Hàng nghìn người tham gia tưởng niệm thầy giáo Samuel Paty
Ngày 18/10, hàng nghìn người đã tập trung tại trung tâm thủ đô Paris của Pháp để tưởng niệm một giáo viên vừa bị sát hại dã man hôm 16/10 vừa qua sau khi cho các học sinh xem những bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed của người Hồi giáo.
Đặt hoa tại trường trung học ở Conflans Saint-Honorine, sau vụ một giáo viên của trường bị sát hại ngày 17/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc tuần hành lớn dự kiến sẽ diễn ra tại Paris và nhiều thành phố lớn khác ở Pháp trong ngày để bày tỏ sự đoàn kết đối với các nhà giáo.
Việc một đối tượng trẻ 18 tuổi sát hại thầy giáo Samuel Paty một cách dã man ở vùng ngoại ô Conflans Saint-Honorine, cách thủ đô Paris khoảng 30 km về phía Tây Bắc đã gây chấn động nước Pháp và làm nhiều người liên tưởng đến làn sóng khủng bố của những đối tượng Hồi giáo cực đoan hồi năm 2015 sau khi tòa soạn báo Charlie Hebdo đăng tải các hình ảnh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi đây là vụ tấn công của “phần tử khủng bố Hồi giáo”.
Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer đã kêu gọi mọi người dân thể hiện sự ủng hộ với các giáo viên, đồng thời cho rằng nước Pháp “cần thể hiện sự đoàn kết và thống nhất”.
Video đang HOT
Cuộc tuần hành tại Paris dự kiến sẽ diễn ra ở Quảng trường Cộng hòa ở Paris, nơi từng chứng kiến khoảng 1,5 triệu người tuần hành để phản đối vụ các tay súng Hồi giáo cực đoan sát hại 12 người tại văn phòng tòa soạn báo Charlie Hebdo.
Trước đó, Bộ Tư pháp Pháp cho biết nghi can sát hại dã man thầy giáo Samuel Paty là Abdullakh Anzorov, người Chechnya thuộc LB Nga. Đối tượng này đã bị bắn chết sau khi có hành vi chống đối quyết liệt đối với cảnh sát. Cơ quan công tố cho biết Anzorov mang theo dao, súng hơi và 5 bình gas. Y đã nổ súng vào cảnh sát và dùng dao tấn công khi cảnh sát tiếp cận.
Hiện cảnh sát Pháp đã bắt giữ 11 đối tượng liên quan.
Thầy giáo Pháp bị chặt đầu
Thầy giáo lịch sử bị chặt đầu trong vụ tấn công được mô tả là "khủng bố" sau khi cho học sinh xem tranh vẽ nhà tiên tri Mohammed.
Sự việc xảy ra chiều 16/10 gần trường trung học nơi giáo viên làm việc ở Conflans Saint-Honorine, vùng ngoại ô cách trung tâm thủ đô Paris khoảng 30 km về phía tây bắc. Cảnh sát đến hiện trường sau khi nhận cuộc gọi về một người khả nghi đang lảng vảng gần trường.
Khi tới nơi, họ phát hiện người đàn ông bị chặt đầu và một kẻ tình nghi mang theo dao. Nghi phạm dùng dao đe dọa khi bị cảnh sát bao vây, khiến cảnh sát phải nổ súng. Nghi phạm sau đó chết vì vết thương, trong khi 4 người liên quan, gồm một trẻ vị thành niên, đã bị bắt.
Nạn nhân là giáo viên lịch sử, người gần đây cho học sinh xem tranh vẽ về nhà tiên tri Mohammed của Hồi giáo như một phần trong cuộc thảo luận trên lớp về quyền tự do ngôn luận, cảnh sát cho biết.
Cảnh sát Pháp phong tỏa hiện trường thầy giáo bị chặt đầu ở ngoại ô Paris hôm 16/10. Ảnh: AFP.
Theo một phụ huynh, giáo viên này có thể đã khuấy động "tranh cãi" bằng cách yêu cầu các học sinh Hồi giáo ra khỏi lớp trước khi đưa ra các bức tranh về nhà tiên tri Mohammed. "Con trai tôi nói thầy vô cùng tốt bụng và thân thiện", phụ huynh cho hay, thêm rằng thầy giáo "chỉ nói đơn giản với học sinh Hồi giáo ra ngoài vì không muốn làm tổn thương cảm xúc của các em".
Cảnh sát đang xác định danh tính nghi phạm, song một chứng minh thư được phát hiện trên người nghi phạm cho thấy anh ta sinh năm 2002 tại Moskva. Một nguồn tin cảnh sát cho biết kẻ tấn công đã hét lên "Allahu Akbar" (Thượng đế vĩ đại) khi đối mặt cảnh sát, câu nói quen thuộc trong cuộc tấn công của các phần tử khủng bố Hồi giáo.
Công tố viên chống khủng bố Pháp cho biết họ coi vụ tấn công là "một vụ giết người liên quan đến tổ chức khủng bố". Tổng thống Macron cũng nói vụ giết người mang dấu ấn của "một cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo" khi đến thăm hiện trường.
Pháp đã chứng kiến làn sóng bạo lực Hồi giáo kể từ vụ khủng bố năm 2015 nhằm vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị của người Do Thái ở thủ đô.
Quốc hội Pháp đã dừng cuộc họp hôm 16/10 sau khi có tin tức về vụ chặt đầu, với chủ tịch phiên họp Hugues Renson gọi cuộc tấn công là "kinh tởm". Các nghị sĩ đều đứng lên để tưởng nhớ nạn nhân.
Nhà tiên tri Mohammed được tín đồ Hồi giáo gọi là "sứ giả của Thượng đế", được gửi xuống để dẫn dắt nhân loại với thông điệp của Allah. Trong đức tin của người theo đạo Hồi, việc thể hiện hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến nhà tiên tri Mohammed là điều tối kỵ và mang tính báng bổ.
Ma-Rốc mở lại hoạt động cầu nguyện vào thứ Sáu tại các nhà thờ Hồi giáo Ngày 16/7, những người Hồi giáo tại Ma-Rốc đã đến nhà thờ để cầu nguyện và nghe thuyết giáo lần đầu tiên kể từ khi các nhà thờ Hồi giáo ở quốc gia này phải đóng cửa từ tháng 3 năm nay do tác động của đại dịch Covid-19. Hôm qua, nhà thờ Riyad ở thủ đô Rabat của Ma-Rốc đã khôi phục...