do bị “đuối nước”.
Nước ngập ngụa bên trong ô tô.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV, ngày 10/12, tại showroom ôtô Hyundai Sông Hàn ở đường Duy Tân, gần trăm ô tô biển số Đà Nẵng được xe cứu hộ giao thông đưa về đây để sửa chữa vì bị “đuối nước”.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Trường Huy – Trưởng bộ phận cố vấn dịch vụ Hyundai Sông Hàn, cho biết: “Do mưa lớn kéo dài trên địa bàn Đà Nẵng khiến ngày qua và hôm nay (10/12) khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị nước, kéo theo nhiều ô tô cũng bị ngâm nước. Do lượng xe đưa đến showroom tăng đột biến nên nhiều công nhân phải làm việc tăng ca để kịp giao xe cho khách…”.
Hàng loạt ô tô bị ngâm nước xếp hàng chờ đến lượt được sửa chữa.
Xe cứu hộ và các công nhân làm việc liên tục trong ngày 10/12 để “cấp cứu” cho hàng loạt ô tô bị ngâm nước.
Ghế trên ô tô được tháo ra để sấy khô.
Công nhân hút nước bên trong ô tô.
Không chỉ gara ô tô, tại nhiều trung tâm sửa chữa xe máy trên địa bàn Đà Nẵng, hàng nghìn mô tô bị tắt máy do ngập nước cũng được người dân đưa đến xếp hàng dài để chờ được “cấp cứu”.
Theo ttvn.vn
Ô tô chìm nghỉm, mất cả trăm triệu trước mắt mà đành bó tay
Ô tô bị ngập nước thiệt hại sẽ vô cùng lớn. Để nước ngập trên nóc xe thì sửa chữa, khắc phục rất phức tạp và tốn kém. Những xe này, sau khi khắc phục hoạt động không ổn định và thiếu tin cậy.
Mưa lớn ở miền Trung khiến nhiều thành phố chìm trong biển nước. Tại Đà Nẵng mưa kéo dài từ tối 8/12 đến sáng 9/12, gây ra thiệt hại lớn cho nhiều chủ xe ô tô. Điển hình, toàn bộ tầng hầm chứa ô tô ở chung cư Hoàng Anh Gia Lai trên đường Hàm Nghi, quận Thanh Khê, chìm sâu trong nước. Cả chục chiếc xe sang đắt tiền như Land Rover, Mercedes-Benz, BMW,... nước ngập quá nóc, hơn 1 ngày sau mới được cứu hộ đưa ra ngoài.
Làm gì để cứu xe ngập nước?
Với những chiếc xe này, thiệt hại sẽ vô cùng lớn. Theo anh Trần Khắc Huy, kỹ thuật viên Bentley Việt Nam, để nước ngập trên nóc xe thì việc sửa chữa, khắc phục rất phức tạp và tốn kém.
Khi xe chìm trong nước, nước sẽ tràn vào bên trong và ngấm vào mọi ngóc ngách. Hệ thống điện, điện tử trên xe bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ những bộ phận nào được bọc kín, có khả năng chống nước may ra vẫn an toàn. Vì vậy, phải dỡ ra kiểm tra từng bộ phận, sau đó đánh giá cái gì cần thay mới, cái gì giữ nguyên.
Những chiếc xe chìm trong biển nước khiến chủ nhân xót xa
Theo anh Huy, có những chiếc xe trước đây bị ngập nước, phải đưa vào xưởng làm lại trong khoảng 2 tháng mới xong, kể cả thời gian chờ mua linh kiện mới thay thế. Chi phí tốn hàng trăm triệu cho đến cả tỷ đồng, tùy vào giá trị xe.
Cứu xe ngập nước, cần mang đến một gara có kinh nghiệm và đủ trang thiết bị để xử lý. Đầu tiên, phải nhanh chóng làm sạch nội thất trước khi nó bị bốc mùi, nhất là với những xe bọc nỉ.
Nội thất sẽ được dỡ tung ra, giặt sạch rồi sấy khô. Riêng ghế xe phải giặt bằng máy mới đảm bảo sạch. Thợ sửa chữa sẽ dùng máy bơm nước và hóa chất vào nỉ và mút xe, rồi lại dùng máy hút hết nước bẩn. Thao tác này được lặp lại nhiều lần. Khi đã giặt sạch sẽ, ghế, nệm và lót sàn sẽ được làm khô trong buồng sấy chuyên nghiệp. Những mảng ốp nhựa sẽ được đánh kỹ bằng bàn chải, cồn và nước tẩy chuyên dùng.
Tiếp đó, sẽ tháo các lỗ thoát nước ở sàn xe, dùng nước rửa và xì cho khô sàn. Sau khi đã lắp trả nội thất như ban đầu, việc cuối cùng cần làm là dùng dung dịch làm sạch, có hương liệu để đánh lên bề mặt nội thất.
Phần chắn dưới cùng của sàn xe, được làm bằng kim loại và có các vật liệu cách âm nên rất kín. Khi nước theo lối cửa tràn vào và lọt xuống, tạo thành những ngăn chứa nước lớn không thể tự thoát ra ngoài. Ống dẫn khí điều hòa bị bẩn, thậm chí có thể tắc khi nước bẩn tràn vào.
Sau khi đã hút sạch nước ra, dùng máy sấy khô toàn bộ. Các bu-lông hay vít ngấm nước mưa có thể bị han rỉ nhanh chóng, nên việc quan trọng khi vệ sinh sàn xe là dùng dầu chống rỉ sét và mỡ tra vào.
Hệ thống dây điện và các đầu ổ cắm, các mối nối chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm cần được kiểm tra lại và xì khô để đảm bảo độ tiếp xúc. Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.
Tiếp đến là động cơ. Chỉ cần nước đến nắp capo thì động cơ, hút gió cũng bị ngập. Khi đó, nước lọt vào trong các xy-lanh, thông qua hốc gió, hoặc hệ thống xả và nằm lại đó. Vì vậy, động cơ cần được xử lý, rút nước ra khỏi xy-lanh và làm sạch.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một kỹ thuật viên ô tô lâu năm, dù khắc phục thế nào, nhưng xe đã bị ngập nước đến nóc thì có thể xem như "đồ bỏ".
Với động cơ, chắc chắn nước lọt vào trong các xy-lanh, thông qua hốc gió, hoặc hệ thống xả và nằm lại đó. Cho dù xe có được mang đi xưởng để xử lý, nước đã được rút sạch ra khỏi xy-lanh, thì vẫn có nguy cơ xy-lanh "ngậm" nước, nổ máy vẫn có thể bị thủy kích. Nếu xe bị thủy kích thì nhẹ nhất cũng phải dỡ máy, thay tay biên và nặng là lốc máy vị vỡ, nứt thì phải thay động cơ.
Kể cả khi đã qua sửa chữa, những chiếc xe ngập nước khó có thể vận hành trơn tru như ban đầu (ảnh minh họa)
Trường hợp không bị thủy kích, nhưng nguy cơ xy-lanh "ngậm" nước, cũng sẽ làm cho lòng xy-lanh có thể bị gỉ. Như vậy, động cơ sẽ "uống xăng như uống nước" và hoạt động không ổn định.
Ngoài động cơ, các bộ phận khác cũng thiệt hại vô cùng lớn. Nước sẽ phá hỏng hoặc gây trục trặc các bộ phận điện của xe. Hệ thống dây điện chạy quanh thân xe, các đầu nối sẽ bị nước thâm nhập, đặc biệt ở khu vực bệ trung tâm, để lại nhiều hậu quả sau này.
Bệ trung tâm là khu vực chứa rất nhiều hệ thống điều khiển phức tạp như hộp số, hệ thống điều khiển đa năng thông minh, đàm thoại, túi khí,... khi bị ngập nước sẽ dẫn đến các hậu quả lâu dài như hoạt động trục trặc, tín hiệu không chính xác, dễ bị chập cháy.
Các bộ phận điều khiển bị ngập sớm nhất chính là những công tắc điều khiển ghế. Nước thâm nhập sẽ làm hỏng các mô-tơ, làm tê liệt bộ phận điều khiển ghế ngồi với xe có ghế ngồi điều chỉnh điện.
Cánh cửa xe bị ngập nước sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hệ thống loa và dây dẫn. Hệ thống chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cho dù có hút sạch nước và sấy khô, khả năng xảy ra các rủi ro sau này như đường dây bị chập cháy, hở, bị ăn mòn tại các tiếp điểm là khó tránh khỏi.
Với nhiều dòng xe, hệ thống điều khiển túi khí đặt ngay dưới sàn xe ở khu vực bệ trung tâm. Nước lọt vào có thể làm tê liệt hoạt động của hệ thống này. Túi khí sẽ không bung khi có va chạm, gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, hệ thống truyền động cũng bị ảnh hưởng, bị nước làm gỉ sét dẫn đến hoạt động thiếu ổn định.
Vì vậy, trong quá trình kiểm tra thấy linh kiện nào hỏng hoặc có nguy hoạt động không ổn định cần thay thế ngay. Tuy nhiên, nhiều chủ xe thấy số tiền lớn sẽ rất xót ruột. Có chiếc Camry mới mua, giá 1,3 tỷ đồng để trong hầm bị ngập nước mang ra gara khắc phục, báo giá lên tới 600 triệu đồng tính ra tiền sửa lớn hơn tiền bán xe. Vì vậy, nhiều chủ xe chỉ làm qua loa rồi tìm cách bán lại. Những xe này hoạt động không ổn định và thiếu tin cậy.
Theo kỹ thuật viên này, xe cũ có hai vấn đề luôn khiến người mua lo ngại là bị ngập nước, thủy kích và bị tai nạn. Nếu không có kinh nghiệm, sẽ rất khó phát hiện. Vì vậy mua xe cũ, cần qua các trung tâm kỹ thuật, có đầy đủ các thiết bị kiểm tra loại trừ những nguyên nhân này.
Theo vietnamnet
Làm sao để tránh mua phải ô tô cũ từng bị thủy kích? Người mua không nên mua những ô tô có 'tiền sử' ngập nước, bị thủy kích vì xe dễ bị hỏng hóc bỏ ra số tiền sửa chữa rất lớn. Theo các chuyên gia ô tô ngoài nhờ những người thân quen biết kỹ thuật khi chọn xe, bạn cần trang bị thêm một số kiến thức cơ bản để hạn chế tối...