Hàng nghìn người đổ về Vũng Tàu dù ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới
Dù thời tiết thành phố Vũng Tàu ngày đầu kỳ nghỉ lễ mưa nhiều, du khách vẫn đổ về đây tham quan, vui chơi dịp nghỉ lễ năm nay.
Đầu giờ chiều 30/4, lượng xe đổ về thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) không nhiều so với thời điểm năm ngoái nhưng nhiều đoạn trên quốc lộ 51 bị ùn ứ kéo dài.
Khoảng 16h, thời tiết TP Vũng Tàu bắt đầu có nắng nhẹ, cũng là thời điểm thích hợp cho du khách xuống vui chơi và tắm biển.
Dịp nghỉ lễ 30/4, TP Vũng Tàu được dự đoán sẽ đón lượng khách đông hơn so với kỳ nghỉ lễ giỗ Tổ. Theo ghi nhận của Trung tâm Quản lý và hỗ trợ khách du lịch TP Vũng Tàu, tính đến 13h ngày 30/4, thành phố đón khoảng 36.000 lượt khách, cao hơn con số 21.000 lượt của ngày đầu dịp giỗ Tổ.
Do lượng khách năm nay không quá đông, bãi biển còn nhiều không gian cho nhiểu trẻ em thoải mái vui chơi.
Video đang HOT
“Dịp lễ năm này lượng du khách xuống tắm biển chỉ đạt khoảng một nửa so với năm ngoái. Từ đầu giờ chiều tới giờ tôi chỉ chở được 5 lượt khách. Giá cả vẫn không thay đổi so với mọi năm là 500 nghìn đống/lượt cho dịch vụ trải nghiệm chạy canô trên biển và 250 nghìn đồng/lượt chèo thuyền kayak”, ông Tý, nhân viên cho thuê cano, cho biết.
Nhiều bạn trẻ ra xa vui đùa, tận hưởng các con sóng dưới tiết trời nắng nhẹ.
“Biển năm nay không quá đông như tôi đã tưởng tượng, xuống đến đây bãi biển vẫn còn nhiều không gian vui chơi chứ không xảy ra tình trạng chen chúc. Tôi thấy ăn uống và phòng khách sạn năm nay vẫn bằng giá năm ngoái và chưa thấy xảy ra tình trạng chặt chém”, nhóm bạn Phương Thảo (du khách từ Đồng Nai) cho biết.
Vợ chồng anh Dũng (du khách từ Bình Phước) cảm thấy rất thoải mái vì biển Vũng Tàu năm nay không quá đông đúc. “Do đã lên kế hoạch cho chuyến nghỉ dưỡng này từ trước cho nên sáng nay chuẩn bị đi trời có đổ mưa, tôi vẫn thực hiện hành trình xuống Vũng Tàu tận hưởng kỳ nghỉ. Nhóm bạn tôi gồm 6 người nhưng có 2 người thấy mưa nên đã hủy chuyến đi này”, anh Dũng cho biết thêm.
“Từ sáng lúc, trên xe di chuyển tôi có xem mạng xã hội, thấy nhiều hình ảnh đông nghịt người. Xuống đến đây thì cũng đông nhưng không đến mức đó”, chị Kiều nói.
Ông Phạm Khắc Tộ, Giám đốc Trung tâm Quản lý và hỗ trợ khách du lịch TP Vũng Tàu, cho biết để khách du lịch có được trải nghiệm tốt nhất, các sở, ban, ngành của thành phố đã chủ động lên kế hoạch, đảm bảo an ninh, mỹ quan và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một năm sau đợt dịch thứ 4, du lịch Việt hồi sinh
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay đánh dấu gần một năm đợt dịch thứ 4 bắt đầu (từ 27/4/2021). Sau quãng thời gian sóng gió, du lịch Việt đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ.
Đợt dịch lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4/2021, cùng giai đoạn chuẩn bị kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Thời điểm đó, một số điểm du lịch lớn đã đóng cửa ngay trước kỳ nghỉ lễ để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Một số vẫn tiếp tục mở cửa đón khách tới hết kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, tất cả đều chịu chung cảnh "đóng băng" gần 6 tháng sau đó do tác động quá lớn của đại dịch.
Gần một năm kể từ ký ức buồn đó, du lịch Việt đã trở lại mạnh mẽ. Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 lần này hứa hẹn tạo nên cú hích lớn trước cao điểm hè năm nay.
Quá nhiều kỳ vọng
Ngay trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, du khách Việt cũng đã trải qua đợt nghỉ 3 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Đa số người làm du lịch nhận xét du khách Việt thường ưu tiên dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 hơn bởi đây được xem là kỳ nghỉ lớn thường niên. Nhưng không vì thế, đợt nghỉ giỗ Tổ năm nay của du lịch Việt bị ảm đạm.
Chia sẻ với Zing, đại diện Six Senses Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin lượng khách dịp giỗ Tổ vượt kỳ vọng ban đầu. Nhiều khách đã đặt các biệt thự nghỉ dưỡng từ trước đó 2-3 tuần.
Du khách lặn ngắm san hô ở Six Senses Côn Đảo. Resort này kỳ vọng lượng khách dịp 30/4-1/5 sẽ còn ấn tượng hơn kỳ nghỉ giỗ Tổ. Ảnh: Six Senses Côn Đảo.
Ông Phạm Hà, CEO Lux Group, cho biết các du thuyền của doanh nghiệp này ở Hạ Long (Quảng Ninh) hay Nha Trang (Khánh Hòa) đều kín chỗ cả những ngày trước lẫn sau dịp nghỉ lễ 10/3 âm lịch. Đại diện đơn vị này nhận xét nhu cầu du lịch của khách nội dường như bị kìm nén quá lâu, nó tựa chiếc lò xo bật dậy mạnh mẽ.
"Vì thế, lượng khách vượt kỳ vọng. Còn tuyệt vời hơn khi chúng tôi có tới 30% khách trên du thuyền là người nước ngoài du lịch Việt Nam", ông Phạm Hà chia sẻ.
Ở Phú Quốc, điểm nóng nhất của du lịch Việt Nam trong năm nay, con số khách ghi nhận trong dịp giỗ Tổ là hơn 75.000 lượt, bao gồm 1.756 lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch đạt mốc 180 tỷ đồng. Con số 75.000 lượt khách cao gấp 3 lần dịp Tết Dương lịch và gần bằng Tết Âm lịch - dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm.
Với những con số ấn tượng đó, người làm du lịch hoàn toàn có cơ sở kỳ vọng vào một kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 ấn tượng hơn nữa. Theo dự đoán của nhiều người làm du lịch, kỳ nghỉ sắp tới sẽ còn bùng nổ hơn nhiều so với những gì kỳ nghỉ Giỗ Tổ đã ghi nhận.
"Tháng 4 năm nay may mắn có hai dịp nghỉ lễ dài và tình hình dịch bệnh cũng đã cải thiện nên nhu cầu du lịch của khách nội địa khá cao. Tuy nhiên, hiện nay, do khách có thói quen đặt trước ngắn ngày (2-4 tuần) và tình hình thiếu hụt chuyến bay gần đây, các dự đoán kinh doanh cũng có nhiều biến số.
Chúng tôi hy vọng số liệu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới có thể tốt như dịp giỗ Tổ vừa qua. Số lượng đặt phòng đổ về mỗi ngày cho dịp này hiện rất tốt", đại diện Six Senses Côn Đảo tự tin.
Không chỉ là kỳ nghỉ lễ
Dịp 30/4-1/5 năm nay mang ý nghĩa lớn với ngành du lịch Việt Nam. Sau một năm tan tác vì đại dịch, du lịch Việt đang hồi sinh mạnh mẽ và gỡ bỏ nhiều rào cản để đưa ngành này sớm trở về đỉnh cao năm 2019.
Nhìn về một năm trước, ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Kiên Giang, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Vina Phú Quốc, thừa nhận đó là quãng thời gian kinh khủng.
Doanh nghiệp như bị đánh úp trước cao điểm du lịch hè. Nhiều kế hoạch, tiền của mà doanh nghiệp đầu tư bị ngưng trệ. Dòng tiền mắc kẹt, mọi thứ đổ vỡ hoàn toàn. Tuy nhiên, sau một năm chật vật, họ vẫn tồn tại tới ngày hôm nay và sẵn sàng cho cuộc hồi sinh ngoạn mục của ngành du lịch.
Nhiều tín hiệu tích cực với du lịch Việt trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, đặc biệt là sự trở lại từ khách quốc tế. Ảnh: Heritage Bình Chuẩn.
Trong khi đó, đại diện Lux Group nhìn nhận: "Tầm này năm trước, tôi không nghĩ năm sau hoạt động du lịch được mở cửa toàn diện và đón khách quốc tế như bây giờ. Đợt dịch lần 4 là cú đấm bồi cho ngành du lịch. Mỗi lần giãn cách xã hội lại càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Nhân sự du lịch cũng vì thế mà mất ngọn lửa với nghề, cứ thế rời đi".
Sau dịp 30/4-1/5 năm ngoái, việc được ra đường đôi khi cũng là điều xa xỉ chứ người dân còn không nghĩ đến chuyện đi du lịch. Đến giờ này, du khách Việt đã có nhiều lựa chọn hơn, từ du lịch trong nước tới du lịch quốc tế. Nhiều doanh nghiệp cũng xác nhận bắt đầu nhận được đơn đặt phòng, tour từ nước ngoài dù còn lác đác. Quãng thời gian ảm đạm coi như đã trôi qua.
Dịp 30/4-1/5 năm nay được xem như bàn đạp cho cao điểm du lịch hè - mùa "hái ra tiền" hàng năm của doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Thị trường đang ấm lại và cột mốc sắp tới hứa hẹn đánh dấu sự trở lại đầy triển vọng của ngành du lịch.
Vũng Tàu đang ken kín người từ đường đến bãi biển Du khách khắp nơi đổ về Vũng Tàu trong ngày Giỗ Tổ, nhiều khách sạn đã thông báo hết phòng, nhà hàng, quán ăn hoạt động hết công suất Ngày 10-4, hàng ngàn du khách từ khắp các tỉnh thành như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương... tiếp tục đổ về TP Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) vui chơi, tắm biển. Ghi...