Hàng nghìn người dự đại lễ Vu Lan báo hiếu
Trong tiếng kinh Vu Lan nhắc nhở tới công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nhiều người đã sụt sùi khóc.
Sáng 3/9, trời Hà Nội bất ngờ đổ cơn mưa lớn, hàng nghìn phật tử từ khắp nơi vẫn đổ về Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc ( Gia Lâm, Hà Nội) dự đại lễ Vu Lan báo hiếu.
Sau cơn mưa, trời lại nắng nóng. Toàn bộ sảnh đường các gian thờ đến khu vực sân bãi diễn ra đại lễ, phật tử đứng xếp kín.
Mỗi phật tử được phát một bông hồng cài trước ngực với hai màu trắng – đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho những ai còn mẹ, màu trắng tượng trưng cho những ai không còn mẹ.
Riêng các tu sĩ, người còn có cha mẹ rộng hơn, cao cả hơn, đó là tất cả chúng sinh. Vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.
9h15, các chư tôn đức tăng được mời ra làm lễ. Lễ Vu Lan thường được tổ chức từ ngày 10 đến 15/7 âm lịch, nhắc mỗi người nhớ đến ân tình của cha mẹ, tận tuỵ cả đời nuôi dạy con.
Buổi lễ gồm 12 nghi thức được tổ chức trong gần bốn giờ.
Chư tăng ni và phật tử làm lễ trước Phật.
Video đang HOT
Nghi lễ dâng hoa cho các chư tôn đức tăng diễn ra đầu buổi lễ.
Nghi lễ cúng dường tam bảo ở phần cuối của buổi lễ, là lúc để chúng sinh bày tỏ lòng biết ơn với nhà Phật, người tìm ra con đường thoát khỏi bể khổ.
Phần cuối, các chư đức tăng ni cùng toàn bộ chúng sinh cử hành lễ Văn tụng Vu lan.
Trong tiếng kinh Vu Lan, nhiều người không kìm được nước mắt khi nghe kể về ý nghĩa của nghi lễ hoa hồng cài áo.
“Em tham gia sinh hoạt tại thiền viện từ đầu hè, ngày lễ Vu Lan hôm nay em đã học thuộc các bài tụng kinh để cầu mong sức khỏe cho bố mẹ, người thân”, Lâm Thị Trà My (8 tuổi) chia sẻ.
Gia Chính
Theo VNE
Mùa Vu Lan: "Sợ cài đóa hồng trắng lên ngực"
Trong nghi lễ báo hiếu mùa Vu Lan, nhiều người không cầm được nước mắt khi cài đóa hồng trắng lên ngực, bởi đó là một nỗi bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ.
Nhân dịp mùa Vu Lan, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình đã sớm tổ chức lễ báo hiếu cho mọi người. Chương trình được thực hiện tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, tỉnh Hòa Bình, tối qua 26/8.
Đêm 26/8, tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình), Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức "Đại lễ Vu Lan báo hiếu". Buổi lễ đã thu hút hàng trăm tăng ni, phật tử đến thăm dự.
Đại lễ diễn ra các nghi thức tâm linh như lễ tiếp linh, lễ cúng phật - quy vong, lễ tụng kinh cầu siêu, lễ cấp mã cho vong, cúng thí thực cô hồn, niệm phật cầu gia bị, dâng y cúng dường chư tăng.
Tâm điểm của buổi Đại lễ là nghi thức bông hồng cài áo cho hàng nghìn người có mặt tại chùa. Trong khay hoa hồng, ban tổ chức chuẩn bị 3 màu sắc, mỗi màu sắc có ý nghĩa khác nhau. Những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đoá hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý, thân thương. Còn đoá hồng màu trắng như một nỗi bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ.
Bà Điệp (82 tuổi, ở Hà Nội) nghẹn ngào nước mắt khi nhớ về công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ . Dù cha mẹ bà đã mất nhiều năm nhưng công ơn đó bà luôn ghi lòng tạc dạ.
Chị Đỗ Kim Hương (Hà Nội) không thể ngăn dòng nước mắt khi nhớ về mẹ, chị tâm sự: "Bình thường tôi vẫn giành tình cảm đặc biệt cho cho mẹ mình dù mẹ đã mất nhưng cứ đến mùa Vu Lan nghe những câu thơ, bài hát về mẹ tôi không thể cầm được nước mắt. Suốt buổi lễ, hình ảnh mẹ cứ hiện lên trong trái tim tôi".
Chị Vì Thị Hảo (28 tuổi, quê Hòa Bình) đưa theo con gái đến tham gia lễ báo hiếu: "Tôi rất hạnh phúc vì được cài đóa hồng đỏ thắm lên ngực, năm nay tôi đưa con gái nhỏ của tôi đi theo để cháu cảm nhận được sự hạnh phúc khi còn cha còn mẹ giống như tôi".
"Tôi sợ nhất sau này, mùa Vu Lan mình phải cài đóa hồng trắng lên ngực vẫn biết rằng sẽ có ngày đó nhưng cứ nghĩ đóa hồng trắng trên ngực mình lại càng thương bố, mẹ mình hơn", chị Hảo tâm sự.
Trong buổi lễ, những bài hát về mẹ, về cha hay những lời kể công của đấng sinh thành khiến nhiều người rơi nước mắt
Vào mỗi dịp lễ xá tội vong nhân, rằm tháng 7 hàng năm các hoạt động về văn hóa, tâm linh lại diễn ra trên khắp cả nước. Đây là lúc gợi nhắc lại một trong những đạo lý, nhân cách lớn nhất của mỗi con người là Đạo Hiếu. Cũng nhân dịp này, những người con tìm về với nguồn cội, về với giá trị Chân - Thiện - Mỹ và về với đạo của người làm con
Cài những bông hồng lên áo, ai cũng nhớ đến cha mẹ mình. Những người cha đã mất hoặc mẹ đã mất sẽ cài màu hoa khác nhau. Màu hoa hồng, lá xanh tượng trưng cho những người còn cha và mẹ
Những ai nhận cài hoa hồng trắng lên ngực là đã mất cha, mất mẹ
Những ai còn mẹ mất cha hay còn cha mất mẹ sẽ được cài hoa phớt hồng
Những ai còn cha còn mẹ sẽ được cài lên ngực một bông hoa hồng đỏ thắm. Với niềm hạnh phúc vô biên, vì còn cha mẹ là còn tất cả. Các em nhỏ tham dự đại lễ đã hiểu được ý nghĩa của mùa Vu Lan và xúc động khi được mẹ cài bông hồng lên áo cho mình hay chỉ cầm bông hồng đỏ cũng là điều hạnh phúc
Những bậc làm cha làm mẹ cũng cảm nhận được hình bóng của cha mẹ mình trong từng bông hoa được cài lên áo
Hoa đăng được thắp sáng nhằm tôn vinh những giá trị tinh thần, tâm linh để cầu nguyện quốc thái dân an, siêu độ vong linh...
Các tăng ni, phật tử sẽ cùng nhau thả đèn hoa đăng xuống suối để cầu an lành và gửi tới người đã khuất lòng thành kính
Hàng trăm người lặng lẽ cầm hoa đăng cầu cho vong linh, linh hồn những người đã khuất luôn siêu thoát, phù hộ cho con cháu, gia đình luôn mạnh khỏe và bình an
Thả đèn hoa đăng còn là nghi thức truyền thống của đạo Phật
Hàng trăm ngọn hoa đăng được thắp lên đỏ rực, lấp lánh dưới mặt nước mang theo ước nguyện. Chương trình mang ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về cội nguồn dân tộc, về với đạo lý uống nước nhớ nguồn, với tiên tổ
Phật tử nhí rơi nước mắt trong lễ Vu lan Phụ huynh, học sinh không cầm được nước mắt trước hành động dâng trà, rửa chân, nghi thức lần đầu xuất hiện tại lễ Vu lan báo hiếu. 8h sáng, tại Thiền viện Sùng Phúc (Cự Khối, Long Biên, Hà Nội), đông đảo phụ huynh và phật tử nhí đến tham dự lễ Vu Lan báo hiếu. Ngày Vu lan báo hiếu nhắc...