Hàng nghìn người sống trong vùng núi nứt
Mưa lớn kèm theo tiếng nổ đùng đùng khiến vết nứt núi ở Quảng Ngãi càng rộng và sâu hơn.
Dân làng Kà Khu, xã Sơn Ba di dời khẩn cấp ra khỏi vùng nguy hiểm nứt núi đến nơi mới an toàn giúp nhau dựng nhà ở. Ảnh: Trí Tín.
“Mấy đêm qua núi Tà Gầm cứ nổ đùng đùng khiến người dân hoang mang. Vết nứt trên núi dài mấy trăm mét, rộng bằng sải tay nên tôi phải chạy đến nơi khác, ở lại nguy hiểm quá”, ông Đinh Văn Trung, Bí thư chi bộ thôn Kà Khu xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) cho biết.
Hai ngày nay, 65 hộ dân với hơn 250 nhân khẩu thôn Kà Khu đã di dời đến nơi ở mới an toàn. Chính quyền xã đã huy động lực lượng dân quân, thanh niên giúp dân vào rừng đốn lồ ô, chẻ lạt, lợp mái dựng nhà cho người dân sinh sống.
Trong khi đó tại huyện miền núi Tây Trà có đến 15 điểm nứt núi, sạt lở. Trong đó, ở xã Trà Quân có vết nứt núi dài hơn 1 km, rộng 0,5 mét và sâu 1,5 mét được xác định là nguy hiểm cho 135 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu ở các xã Trà Quân, Trà Lãnh, Trà Thanh và Trà Khê.
Ông Thành, người dân ở gần vùng núi nứt bày tỏ lo lắng vì cứ trời mưa lớn là vết nứt núi kéo dài và rộng thêm. Có 35 hộ với 200 nhân khẩu đang sống ở dưới vùng núi nứt, có nơi chỉ cách khu dân cư vài chục mét.
Trao đổi với VnExpress, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Trà Phan Văn Hiền cho biết, tỉnh đã phê duyệt dự án tái định cư cho người dân ở khu vực hai điểm bị núi nứt xã Trà Lãnh và Trà Quân với kinh phí 13,6 tỷ đồng. Nhưng vì thủ tục chọn thầu, thi công khu tái định cư chưa xong nên không thể đưa người dân đến ở trước mùa mưa lũ.
Video đang HOT
Nứt, sạt lở núi đang uy hiếp tính mạng hàng nghìn người dân ở các huyện vùng cao Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Còn tại huyện vùng cao Sơn Tây cũng có 7 nơi có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng trực tiếp đến 115 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu tại các xã Sơn Liên, Sơn Màu, Sơn Dung, Sơn Tân.
Ông Phạm Tấn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây âu lo, với đặc thù địa hình đồi dốc cao nên hầu hết người dân làm nhà dưới chân các ngọn núi, khi có mưa lớn núi dễ bị sạt xuống. Do vậy huyện đã khuyến cáo với các hộ dân khi xảy ra mưa lớn dài ngày nên lánh nạn nơi khác để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Hiện, tỉnh Quảng Ngãi có trên 4.800 hộ dân với 21.800 nhân khẩu đang sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong đó có 1.100 hộ với trên 4.500 nhân khẩu sống ở vùng sạt lở núi, nứt núi. Tỉnh này đã đề nghị Thủ tướng bổ sung vốn để di dời dân sống ở các vùng nguy hiểm này.
Theo VNE
'Làng đu dây' qua sông
Cách trở dòng sông Re cuồn cuộn chảy xiết, nhiều năm qua hơn 600 hộ dân ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) phải đu dây thừng đi bè qua sông.
Không có cầu bắc qua sông Re, nhiều năm qua, 630 hộ dân với hơn 2.500 nhân khẩu ở xã Sơn Ba đi lại làm ăn, học tập phải đu dây thừng kéo bè vượt sông sâu. Chiếc bè dài khoảng 3 mét, rộng 1,5 mét được làm bằng những ruột ôtô bơm căng, bên trên lót gỗ hoặc thân tre nẹp lại.
Học sinh đu dây tinh nghịch trên chiếc bè chòng chành trên dòng nước.
Những bàn tay bé nhỏ nhưng chai sạn của học trò xã Sơn Ba vì thường xuyên đu dây đi bè qua sông.
Mùa lũ tràn về, mực nước trên các sông, suối dâng cao, hàng trăm học sinh bên sông Re nghỉ học 3-4 ngày là chuyện bình thường.
Nhà ở xa trường 4 km, hàng ngày em Đinh Văn Thương (lớp 1A, trường Tiểu học Sơn Ba) phải vượt suối, băng rừng, đu dây đi bè qua sông. Đến được lớp học thì cơ thể lấm lem bùn đất.
22 học sinh thôn Gò Da, xã Sơn Ba cách trường 8 km may mắn được các nhà hảo tâm, thầy cô giáo quyên góp gạo, tiền, quần áo ở nội trú trong trường để theo đuổi con chữ. Số còn lại phải băng rừng, đu dây đi bè qua sông Re 2-6 km đến trường mỗi ngày.
Toàn xã Sơn Ba có 7 điểm người dân thường xuyên đu dây kéo bè qua sông Re dài hơn 350 mét. "Mấy ngày trước nước lũ tràn về cuốn trôi mất hai chiếc bè, may chưa xảy ra chết người. Ước mơ lớn nhất của người dân là có cây cầu kiên cố bắc qua sông để không còn lo sợ nguy hiểm đến tính mạng", ông Đinh Văn Nã, Bí thư xã Sơn Ba bộc bạch.
Theo VNE
Lũ uy hiếp, hàng chục hộ dân phải di dời Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn kéo dài. Tại các huyện miền núi phía tây Nghệ An, nước lũ dâng cao, các địa phương phải di dời khẩn cấp các hộ dân tránh lũ. Sáng ngày 6/9, ông Vi Tân Hợi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương - cho biết, mưa lớn kéo dài từ...