Hàng nghìn người kẹt trong bão Gaemi, liệu các siêu đô thị Philippines đã đạt đến giới hạn?
Tình trạng ngập lụt sau cơn bão Gaemi có sức tàn phá mạnh mẽ đã đặt ra câu hỏi lớn về khả năng ứng phó với thảm họa của Philippines.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão Gaemi ở Manila, Philippines, ngày 24/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phần lớn thủ đô Philippines vẫn đang ngập trong biển nước vào ngày 25/7 sau khi cơn bão Gaemin dù không đổ bộ vào đất liền nhưng lại làm trầm trọng thêm những cơn mưa xối xả theo mùa.
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày gây ra ngập lụt và sạt lở trên khắp Philippines đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 13 người và khiến hơn 600.000 người di tản.
Không giống như ở Đài Loan (Trung Quốc), cơn bão – được người dân địa phương gọi là Carina – không đổ bộ vào Philippines, nhưng tác động từ nó đã gây ra lượng mưa hơn 300 mm ở khu vực thủ đô Manila và một phần của đảo chính Luzon, khiến các quan chức ban bố “tình trạng thiên tai” ở thủ đô trong ngày 24/7 và sơ tán hàng chục nghìn người.
Video và hình ảnh từ thủ đô cho thấy người dân lội qua vùng nước sâu đến ngực. Thậm chí một số người còn phải đu đường dây điện trên cao để di chuyển qua những con đường lớn biến thành sông. Các gia đình có trẻ em quấn khăn chen chúc nhau trên những chiếc xuồng nhỏ hẹp khi các đội ứng phó thảm họa giải cứu khỏi những ngôi nhà bị ngập lụt.
Theo hãng thông tấn Philippines, một số khu vực của trung tâm Manila – nơi sinh sống của 13 triệu người – ghi nhận tình trạng ngập lụt cao ngang các tòa nhà một tầng. Một số cư dân trèo lên mái nhà chờ cứu hộ.
“Không ai chuẩn bị cho điều này, mặc dù chúng tôi đã lường trước cơn bão, nhưng chúng tôi không thể dự đoán được quy mô lượng mưa”, ông Ben Ramirez Narag – ủy viên hội đồng địa phương tỉnh Rizal – cho biết. Hàng cứu trợ đã được đưa tới các trung tâm sơ tán và lực lượng chức năng địa phương cũng đang đánh giá thiệt hại về cơ sở hạ tầng.
Video đang HOT
Tình trạng ngập lụt sau cơn bão có sức tàn phá mạnh mẽ đã đặt ra câu hỏi lớn về khả năng ứng phó với thảm họa của Philippines.
Mỗi năm, quần đảo này hứng chịu nhiều cơn bão. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra đã khiến các cơn bão trở nên khó lường và cực đoan hơn, đồng thời khiến những người nghèo nhất quốc gia dễ bị tổn thương nhất.
Khi cuộc khủng hoảng khí hậu trở nên tồi tệ hơn, các cơn bão ngày càng trở nên dữ dội và tàn phá hơn. Vào năm 2021, Siêu bão Rai – được người dân địa phương gọi là Odette – đã giết chết hơn 200 người khi đổ bộ vào đảo Siargao – một điểm du lịch nổi tiếng ở bờ biển phía Đông. Bão Haiyan, một trong những cơn bão mạnh nhất được ghi nhận trong lịch sử hiện đại, đã tấn công Philippines vào năm 2013 và khiến hơn 6.000 người thiệt mạng.
Các chuyên gia đánh giá các quốc gia ở Nam bán cầu đang đạt đến giới hạn trong khả năng có thể tự mình xử lý các thảm họa khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Những người sống ở vùng trũng ven biển sẽ không còn nhà cửa do mực nước biển dâng cao.
Một nghiên cứu được công bố năm ngoái cho thấy do biến đổi khí hậu, một phần các thành phố lớn nhất châu Á có thể chìm trong nước vào năm 2100 do mực nước biển dâng cao và lũ lụt ven biển ở Manila trong thế kỷ tới sẽ xảy ra thường xuyên hơn 18 lần so với trước đây.
Chỉ vài ngày trước khi cơn bão đi qua Philippines, Tổng thống Marcos Marcos Jr đã đưa công tác phòng chống lũ lụt vào bài phát biểu toàn quốc.
“Hơn 5.500 dự án kiểm soát lũ lụt đã được hoàn thành và nhiều dự án khác hiện đang được thực hiện trên khắp đất nước”, Tổng thống Marcos nhấn mạnh.
Các nhà vận động đã thúc giục nhà lãnh đạo Marcos làm nhiều hơn nữa để xây dựng khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, khi người dân phải vật lộn để xây dựng lại cuộc sống sau khi phải chịu đựng nhiều thảm họa khí hậu.
“Những trận mưa xối xả mang đến một bức tranh khác về thời tiết khắc nghiệt trong một thế giới bị biến đổi khí hậu. Người Philippines đang kêu gọi công lý. Tổng thống Marcos phải ủng hộ các chính sách giúp tạo điều kiện cho việc đó, phải ưu tiên hành động vì khí hậu. Đây có thể sẽ không phải là cơn bão tồi tệ nhất mà chúng ta phải đối mặt”, nhà vận động Greenpeace Philippines Khevin Yu kêu gọi.
Trung Quốc sơ tán hàng trăm nghìn người đề phòng bão Gaemi
Sáng 25/7, cơ quan chức năng tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc đã sơ tán 156.800 người trước khi bão Gaemi, cơn bão thứ ba trong năm nay đổ bộ.
Tàu cá neo đậu tránh bão Gaemi tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 24/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Đề phòng bão mạnh, 73 tuyến phà chở khách dọc bờ biển của tỉnh này đã tạm dừng hoạt động và 97 chuyến bay bị hủy.
Theo văn phòng kiểm soát lũ lụt tỉnh, hơn 29.000 người làm việc trên các bè cá dọc bờ biển đã được sơ tán vào bờ, 733 tàu cá đã tìm nơi trú ẩn tại các cảng và khoảng 3.200 người trên tàu đã sơ tán lên bờ.
Nửa đêm 24/7, bão đã đổ bộ vào huyện Yilan, miền Đông Đài Loan (Trung Quốc), khiến 2 người thiệt mạng và 201 người bị thương. Hiện tại, dự báo bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ lên tới 15 km/h. Đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đảo này trong 8 năm qua với sức gió vùng gần tâm bão lên tới 227 km/h.
Dự kiến, bão sẽ đổ bộ vào bờ biển từ Liên Giang đến Tây Ô, Phúc Kiến vào chiều và tối 25/7, sau đó tiếp tục di chuyển sâu hơn vào đất liền về phía Bắc.
Do ảnh hưởng của bão, trong 24 giờ tính đến 6h sáng 25/7 (giờ địa phương), 104 thị trấn thuộc 20 huyện toàn tỉnh Phúc Kiến có lượng mưa tích lũy vượt quá 50 mm, trong đó 25 thị trấn vượt quá 100 mm. Theo cơ quan khí tượng địa phương, mưa lớn nhất được ghi nhận tại thị trấn Quảng Dương, thành phố Phúc Định, đạt 178,7 mm.
Tại tỉnh Chiết Giang, nhà chức trách huyện Chu Sơn đã đình chỉ các tuyến đường thủy chở khách 3 ngày, trong khi hầu hết các chuyến bay ở Ôn Châu đều bị hủy.
Theo đài truyền hình CCTV, quan chức đường sắt Quảng Châu đình chỉ một số chuyến tàu đi qua các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão. Một số khu vực ở Bắc Kinh đang hứng chịu mưa lớn và sẵn sàng ứng phó tình trạng khẩn cấp. Hơn 25.000 người được sơ tán. Nhật báo Bắc Kinh đưa tin một số dịch vụ tại ga xe lửa Tây Bắc Kinh đã ngừng hoạt động.
Tại Philippines, sáng 25/7, cảnh sát nước này cho biết số nạn nhân thiệt mạng trong các thảm họa mưa lớn, lũ quét và lở đất đã lên tới 21 người.
Theo báo cáo sơ bộ, số nạn nhận thiệt mạng rải rác ở một số tỉnh, trong đó vùng thủ đô Manila ghi nhận số người thiệt mạng cao nhất là 7 người. Nguyên nhân chủ yếu là đuối nước, lở đất, cây đổ và điện giật.
Hiện Cơ quan giảm nhẹ thiên tai của Philippines đang cập nhật số liệu báo cáo thiệt hại do mưa bão, sau khi cơn bão Gaemi rời Philippines sáng 25/7.
Gaemi là cơn bão thứ 3 đổ bộ vào Philippines trong năm nay. Bão kéo theo mưa lớn, gây lũ quét và sạt lở đất tại vùng thủ đô Manila cùng nhiều khu vực khác. Không chỉ gây tổn thất sinh mạng, bão còn phá hủy nhiều nhà dân dọc khu vực duyên hải và cuốn trôi nhiều ô tô.
Hiện người dân tại nhiều khu vực đang phải sống tạm trong các trung tâm sơ tán, trường học, nhà thờ, khu vực lều trại dựng tạm trong khi chờ nước lũ rút.
Thủ đô Philippines tê liệt vì ngập sâu do mưa bão Nhiều ngày mưa không ngớt do bão Gaemi (tên địa phương là Carina), đã khiến thủ đô Manila của Philippines và các thành phố xung quanh rơi vào tình trạng tê liệt do ngập sâu trong nước. Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão Gaemi ở Manila, Philippines, ngày 24/7. Ảnh: Getty Images/TTXVN Ngày 24/7, nhiều người...