Hàng nghìn người nhập cư lẻn vào đường hầm nối Anh – Pháp
Hàng nghìn người nhập cư tìm cách vượt qua đường hầm eo biển Manche từ thị trấn cảng Calais của Pháp để tới Anh trong hai ngày đầu tuần, buộc Paris và London phải tăng cường an ninh để đối phó với tình trạng nhập cư trái phép.
Người nhập cư đi dọc theo đường tàu, tìm cách vào đường hầm eo biển Manche ở khu Frethun, gần thị trấn Calais, Pháp, ngày 29/7. Ảnh: Reuters.
AFP dẫn lời nhà chức trách Pháp cho biết có khoảng 2.300 lượt người cố gắng lẻn vào đường hầm eo biển Manche, do công ty Eurotunnel vận hành, trong thời gian từ đêm ngày 28 sang 29/7, tăng thêm so với ước tính 1.500 lượt người. Con số này trong đêm trước đó là 2.000 lượt người.
Bộ Nội vụ Pháp thông báo có “khoảng từ 1.500 đến 2.000 lượt tìm cách vượt mỗi đêm” trong hai tháng qua.
“Chiến thuật của người nhập cư rất đơn giản”, Bruno Noel, thuộc công đoàn cảnh sát Pháp Alliance, nói. “Họ đến ngay lúc đêm xuống. Họ nằm đợi rồi lẻn vào trong đường hầm trốn. Họ tìm cách leo lên trên đoàn tàu ngay khi nó khởi hành”.
“Một số tai nạn xảy ra khi tàu tăng tốc, như trường hợp tối qua”, ông cho biết thêm, nhắc đến việc một người Ai Cập tìm cách nhảy từ nóc một đoàn tàu ở ga Gare du Nord, Pháp, sang đoàn tàu Eurostar khởi hành tới Anh và đã bị điện giật chết.
Video đang HOT
Đây là người thứ 9 thiệt mạng kể từ tháng 6. Thương vong gia tăng khiến quan hệ giữa chính phủ Pháp và Eurotunnel căng thẳng. Theo thông báo từ Eurotunnel, công ty không thể giải quyết được áp lực mỗi đêm và kêu gọi chính phủ Anh, Pháp hành động.
Eurotunnel cho biết đã ngăn được 37.000 người nhập cư lẻn vào đường hầm tính từ đầu năm nay. Eurotunnel đòi London và Paris bồi thường 9,7 triệu euro (10,7 triệu USD) vì bị người nhập cư làm ảnh hưởng hoạt động.
Giám đốc điều hành Jacques Gounon nói với đài phát thanh Pháp rằng công ty phải đối phó với “những cuộc xâm phạm có hệ thống, quy mô lớn và thậm chí là có tổ chức”. Ông cho rằng đây dường như là nỗ lực để truyền thông chú ý “bởi không có ai vượt qua được đường hầm eo biển Manche”.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa Maynois một số người nhập cư đã đặt chân đến nước này. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve tuyên bố sẽ điều thêm 120 cảnh sát tới thị trấn Calais, đồng thời nhấn mạnh Eurotunnel cũng phải có trách nhiệm. Thủ tướng Anh David Cameron đánh giá tình hình ở Calais là “rất đáng lo ngại”.
Abdulaziz, người Syria, nói ông tới Calais từ 17 ngày trước, bỏ lại gia đình cùng công việc lại Syria để tìm kiếm tương lai tươi sáng hơn. “Tôi nghĩ Anh chính là tự do”, ông nói.
Vị trí đường hầm eo biển Manche (Channel Tunnel). Đồ họa: Canadian Content.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ xếp Triều Tiên vào nhóm nước chống nạn buôn người kém nhất
Báo cáo vừa công bố về tình trạng buôn người trên thế giới của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27.7 xếp Triều Tiên vào nhóm các nước kém nhất thế giới về chống nạn buôn người.
Mỹ xếp Triều Tiên vào nhóm các nước có nạn buôn người tồi tệ nhất - Ảnh: Reuters
Trong báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người vừa công bố ngày 27.7, Triều Tiên và Nga nằm trong nhóm 3, tức các nước có kết quả tệ nhất trong nỗ lực chống lại nạn buôn người, theo AFP.
Cụ thể, báo cáo này cho rằng Triều Tiên vẫn cho hoạt động các trại tù chính trị và đưa người ra nước ngoài để lao động, theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 28.7.
Ước tính có khoảng 80.000 đến 120.000 tù nhân đang ở trong các trại tại những vùng xa xôi của Triều Tiên. Tại nhiều trại giam, các tù nhân bị buộc phải đốn gỗ, khai thác mỏ, làm đồng trong nhiều giờ với điều kiện khắc nghiệt. Những người này sống trong điều kiện mất vệ sinh, thiếu chăm sóc y tế, không đủ thức ăn và nhiều người đã bỏ mạng.
Trong khi đó, chính phủ Nga bị cáo buộc đã không có kế hoạch tầm quốc gia lẫn kinh phí để ngăn chặn nạn buôn người. Ngoài ra, báo cáo cũng cho rằng những vụ việc bị khởi tố vẫn còn rất ít so với tình hình buôn người ở nước này.
Giới chức Thái Lan phát hiện một hố chôn tập thể gần biên giới Thái Lan - Malaysia, được cho là mồ chôn những nạn nhân của nạn buôn người - Ảnh: Reuters
Cuba, sau 12 năm nằm trong nhóm 3, được xếp vào nhóm 2 trong báo cáo năm nay, có lẽ đây là "bước đi chính trị" của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhằm "lấy lòng" Havana. Ngoài ra, việc Bộ Ngoại giao Mỹ nâng hạng cho Malaysia từ nhóm 3 lên nhóm 2, cũng bị nhiều nhóm hoạt động nhân quyền chỉ trích và cáo buộc là động thái của Washington nhằm thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo Reuters.
Thái Lan tiếp tục nằm trong nhóm 3, trong bối cảnh giới chức nước này ngày 24.7 vừa khởi tố 72 người được cho dính líu đến đường dây buôn người lớn nhất lịch sử nước này, trong đó có một tướng quân đội và 4 cảnh sát.
Có23 nước bị xếp vào nhóm 3 trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó có Iran, Libya, Syria và Zimbabwe. Trong khi đó, các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp và Đức được xếp vào nhóm 1.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Hành trình tội ác và cuộc đào thoát của trùm ma túy Mexico Bóng tối ảm đạm phủ trùm lên nhà tù an ninh bậc nhất Mexico hôm 11/7 vừa qua, sau khi trùm ma túy khét tiếng Joaquin "El Chapo" Guzman tiến hành cuộc vượt ngục ngoạn mục dẫn đến một trong những chiến dịch săn lùng quy mô nhất trong lịch sử. Qua miệng hố sâu trong buồng tắm phòng giam của Guzman tại...