Hàng nghìn người hành hương về quê Kim Jong-il
Bất chấp tiết trời mùa đông lạnh giá, hàng nghìn người trên khắp Triều Tiên đã bắt đầu đổ về núi Paekdu, được tin là nơi sinh của cố chủ tịch Kim Jong-il, khi ngày sinh nhật ông đang đến gần.
Hàng trăm nghìn người dân mặc niệm trước chân dung cố chủ tịch Kim Jong-il khi ông qua đời hồi tháng 12/2011. Ảnh: AFP
Ngọn núi Paekdu ở gần biên giới với Trung Quốc được tin là nơi nhà lãnh đạo quá cố cất tiếng khóc chào đời vào ngày 16/2. Giới chức Triều Tiên kể rằng ông sinh ra trong một căn nhà nhỏ bằng gỗ tại căn cứ quân sự bí mật trên núi năm 1942 và trên bầu trời đã xuất hiện “một cầu vồng đôi và ngôi sao mới rực sáng” vào thời khắc ông ra đời. Ngày 16/2 vì thế được đặt gọi là ngày của Vì Tinh Tú, được lấy làm quốc lễ của Triều Tiên với nhiều nghi thức kỷ niệm trọng thể trên cả nước.
Trong khi đó, theo các chuyên gia quốc tế thì ông Kim Jong-il chào đời trong hoàn cảnh “đời thường” hơn rất nhiều. Tài liệu của Nga cho rằng ông sinh năm 1941 tại ngôi làng Vyatskoye, gần thành phố Khabarovsk của Nga, nơi người cha Kim Nhật Thành nhận sự trợ giúp về quân sự của Liên Xô.
Dù vẫn còn một tuần nữa mới đến ngày sinh nhật lãnh đạo quá cố nhưng từ hôm 5/2, nhiều nhóm người lao động Triều Tiên trên cả nước đã bắt đầu đổ về “ngọn núi thiêng” để bày tỏ lòng tưởng nhớ với ông. Các học sinh ở Triều Tiên cũng được yêu cầu đến thăm Paekdu để thể hiện sự tôn kính với gia đình họ Kim.
Hãng Yonhap dẫn thông tin từ đài phát thanh Bình Nhưỡng cho hay” hơn 2.000 người, mang theo tình yêu và lòng kính trọng với Chủ tịch Kim Jong-il, đã hành hương về thăm nơi sinh thành của ông mỗi ngày”.
Các nhân viên ở cửa hàng bách hóa lớn nhất Bình Nhưỡng đã nhanh chóng thành lập một cửa hàng cơ động gần ngọn núi để phục vụ người dân. Những người hành hương đặt hoa trước chân dung cố chủ tịch và cha ông, Kim Nhật Thành. Họ cũng tổ chức các cuộc tuần hành thể hiện lòng trung thành với con trai ông Kim là đại tướng Kim Jong-un. Đài phát thanh Bình Nhưỡng cho biết kể từ khi mở cửa đón khách tham quan năm 1987, ngọn núi Paekdu đã đón khoảng 6 triệu người hành hương.
Video đang HOT
Chủ tịch Kim Jong-il trút hơi thở cuối cùng hôm 17/12/2011 ở tuổi 69 sau nhiều năm chống chọi với bệnh tim mạch. Thi thể của ông được bảo toàn vĩnh viễn tại Cung Tưởng niệm Kumsusan ở Bình Nhưỡng, cạnh ông Kim Nhật Thành.
Theo ICTnew
Chúng ta có đua nhau "hối lộ" thánh thần?
Hiện nay việc dâng, đưa tiền lẻ khắp mọi nơi, đốt vàng mã tràn lan, hoang phí trong chùa với mục đích và suy nghĩ thực dụng rằng cúng, dâng càng nhiều tiền sẽ được hưởng càng nhiều lộc là hành động "Hối lộ thánh thần", hiểu sai hoàn toàn tinh thần của Phật Giáo.
Sau khi đăng tải bài "Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật", VietNamNet đã nhận được rất nhiều phản hồi và email của độc giả về vấn đề này. Để làm rõ thêm, VietNamNet tiếp tục cuộc trao đổi với ông Trần Văn Phương - Thạc sĩ, giảng viên Văn hóa - Phát triển, HV Báo chí và tuyên tuyền.
- Khi đến chùa, thắp hương như thế nào là đúng, thưa ông?
- Đến chùa có 3 nơi chính cần thắp hương đó là Ban Đức Ông, Ban Tam Bảo và Ban Đức Thánh Tăng. Ban Tam Bảo là nới Đức Phật ngự, như một vị giáo chủ. Ban Đức Thánh Tăng là các vị tăng lữ, có thể tạm hiểu là những người trung gian kết nối giữa chúng ta với Đức Phật như một vị trợ giáo, ví dụ như Đường Tăng Tạng, Quan Âm Thị Kính như ở một số nơi thờ. Ban Đức Ông tượng trưng từ truyền thuyết trong Phật Giáo liên quan đến nhân vật được cho là người trông coi cai quản vùng đất nơi chùa được đặt.
Mỗi ban chỉ nên thắp một nén hương, mỗi nén hương được gọi là Tâm hương. Chỉ thắp 3 nén hương chỉ khi đến chùa trước khi có sự thay đổi lớn trong cuộc đời.
- Tại sao chỉ nên thắp một nén hương mỗi ban và gọi là Tâm hương?
- Bởi một nén hay nhiều nén thì ý nghĩa của việc thắp hương cũng hội tụ trong 5 yếu tố của của một Tâm hương đó là: Giới hương, Định hương, Tuệ hương, Giải thoát hương và Giải thoát trì kiến hương.
Tình trạng thắp một lúc nhiều nén hương và thắp bắt kì nơi đâu diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong chùa (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Giới hương là khi cầm nén hương lên phải giữ được giới luật cho trong sạch. Giới pháp b của nhà Phật, cũng như luật tục trần thế. Không thể đến với Phật mà mang tâm của một người bất chính, phá hoại giới luật ( bao gồm phật luật cũng như thế luật ). Định hương là giữ cho cái tâm ấy trong sạch, các đam mê trần tục, bạc tiền, danh vọng vọng phải bị loại ra khỏi đầu óc.
Tuệ hương là phải giữ cho tinh thần minh mẫn, sáng suốt. Vì trong phật giáo có câu: "Tâm không tĩnh thì tuệ không thông, mà tuệ không thông tức là ngu dốt, mà ngu dốt là nguồn gốc của mọi điều tội lỗi". Không thể có khi đứng thắp một nén hương trwocs phật điện hay trước bất cứ một ban thờ nào lại trong tâm thế của kẻ tâm thân hay trí tuệ ngu muội.
Giải thoát hương làkhi có được 3 yếu tố trên thì lúc đó người thắp hương sẽ có được sự thanh thản như được giải thoát, không nệ vào những lo phiền trần thế, như sinh, lão, bệnh , tử... Những điều thị phi phàm tục ở đời, dễ dàng hài lòng và tha thứ.
Giải thoát trì kiến hương là yếu tố thể hiện sau khi đã có được cái tâm trong sạch, thoát khỏi ham muốn, đạt được sự thanh thản thìcần phải giữ vững (trì) để sau khi bước ra khỏi cổng chùa từ suy nghĩ biến thành hành động đúng đắn và hướng thiện, chứ không phải là khi tâm thế đã được giải thoát rồi, nhưng khi ra khỏi cổng chùa thì lòng ác lại khởi phát, phải giữ vững (trì kiến) quan điểm của mình, sao cho tâm thanh, lòng tĩnh, trí tuệ uyên bác, giới luật nghiêm minh...Đó mới thực là tâm hương vậy.
Dâng càng nhiều tiền sẽ được hưởng càng nhiều lộc?
- Ngoài việc thắp hương đi chùa nên cúng đồ lễ gì cho đúng, thưa ông?
- Trong Phật Giáo không có cúng tiền vàng và đặc biệt là không cúng đồ mặn. Tiền vàng và đồ mặn chỉ dùng khi cúng thờ Mẫu hoặc là các vị thánh thần mà thôi. Đến với Phật chỉ cần nén hương và hoa quả. Việc cúng đồ mặn và tiền vàng khi đến chùa hiện nay là do có thể nhiều người khi đến chùa có những nơi có thánh thần hoặc thờ mẫu thì có thể họ cho rằng Phật ở cao hơn thánh thần nên cũng cúng mặn cho Phật, đó là việc làm hoàn toàn sai lệch khi đến với Đạo Phật. Vì vậy hiện nay một số ngôi chùa đã ghi rõ "không mang vàng vào chùa."
Dâng mâm lễ vàng mã, đồ mặn vào chùa là hoàn toàn không đúng khi đến với cửa Phật.
- Ý kiến của ông về hiện tượng rất nhiều chùa hiện nay người dân dâng tiền lẻ hay đốt vàng mã tràn lan khắp mọi nơi?
- Khi tiền tệ xuất hiện, người đến chùa cúng đồng tiền đó là để đóng góp cho nhà chùa xây dựng, sửa sang đúc chuông tô tượng, nó mang ý nghĩa như phương tiện vật chất để truyền tải cái tâm, cái ý đồ muốn đến với đức Phật, nhằm góp phần tôn vinh và cụ thể hóa cái tâm của con người với tinh thần Phật giáo mà thôi. Còn hiện nay khi đi chùa việc dâng, đưa lẻ khắp mọi nơi, đốt vàng mã tràn lan, hoang phí trong chùa với mục đích và suy nghĩ thực dụng rằng cúng, dâng càng nhiều tiền sẽ được hưởng càng nhiều lộc. Đó được coi như là hành động "Hối lộ thánh thần", hiểu sai lệch hoàn toàn tinh thần của Phật Giáo. và đức Phật cũng sẽ không ủng hộ những hành động này.
Theo VietNamNet
Hà Tĩnh: Lễ chùa bằng dầu gió, Berberin, thịt lợn sống Với việc hoàn thành cáp treo, ngôi chùa Hương ở Hà Tĩnh đã đón nhận lượng khách chưa từng có. Cao điểm có ngày lên tới 1 vạn người hành hương. Nhiều bất cập đã nảy sinh trong những ngày đầu khai hội. Chùa Hương ở Hà Tĩnh với mỹ danh "Hoan Châu đệ nhất danh lam" nằm trên ngọn núi Hồng Lĩnh...