Hàng nghìn người Indonesia leo lên núi lửa để hiến tế
Hàng nghìn tín đồ leo lên ngọn núi lửa đang hoạt động để ném gia súc và các lễ vật xuống miệng núi, thực hiện nghi lễ hiến tế.
Hàng năm, những người từ bộ tộc Tengger từ các cao nguyên xung quanh tập trung lên núi lửa Mount Bromo, tỉnh Đông Java để tham gia lễ hội Yadnya Kasada. Họ ném trái cây, rau, hoa và thậm chí cả gia súc như dê, gà vào miệng núi lửa.
Hàng dài tín đồ, gồm một số người vác dê ngang lưng, hôm nay leo lên đỉnh núi hiến tế với hy vọng tổ tiên và các vị thần Hindu sẽ hài lòng, mang lại thịnh vượng cho cộng đồng của họ.
“Hôm nay tôi mang một con gà lên cúng tổ tiên”, Purwanto nói khi khoe con gà mái sặc sỡ.
Video đang HOT
Một thành viên bộ tộc Tengger chuẩn bị ném con gà hiến tế vào miệng núi lửa Mount Bromo đang hoạt động ở tỉnh Đông Java hôm nay. Ảnh: AFP .
Wantoko mang theo cây trồng với hy vọng việc ném chúng vào núi lửa sẽ mang lại may mắn. “Tôi mang theo những cây trồng này để ruộng đồng màu mỡ và bội thu. Năm nào tôi cũng đến”, Wantoko cho biết.
Đứng trên sườn dốc của miệng núi lửa, những người dân làng không phải thành viên bộ tộc Tengger cố bắt lễ vật bằng lưới và xà rông trước khi chúng biến mất trong làn khói cuồn cuộn. Đây không phải một phần của nghi lễ, nhưng phản ánh kêu gọi của người dân địa phương không lãng phí đồ cúng.
Đây là lễ hội Yadnya Kasada thứ hai kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Indonesia.
“Lễ hội không thể được tổ chức ở một nơi khác hoặc tổ chức trực tuyến”, Bambang Suprapto, người đứng đầu hiệp hội cộng đồng người Hindu của khu vực, cho biết. “Nhưng các nhà tổ chức đã áp dụng quy trình y tế nghiêm ngặt và các tín đồ đã được xét nghiệm Covid-19 để chúng tôi có thể bảo vệ tất cả người tham dự”.
Dân làng mang dụng cụ bắt lễ vật hiến tế của bộ tộc Tengger trên đỉnh núi lửa Mount Bromo hôm nay. Ảnh: AFP .
Lễ hội kéo dài một tháng có từ thế kỷ 15, bắt nguồn từ truyền thuyết về công chúa vương quốc Majapahit của người Hindu ở Java, và chồng cô. Sau nhiều năm chung sống mà không có con, họ đã cầu xin thần linh giúp đỡ.
Thần linh chấp nhận thỉnh cầu của họ và hứa ban cho họ 25 người con, với điều kiện họ phải ném người con út xuống núi lửa Mount Bromo. Để đảm bảo thịnh vượng cho bộ tộc Tengger, người con út đã tình nguyện nhảy xuống núi lửa.
Truyền thống hiến tế vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nhưng người Tengger hiến tế sản phẩm mùa màng và gia súc thay vì con người.
Núi lửa Indonesia phun dung nham đỏ rực
Merapi, một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới, phun dung nham hôm nay, buộc chính quyền Indonesia yêu cầu người dân tránh xa.
Núi lửa Merapi gần Yogyakarta, thủ phủ văn hóa trên đảo Java, đã phun trào gần 10 lần trong hai ngày qua, gây ra hàng trăm vụ động đất nhỏ, theo báo cáo của cơ quan địa chất Indonesia. Cơ quan này cho hay ngọn núi lửa đã phun trào dung nham 7 lần trong sáng nay.
Dung nham đỏ rực chảy xuống từ miệng núi lửa Merapi sáng nay. Ảnh: AFP
Dòng dung nham di chuyển khoảng 700 mét về phía tây nam. Tuy nhiên, chính quyền không thay đổi cảnh báo nguy hiểm cấp hai, được ban hành tháng 11 năm ngoái.
Người dân gần núi lửa được yêu cầu tránh xa miệng núi lửa trong bán kính 5 km, đồng thời được cảnh báo về dung nham cũng như tro bụi của nó. Tháng trước, ngọn núi đã phun ra những đám tro bụi khổng lồ tràn xuống hai bên sườn núi.
Vụ phun trào lớn gần nhất của Merapi diễn ra năm 2010 đã khiến hơn 300 người thiệt mạng và buộc 280.000 người phải sơ tán. Đây là lần phun trào mạnh nhất kể từ năm 1930, khi dung nham và tro bụi núi lửa cướp đi sinh mạng của 1.300 người.
Ca bệnh ở vùng dịch tăng "sốc" 7.600%, Indonesia căng mình chống Covid-19 Indonesia đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới Covid-19 tại các đảo đông dân nhất, trong đó một khu vực ghi nhận số ca tăng mạnh gần 7.600%. Nghĩa trang cho nạn nhân Covid-19 ở Indonesia (Ảnh minh họa: Reuters). Số ca Covid-19 tăng vọt ở 2 hòn đảo đông dân nhất Indonesia khiến nhiều chuyên gia y tế lo ngại...