Hàng nghìn người Mỹ đưa tiễn thiếu niên da màu bị cảnh sát bắn chết
Ngày 25/8, hàng nghìn người dân khu vực St Louis, bang Missouri, Mỹ đã tới dự lễ tang thiếu niên da màu Michael Brown, người bị cảnh sát bắn chết trong lúc không hề có vũ khí.
Người thân, bạn bè và gia đình chàng thanh niên da màu bị bắn chết hôm 9/8 đã cùng hát, cầu nguyện và hồi tưởng lại cuộc đời của Brown.
Rất đông người đã tới dự lễ tang Michael Brown
Trước đó, Brown đã bị cảnh sát nổ 6 phát súng và thiệt mạng sau khi bị một sỹ quan cảnh sát da trắng chặn lại vì đang đi giữa đường.
Cái chết của chàng thanh niên da màu này đã châm ngòi cho một loạt các cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình. Tuy nhiên tình hình có vẻ đã lắng dịu trong những ngày gần đây.
Trong buổi lễ diễn ra tại một nhà thờ địa phương, 2 bức ảnh lớn của Brown được đặt gần linh cữu, cùng với một bức ảnh chụp hồi nhỏ của thanh niên này.
Những người tham dự đã hát vang, vỗ tay và nhảy theo một điệu nhạc phúc âm trước khi lễ tang bắt đầu.
Tại buổi lễ, bố mẹ của Brown đã phát biểu và khẳng định con mình là “một linh hồn dịu dàng”.
Trong khi đó nhà hoạt động nhân quyền Rev Al Sharpton khẳng định mỗi người đều có quyền biểu tình mà không chịu sự đe dọa của cảnh sát.
“Nước Mỹ sẽ phải chấp nhân rằng có điều gì đó không ổn, khi chúng ta có đủ tiền để trang bị cho cảnh sát vũ khí quân dụng, nhưng lại không có tiền cho giáo dục và đào tạo”, Sharpton nói.
Thống đốc Missouri Jay Nixon đã không tới dự buổi lễ, còn Tổng thống Obama đã cử 3 nhân vật thân cận tại Nhà Trắng tới để đại diện cho mình.
Một số hình ảnh từ lễ tang Michael Brown
Người thân, bạn bè và người dân địa phương xếp hàng chờ vào nhà thờ dự lễ tang
Video đang HOT
Nhiều người giơ tay đầu hàng, thể hiện sự phản đối cảnh sát bắn chàng thanh niên không vũ khí
Rất đông phóng viên báo giới đã tới đưa tin về lễ tang
Bên trong nhà thờ, nơi lễ tang được tổ chức
Mẹ của Michael Brown (áo đỏ) lặng người trong lễ tang con
Người thân gia đình Brown cùng hát và cầu nguyện
Bức ảnh của Brown thời niên thiếu bên cạnh linh cữu
Cái chết của chàng thiếu niên da màu 18 tuổi khiến nước Mỹ có nhiều điều phải suy ngẫm
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Cảnh sát Mỹ xử trí ra sao trước khi bắn hạ 'đối tượng nguy hiểm'?
Theo ông Jim Pasco, giám đốc điều hành Hiệp hội Cảnh sát Mỹ, một cảnh sát "chỉ được dùng tới vũ khí như biện pháp cuối cùng". Hiện tại, cảnh sát Mỹ chỉ được phép nổ súng nhằm vào dân thường nếu họ cảm thấy bản thân thực sự đang trong nguy hiểm.
ảnh minh họa
"Cảnh sát chỉ được sử dụng thứ vũ khí đó khi cảm thấy mạng sống của chính mình hoặc những người xung quanh đang bị đe dọa", ông Jim Pasco nói.
Nguyên tắc "không nổ súng" được Tòa án Tối cao Mỹ quy định từ năm 1982. Việc bắn một nghi phạm đang bỏ trốn là vi phạm pháp luật.
Theo BBC, sự xuất hiện của áo chống đạn và các công nghệ bảo vệ khác cũng đồng nghĩa với việc, cảnh sát ngày càng có ít lý do hơn để lo sợ cho mạng sống của họ.
Vì vậy, số lượng các vụ giết người do cảnh sát gây ra đã giảm còn 30% so với 36 năm trước, theo Candace McCoy, giáo sư về tội phạm hình sự ở trường John Jay College, bang New York. Chỉ một số ít trong số 500.000 sĩ quan cảnh sát trên toàn nước Mỹ dính líu đến các vụ nổ súng. Nhiều sĩ quan đã nghỉ hưu thậm chí chưa từng rút súng trong suốt sự nghiệp.
Tuy nhiên, cũng theo bà McCoy, các sĩ quan cảnh sát có khả năng sát hại một dân thường nhiều hơn 600 lần so với những người khác. Theo thống kê, có khoảng 400 dân thường thiệt mạng dưới họng súng của cảnh sát mỗi năm.
Tình huống dẫn tới cái chết của Michael Brown, một thanh niên da màu ở Ferguson, bang Missouri, Mỹ, hồi tuần trước, hiện vẫn chưa được làm rõ. Cảnh sát cho rằng, Darren Wilson, viên sĩ quan đã găm 6 phát đạn trên người nạn nhân, chỉ cố gắng để bảo vệ chính mình khỏi chàng trai 18 tuổi và cao 1,93 m. Những người dân da đen lại cho rằng, Wilson đã quá tích cực sát hại Brown, một thường dân không vũ trang.
Video một thanh niên bị bắn chết khi tình nghi ăn trộm tại một siêu thị, ngay sau vụ Michael Brown:
Kỷ luật không tồn tại trước họng súng
Luôn tồn tại những tiêu chuẩn và yêu cầu kỷ luật trong đội ngũ cảnh sát Mỹ. Tuy nhiên, điều này không tồn tại trong vài giây trước khi một sĩ quan nổ súng.
"Vào thời điểm ấy, người ta không thể lựa chọn", Pasco cho biết, nói thêm rằng "họ phải đưa ra một quyết định thật nhanh chóng".
Tình huống ấy có thể đến sau vài giờ căng thẳng leo thang, hoặc được kích thích chỉ bởi vài hành động gây hấn.
"Một cảnh sát luôn phải phản ứng trước hành động của nghi phạm. Đó là một phần rất khó khăn trong công việc", Robert Todd Christensen, một giáo viên hướng dẫn sử dụng vũ khí ở Học viện cảnh sát Kalamazoo Valley, bang Michigan, nói.
"Cảnh sát thường ở trong tình thế phòng thủ hơn là tấn công", ông nói thêm.
Họ phải dựa vào những gì đã được học và nhờ cậy bản năng trong khi cố gắng kiềm chế cảm xúc.
"Máu dồn lên não và trong một giây, họ chẳng kịp nghĩ được gì", McCoy nói. "Tình huống khi ấy không giống việc ngồi trên ghế và bình tĩnh tính toán".
Cũng theo bà McCoy, việc đào tạo rất có lợi, nhưng vẫn không đủ để giúp cảnh sát có thể phản ứng hoàn hảo. Một khi đã rút súng, các sĩ quan thường được yêu cầu bắn nghi phạm tới chết.
"Chúng ta thường hay nghĩ tới khái niệm 'bắn bị thương', như một cách để bày tỏ thiện chí giữ lại mạng sống cho nghi phạm. Đó là một ý tưởng rất tệ", bà nói.
Nếu làm thế, McCoy nói, sẽ biến việc nổ súng thành một hành động vô ích.
Việc bắn để bị thương cũng không hề thực tế, bởi vài giây trước khi nổ súng, con người thường không đủ tỉnh táo để nhắm bắn chính xác.
"Nhịp tim của bạn sẽ tăng rất cao, mắt mờ đi và bạn không thể nhìn rõ thứ gì", ông Christensen nói, đề cập tới những hướng dẫn giúp người bắn xác định rõ mục tiêu trong sách vở.
"Bắn vào khuỷu chân? Bạn thậm chí còn không thể nhìn thấy khuỷu chân của đối phương", ông nói.
Thay vào đó, các sĩ quan cảnh sát được dạy nhắm vào giữa ngực của kẻ tình nghi. Nó gần như một phát đạn chí tử và khiến đối phương mất khả năng chiến đấu.
Trắng án dù sát hại dân thường
Một sĩ quan cảnh sát, sau khi nổ súng nhằm vào dân thường, sẽ luôn phải trải qua một đợt điều tra nội bộ, đôi lúc là do thanh tra chính phủ liên bang hoặc các cơ quan bên ngoài thực hiện.
Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, họ đều được tuyên trắng án. "Có lẽ tình huống không nguy hiểm đến mức đó. Nhưng nếu viên cảnh sát tin rằng anh hoặc cô ta đang bị đe dọa, việc nổ súng là hoàn toàn có thể", bà McCay nói.
Lý giải này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo loạn ở Ferguson trong những ngày gần đây, khi các chi tiết xung quanh vụ nổ súng vẫn chưa được làm rõ.
Nhưng ngay cả khi tình tiết vụ việc được điều tra rõ ràng, cảnh sát Wilson vẫn không thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
"Nếu phỏng vấn một sĩ quan từng hạ sát dân thường, bạn sẽ nhận ra một con người rất buồn bã và đã bị tổn thương", bà McCoy nói.
Theo Xaluan
Thế giới tuần qua: Chưa ngưng tiếng súng Vụ sát hại man rợ nhà báo Mỹ, giao tranh tiếp diễn tại Palestine, Israel và Ukraine, "tia hy vọng" cho các bệnh nhân nhiễm Ebola là những tin tức đáng chú ý tuần qua.... 1. Những ngày qua, cả thế giới chấn động khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) liên tiếp đưa ra các thông điệp mang tính khiêu khích...