Hàng nghìn người gốc Việt nguy cơ trục xuất do chính sách của Donald Trump
Dưới chính sách nhập cư không khoan nhượng của chính quyền Tổng thống Trump, người Mỹ gốc Việt đối diện nguy cơ bị trục xuất.
Robert Huynh là con trai của một quân nhân Mỹ, dù ông chưa bao giờ được gặp cha. Mẹ của ông là người Việt, ông ra đời trong cuộc chiến nổ ra cách đây 50 năm. Năm 1984, 9 năm sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, cậu bé Huynh 14 tuổi chuyển đến thành phố Louisville cùng mẹ và những người anh em cùng mẹ khác cha. Thời điểm đó, chính phủ Mỹ đang thực thi chính sách đưa con lai về lại quê cha.
Ông Huynh chụp hình cùng 2 người dì họ nội. Ảnh: NVCC.
Ngày nay, khi đã 48 tuổi, có một con trai và 2 cháu, ông Huynh đối mặt với viễn cảnh bị trục xuất về Việt Nam, đất nước ông chưa từng về thăm sau khi rời khỏi, nơi ông không có bất kỳ bạn bè hay người thân nào.
Huynh chỉ là một trong số 8.000 người Việt đang bị đe dọa bởi chính sách nhập cư không khoan nhượng của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Từ khi ông Trump lên nắm quyền, nhiều người có thẻ xanh nhưng chưa được công nhận là công dân Mỹ hoặc vi phạm pháp luật đã bị trục xuất.
Ông Huynh, người đang làm việc tại tiệm làm móng của gia đình, từng nhiều lần đối mặt với những bản án hình sự. Thời còn trẻ, ông ngồi tù 3 năm vì tội buôn bán chất cấm. Gần đây, ông bị chính quyền quản chế trong 1 năm vì lái xe trong lúc say rượu, bị kết thêm án vì hoạt động đánh bạc trái phép cùng bạn gái tại Texas.
Huynh thừa nhận ông phạm nhiều sai lầm, nhưng ông khẳng định bản thân chấp nhận mọi hình phạt và đang cố gắng làm lại cuộc đời ở nước Mỹ. Giờ đây, Huynh có nguy cơ mất tất cả.
Mẹ tôi giờ đã 83 tuổi, tôi muốn ở bên cạnh khi bà nhắm mắt xuôi tay, Huynh trả lời phỏng vấn của New York Times. Tôi không có ai ở Việt Nam cả. Cuộc đời tôi là ở Mỹ.
Video đang HOT
Sau năm 1975, gần 1,3 triệu người Việt Nam nhập cư vào Mỹ. Phần lớn được chính phủ Mỹ cấp thẻ xanh, nhưng rất nhiều người trong số họ, điển hình như ông Huynh, không được học tiếng Anh, không được giáo dục, không được trợ giúp về mặt pháp lý để được cấp quyền công dân.
Ít nhất 57 công dân Mỹ gốc Việt đang bị giam giữ tại các cơ sở quản lý người nhập cư. Ảnh: AP.
Nhiều người đến Mỹ khi còn là một đứa trẻ, họ cũng được đi học, sau đó đi làm, lập gia đình và trả thuế như mọi công dân Mỹ bình thường. Nhưng nhiều thập kỷ sau, cuộc sống họ có nguy cơ bị xáo trộn, gia đình họ có thể bị chia cắt.
Chính sách nhập cư của chính quyền Trump được xây dựng bởi cố vấn cấp cao Stephen Miller, trong đó diễn giải lại thỏa thuận giữa chính quyền Tổng thống George W. Bush và chính phủ Việt Nam năm 2008. Theo thỏa thuận này, công dân Việt Nam đến Mỹ trước khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995 sẽ không trở thành đối tượng có thể bị trục xuất.
Giờ đây, Nhà Trắng khẳng định bất kỳ người nào chưa được công nhận là công dân Mỹ và phạm tội sẽ bị trục xuất.
Nhiều nhà hoạt động bất bình trước quy định này, họ cáo buộc chính quyền Trump đi ngược lại thỏa thuận được ký kết năm 2008. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tranh luận rằng thỏa thuận được Mỹ và Việt Nam thống nhất có ghi rõ hai bên vẫn giữ quan điểm pháp lý đối với những người nhập cư trước năm 1995.
Quan điểm của Mỹ là mọi quốc gia đều có nghĩa vụ pháp lý quốc tế phải tiếp nhận công dân của nước họ bị chính phủ nước khác trục xuất, New York Times dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Góc nhìn của chính quyền Trump là thỏa thuận năm 2008 không hướng đến mục tiêu bảo vệ người nhập cư khỏi sự đàn áp chính trị trong trường hợp họ bị trao trả về Việt Nam. Thay vào đó, theo như chính phủ xác nhận, thỏa thuận trên được đưa ra để giúp Mỹ và Việt Nam thoát khỏi thế bế tắc về những người nhập cư trước năm 1995.
Thời điểm đó, chúng ta ở trong giai đoạn (Việt Nam) không tiếp nhận bất kỳ công dân nào bị trục xuất khỏi Mỹ, nguồn tin của New York Times cho biết. Về mặt lý thuyết, thỏa thuận năm 2008 mang ý nghĩa &’Hãy cùng thiết lập một hệ thống hiệu quả và cố buộc họ (Việt Nam) nhận lại ít nhất phần nào đó những công dân phạm tội’.
Theo Hong.vn
Người Mỹ biểu tình phản đối chính quyền Trump chia cắt các gia đình tại biên giới
Nhiều người Mỹ đã xuống đường biểu tình nhằm phản đối mạnh mẽ chính sách chia cắt gia đình những người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Ngày 7/5, chính quyền Tổng thống Trump đã công bố chính sách nhập cư "không khoan nhượng". Theo đó, những người trưởng thành vượt biên trái phép vào Mỹ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Trẻ em sẽ bị tách khỏi bố mẹ ngay ở biên giới nếu bố mẹ chúng vi phạm quy định mới về nhập cư. Trong ảnh: Người biểu tình ở New York giơ khẩu hiệu phản đối chính sách mới, cho rằng việc chia tách trẻ em khỏi cha mẹ của chung là xâm hại quyền trẻ em và vi phạm nhân quyền.
Ước tính gần 2.000 trẻ em đã bị tách khỏi bố mẹ hoặc những người bảo hộ và bị đưa đến các cơ sở nuôi giữ khác từ ngày 19/4 tới 31/5, theo số liệu công bố hồi tuần trước.
Chính sách mới của chính quyền ông Trump đã bị các bên lên tiếng phản đối mạnh mẽ, từ các tổ chức phi chính phủ, nhân đạo, đảng đối lập và nhiều người Mỹ. Trong ảnh: Hạ nghị sĩ Juan Vargas tham gia biểu tình phản đối chính sách chia cắt nhập cư chia cắt gia đình.
Một khẩu hiệu bày tỏ sự phản đối với việc giam giữ trẻ em trong những khu trại tập trung, chia tách chúng với cha mẹ.
Phía chính quyền ông Trump phản pháo các lời chỉ trích, cho rằng chính đảng Dân chủ đã đẩy chính quyền của ông đến con đường buộc phải thay đổi chính sách. Các quan chức cho rằng chính sách mới mới ban hành hướng tới những đối tượng vi phạm pháp luật và nếu như các gia đình nhập cư một cách hợp pháp, họ sẽ không bị ảnh hưởng.
Một cuộc biểu tình ở El Paso, Texas ngày 19/6.
Trong một bài phát biểu ngày 18/6, Tổng thống Trump cho biết: "Mỹ sẽ không trở thành trại di dân, không trở thành trại tị nạn. Chắc chắn là như thế. Quý vị hãy nhìn những gì đang xảy ra ở châu Âu và ở những nơi khác, chúng tôi không cho phép điều đó xảy ra với nước Mỹ".
Trước đó, ông Trump cho rằng người nhập cư bất hợp pháp gây nên sự biến đổi văn hóa, bất ổn chính trị và khiến tình trạng tội phạm gia tăng, viện dẫn ví dụ với nước Đức. Tuy nhiên, trái với bình luận này của ông Trump, tỷ lệ tội phạm ở Đức hiện ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm, số liệu của Bộ Nội vụ Đức hồi tháng 5 cho biết.
Đệ nhất Phu nhân Mỹ Melania Trump trong một tuyên bố khá hiếm hoi về chính sách, đã công khai phản đối chính sách nhập cư, cho rằng "Mỹ là một đất nước tuân thủ mọi quy định của pháp luật nhưng cũng là đất nước điều hành bằng trái tim".
Dòng người biểu tình tụ tập trước trụ sở của cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ, kêu gọi xóa bỏ chính sách nhập cư chia cách gia đình gây tranh cãi.
Đức Hoàng
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Quân nhân Mỹ đối mặt 25 năm tù vì thề trung thành với IS Một quân nhân Mỹ đang đối mặt với án tù 25 năm với cáo buộc hỗ trợ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Người này bị bắt năm ngoái khi đang tham gia lễ tuyên thệ trung thành với tổ chức cực đoan do chính FBI dàn dựng. Cựu quân nhân Mỹ Ikaika Erik Kang thề trung thành trước...