Hàng nghìn người Đức định biểu tình chống lệnh hạn chế Covid-19
Hàng nghìn người biểu tình dự định tập trung tại Berlin vào cuối tuần để phản đối biện pháp hạn chế được áp dụng nhằm ngăn nCoV lây lan tại Đức.
Hàng chục cuộc biểu tình dự kiến diễn ra ở thủ đô Đức vào cuối tuần dưới khẩu hiệu “Chấm dứt đại dịch – Ngày của tự do”. Những người biểu tình gồm người chống vaccine, phủ nhận tội ác diệt chủng và những người theo thuyết âm mưu cho rằng nCoV là sản phẩm của giới tinh hoa nhằm bảo vệ quyền lực.
Giới chức và cảnh sát Đức kêu gọi những người biểu tình tuân thủ các quy tắc cách biệt cộng đồng và che mặt khi tham gia sự kiện, trong bối cảnh quốc gia châu Âu ghi nhận đợt bùng phát mới. Đức đã ghi nhận 209.980 ca nhiễm nCoV, trong đó 9.221 người chết và 192.300 người đã bình phục.
Người biểu tình cầm biểu ngữ “Hãy cứu lấy ngành công nghiệp giải trí” trong cuộc tuần hành tại Berlin, Đức, ngày 24/7. Ảnh: Reuters.
Một nhóm tham gia biểu tình đề xuất “xông vào Reichstag”, tòa nhà quốc hội Đức. Tuy nhiên, nhiều người từ chối và cho rằng đề xuất này có thể khiến toàn bộ cuộc biểu tình bị hủy. Sở Nội vụ Berlin cho biết hơn 1.500 cảnh sát sẽ được triển khai đảm bảo an ninh khi khoảng 22.000 người biểu tình từ khắp nước Đức đổ về thủ đô.
Cuộc biểu tình chính dự kiến diễn ra tại Cổng Brandenburg ở trung tâm Berlin, trước khi người biểu tình tuần hành trên đại lộ 17/6 tới Tháp Chiến thắng. Các cuộc biểu tình phản đối biện pháp ngăn nCoV ít dần sau khi Đức từng bước nới lỏng các quy tắc phòng chống dịch khi số ca nhiễm giảm.
Các nhóm tham gia biểu tình sử dụng mạng xã hội để thu hút sự ủng hộ. Cuộc biểu tình cuối tuần này tại Berlin được cho là lần đầu tiên các nhóm chủ động tổ chức sự kiện cùng nhau.
Một trong những yêu cầu của người biểu tình là Quốc hội Đức tổ chức cuộc bầu cử sớm vào tháng 9, một năm trước thời điểm theo kế hoạch, nhằm “tạo điều kiện cho các cử tri hạ bệ cái được gọi là chính phủ khẩn cấp chống nCoV” của Thủ tướng Angela Merkel.
Video đang HOT
Rạn nứt với Mỹ, Đức hướng về Trung Quốc
Ngay sau khi Đức đồng ý tung 10 tỷ USD cứu Lufthansa tháng trước, hãng hàng không này thông báo nối lại đường bay Frankfurt - Thượng Hải.
Dù ngẫu nhiên hay có tính toán, động thái mới của hãng hàng không Lufthansa đã cho thấy Đức ưu tiên khôi phục các liên kết thương mại với Trung Quốc, vốn bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh Đức phải đánh giá lại mối quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ vì căng thẳng leo thang về an ninh và thương mại, giới lãnh đạo Đức nhận thấy cần phải thắt chặt hợp tác với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Đức.
Khi nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh, liên tục chỉ trích Bắc Kinh vì thiếu minh bạch về nguồn gốc nCoV và gần đây là động thái áp luật an ninh mới ở Hong Kong, chính phủ Đức phản ứng rất thận trọng.
Thủ tướng Angela Merkel phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2/2019. Ảnh: Politico.
Trong cuộc họp báo tuần trước, khi được hỏi liệu có ủng hộ lệnh trừng phạt mà Mỹ xem xét nhắm vào Trung Quốc, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã trả lời kiểu né tránh. "Mối quan hệ với Trung Quốc rất quan trọng", bà Merkel nhấn mạnh và thêm rằng "nó quan trọng về mặt chiến lược".
Thực tế, Trung Quốc được xem là thị trường xuất khẩu rất quan trọng đối với hàng hóa Đức, đặc biệt là ô tô và máy móc. Kể từ khi Merkel trở thành Thủ tướng Đức năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã tăng gấp 5 lần, lên mức hơn 100 tỷ USD vào năm ngoái. Dù một số nhà kinh tế tranh luận rằng nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa Đức đang giảm do nền kinh tế ngày càng phát triển, quốc gia châu Á này vẫn được xem là "trụ cột" trong chiến lược kinh tế và động lực tăng trưởng chính của Berlin.
Khi nhu cầu hàng hóa từ Mỹ giảm sút sau khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, Đức đã dựa vào Trung Quốc, quốc gia hầu như không bị ảnh hưởng bởi tình trạng hỗn loạn khi đó, để phục hồi nền kinh tế. Hợp tác thương mại giữa hai nước hầu như không bị gián đoạn cho tới khi Covid-19 xuất hiện.
Maththew Karnitschnig, biên tập viên của Politico, cho rằng lịch sử hợp tác này luôn là điều Merkel nghĩ tới khi bà tìm cách bảo vệ nền kinh tế Đức giữa Covid-19, được dự đoán sẽ giảm 6,3% trong năm nay.
Dù Trung Quốc cũng đang đối phó với suy thoái kinh tế do đại dịch, các nhà xuất khẩu của Đức vẫn tìm thấy nhiều dấu hiệu đáng hy vọng. Trong tháng 6, doanh thu ô tô ở Trung Quốc đã tăng 11%, tháng tăng thứ 3 liên tiếp sau nhiều tháng sụt giảm.
Trong khi Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức, tiếp tục vật lộn với cuộc chiến chống Covid-19, Trung Quốc đang từng bước đưa nền kinh tế hoạt động trở lại.
Việc bà Merkel chần chừ phản ứng với luật an ninh Hong Kong vừa được Trung Quốc ban hành có vẻ mâu thuẫn với hình ảnh lãnh đạo lấy tiêu chí đạo đức làm kim chỉ nam hành động của Merkel, danh tiếng mà bà có được sau khi quyết định tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn trong cuộc khủng hoảng di cư năm 2015.
Tuy nhiên, Karnitschnig cho rằng phản ứng hiện tại của bà Merkel hoàn toàn phù hợp với cách bà duy trì quan hệ với Trung Quốc trong 15 năm qua: bày tỏ quan ngại về nhân quyền và cam kết tiếp tục "đối thoại", đồng thời thắt chặt thêm mối quan hệ thương mại.
Trong quan hệ với Trung Quốc, dù là vấn đề Tây Tạng hay người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, bà Merkel luôn đặt kinh tế lên hàng đầu, theo Karnitschnig.
Các ưu tiên của Berlin đối với Trung Quốc cũng tác động sâu sắc đến cách tiếp cận của Liên minh châu Âu (EU). Dù Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, bà cũng cẩn thận để không "chệch hướng" lập trường của Berlin.
"Tương lai của thế giới không thể định hình nếu thiếu đi mối quan hệ gắn bó giữa EU - Trung Quốc", bà nói trong hội nghị trực tuyến với lãnh đạo Trung Quốc tháng trước.
Đức chiếm khoảng 1/3 giá trị thương mại của Trung Quốc với EU, nhưng Bắc Kinh cũng đã mở rộng mối quan hệ với nhiều nền kinh tế khác, từ Pháp đến Italy. Những chỉ trích gần đây đối với Trung Quốc về vấn đề Hong Kong và Covid-19 khó có thể ngăn cản Bắc Kinh thúc đẩy mối quan hệ với EU.
"Mục tiêu thực sự của Trung Quốc hiện giờ dường như là đảm bảo có đủ quan chức nắm các vị trí quan trọng ở Brussels cũng như ở các quốc gia thành viên EU sẵn sàng đánh đổi các giá trị của châu Âu để duy trì mối quan hệ với Bắc Kinh", Michito Tsuruoka, phó giáo sư Đại học Keio, Nhật Bản, viết trong một bài phân tích mới đây trên Diplomat.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại hội nghị G20 ở Hamburg, Đức, hồi tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.
Chính sách với Trung Quốc của Đức dường như không gặp khó khăn. Dù một số chính trị gia nổi tiếng, gồm Norbert Rttgen, người hy vọng sẽ kế nhiệm bà Merkel, phản đối lập trường hiện tại về Trung Quốc, giới doanh nghiệp của Đức lại ủng hộ bà.
Rào cản lớn nhất về Trung Quốc đối với Đức và bản thân bà Merkel lại xuất phát từ Washington. Dù nhiều người ở Berlin đang chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 và hy vọng Donald Trump thất cử, chính sách về Trung Quốc của Mỹ vào năm tới khó có thể đảo chiều. Thậm chí, nhiều người phe Dân chủ đã hết sức tán thành cách tiếp cận cứng rắn của Trump đối với Bắc Kinh về vấn đề thương mại và nhân quyền.
Ngoài ra, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa còn tìm được tiếng nói chung về việc liệu "cấm cửa" tập đoàn Huawei tham gia xây dựng mạng 5G ở Mỹ và các nước đồng minh do lo ngại về an ninh. Chính quyền Trump đe dọa sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Đức và nhiều đồng minh nếu họ "bắt tay" với Huawei. Cho đến nay, Thủ tướng Merkel vẫn tránh né vấn đề này và cho rằng các công ty không nên bị cấm cửa hoàn toàn, dù cần có thêm các tiêu chuẩn an ninh cao hơn cho các công ty liên quan tới 5G.
Ưu tiên chính của Merkel với Trung Quốc là đưa thỏa thuận thương mại đã lên kế hoạch với châu Âu trở lại đúng hướng. Mục đích của "thỏa thuận đầu tư" này là cải thiện điều kiện kinh doanh cho nhiều công ty châu Âu ở Trung Quốc, điều được xem sẽ mang lợi cho nhiều doanh nghiệp Đức từng nhiều lần phàn nàn về các hành vi chống cạnh tranh và vấn đề đánh cắp sở hữu trí tuệ ở quốc gia châu Á này.
Covid-19 đã buộc Merkel phải hoãn hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc, dự định tổ chức vào tháng 9, khi Đức giữ chức chủ tịch EU. Tuy nhiên, lãnh đạo Đức chia sẻ bà muốn sắp xếp lại kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh càng sớm càng tốt.
"Trong thời gian này, chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về mọi mặt. Hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh sẽ mang lại lợi ích tối đa cho EU", bà Merkel nói tuần trước.
Quốc hội Đức thông qua dự luật lương hưu cơ bản Quốc hội Đức ngày 2/7 đã thông qua dự luật về lương hưu cơ bản nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động nghỉ hưu với mức thu nhập thấp. Quốc hội Đức ở Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Lao động liên bang Đức Hubertus Heil cho biết khoảng 1,3 triệu người nghỉ hưu với mức...