Hàng nghìn người thả hoa đăng trên sông Sài Gòn đêm rằm tháng Giêng
Đêm rằm tháng tháng Giêng, hàng nghìn người dân viết điều ước lên những cánh hoa đăng lung linh rồi thả xuống sông Sài Gòn để cầu nguyện cho một năm mới bình an.
Tối 11/2, ngày rằm tháng Giêng, hàng nghìn phật tử và người dân tụ về chùa Diệu Pháp ( quận Bình Thạnh, TP HCM) để thả hoa đăng dịp Tết Nguyên tiêu. Trước đó, từ sáng nhà chùa đã gấp 3.000 hoa đăng phục vụ quan khách.
Vừa bước vào cổng chùa, du khách được đội phật tử tặng hoa đăng. Mọi người có thể tùy hỷ số tiền sau khi nhận đèn hoa.
Với mỗi cánh hoa đăng, người thả sẽ viết một ước nguyện cùng tên tuổi của mình.
Sức khỏe, bình an, công việc ổn định… là những lời nguyện cầu được viết nhiều nhất trên hoa đăng.
20h, nghi thức thả hoa đăng bên sông Sài Gòn chính thức bắt đầu, mọi người chuyền tay những ngọn đèn trời lung linh, thay phiên nhau thả.
Bạn Vy (18 tuổi, quận Bình Thạnh) cầu mong sức khỏe cho gia đình, công việc học hành được thuận lợi, tình yêu viên mãn.
Video đang HOT
Các bạn trẻ thường đi theo nhóm, họ thường tự chuẩn bị hoa đăng hoặc mua ở khu vực trước cổng chùa.
“Dịp rằm nào tôi cũng tham dự lễ hội thả đèn hoa đăng. Những phật tử có niềm tin thả đèn hoa sẽ giúp cho ước nguyện và lòng thành của mình được trời phật chứng giám”, bà Ngô Thị Mai (60 tuổi) chia sẻ.
Cả một đoạn sống Sài Gòn lung ling đèn hoa đăng lững lờ trôi trên mặt nước.
Nhiều người cố gắng trèo lên cao để dễ dàng ghi lại hình ảnh hoa đăng lung linh
Đến 22h, lượng người thả đèn trời vẫn còn nhiều. Ai cũng muốn tự tay mình viết lời nguyện cầu rồi thả trôi trên sông.
Nhiều người không thể chen ra bờ sông thì thả ngay trên những hồ nước trong chùa. Nhà chùa cho biết, để đảm bảo vệ sinh môi trường, sẽ có người túc trực vớt những hoa đăng lên và không để trôi ra giữa dòng sông.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Gia đình 30 người ở Sài Gòn phóng sinh hơn 100 kg cá
Ngày rằm tháng Giêng, gia đình anh Hồ Văn Sinh (quận Tân Phú) chi ra 10 triệu mua 100 kg cá, chim, ba ba, ốc... rồi cùng ra sông Sài Gòn phóng sinh.
Từ sáng ngày rằm tháng Giêng, đông đúc người dân mang cá, chim... đến chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh, TP HCM) phóng sinh do nơi đây sát bờ sông Sài Gòn.
Phía ngoài cổng chùa, các cửa hàng cá, chim... "được mùa" bán buôn. Tại lối ra bờ sông, từng dòng người thay phiên nhau xách xô chậu chứa cá vừa cúng xong để thả.
Nhiều gia đình tổ chức phóng sinh lớn. Nhà anh Hồ Văn Sinh (quận Tân Phú) chi ra 10 triệu mua cá, chim, ba ba, ốc... Riêng các loại cá đã hơn 100 ký.
Cả nhà 30 người cùng nhau làm lễ cúng trước khi thả xuống sông Sài Gòn. "Phóng sinh mỗi ngày rằm hay bất cứ khi nào thấy nên làm là truyền thống của gia đình tôi", anh Sinh nói.
Nguyên một khúc sông, gia đình anh tấp nập thả cá, ốc, phóng sinh chim.
Tại chùa, có hẳn một lực lượng vận chuyển cá, chạy thuyền phục vụ nhu cầu phóng sinh. "Chúng tôi không ra giá thuê thuyền mà tùy hỷ thôi, thường họ biếu 20.000 - 100.000 đồng. Họ không gửi tiền công cũng không sao hết", chị Thảo (chủ thuyền) cho biết.
Những con cá lớn được gia đình anh Sinh đưa ra giữa sông để thả. "Chúng tôi quan niệm loài nào cũng có sự sống nên cần được thả về môi trường tự nhiên. Vì vậy cả ốc chúng tôi cũng thả với hy vọng phước lành từ việc này", anh Sinh chia sẻ.
Có người thì mua lươn để phóng sinh.
Chị Hồ Thị Ngọc Thu (35 tuổi, quận Bình Thạnh) thì mua 3 ký cua ngoài chợ, mang ra bờ sông thả.
Ngoài cá chép, cá trê, cá rô người dân còn phóng sinh các loài chim nhỏ như chim sẻ, sắc ô, chim quan âm... Giá mỗi loài 7.000 - 20.000 đồng một con. "Phóng sinh 10 con hay một con cũng có ý nghĩa như nhau, đều cảm thấy lòng mình được thanh thản, thoải mái, cầu mong điều tốt đẹp cho mình và gia đình", chị Lý Thị Thanh Thư (quận Tân Bình) bộc bạch.
Trong những loài vật được bán để phóng sinh, rùa là loài có giá đắt nhất, với giá 400.000 đồng một ký. Dù vậy, vẫn có nhiều người mua về thả. Theo quan niệm của nhiều người, đây là loài có nghiệp nặng, trường sinh, mang ý nghĩa "cầu mong sức khỏe, sống lâu như rùa".
Do nước triều nên cao, bờ sông lại nhiều lục bình nên nhiều người cố gắng lội nước ra xa hơn để thả cá.
Vì số lượng cá, rùa phóng sinh rất lớn, nhiều con to nên quanh quẩn bờ sông có người chạy ghe dùng chích điện vớt cá khiến những người vừa phóng sinh lo lắng.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Trai tráng bôi nhọ mặt rước kiệu sinh thực khí Hàng nghìn du khách đổ về xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) khám phá lễ hội Ná Nhèm (mặt nhọ) với mong ước năm mới an lành, mùa màng tươi tốt. Lễ hội Ná Nhèm (mặt nhọ) được tổ chức vào rằm tháng Giêng với mong ước các đức vua, thánh thần cùng phù hộ cho mọi người khoẻ mạnh, mùa màng...