Hàng nghìn người đổ về chùa Hương ngày khai hội
Sáng 24/2, hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về nơi được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động vãn cảnh và lễ chùa trong ngày khai mạc.
Sáng 24/2 (mùng 6 Tết âm lịch) suối Yến tại khu thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội tấp nập cảnh du khách đi thuyền trẩy hội chùa Hương. Hôm nay cũng là ngày chùa Hương khai mạc lễ hội kéo dài 3 tháng kể từ nay đến hết tháng 3 âm lịch.
So với các năm trước, năm nay lượng người đổ về chùa Hương vãn cảnh và đi lễ đầu năm không nhiều. Những chiếc đò chở khách với màu nâu đỏ quen thuộc đã biến mất và thay vào là một màu xanh tím rực rỡ. Giá vé vẫn giữ nguyên 85.000 đồng/người (35.000 đồng tiền đò và 50.000 đồng vé thắng cảnh).
Có tổng số 5.000 chiếc đảm bảo sẽ đáp ứng đủ lượng khách trẩy hội. Mỗi chủ thuyền đều được ký cam kết với đơn vị và chính quyền địa phương trong việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật, chở đúng số người, đúng giá vé của Ban tổ chức.
Chị Thảo (lái đò cho khách của Ban tổ chức lễ hội) cho biết, du khách năm nay trẩy hội chủ yếu trong 5 ngày nghỉ Tết. “Hôm nay vắng vẻ đáng kể so với mấy ngày đầu năm. Mỗi ngày tôi chở được hai lượt, thu về khoảng 400.000 đồng”, chị tâm sự.
Nhiều nhóm khách tổ chức chơi bài ăn tiền trong thời gian đò di chuyển một tiếng đồng hồ.
Một phụ nữ ngẫu hứng hát vang khiến cho mọi người đi xung quanh thích thú vỗ tay cổ vũ.
Cổng soát vé tham quan vắng vẻ khác thường so với ngày khai mạc của các năm trước. Một phụ nữ bán hàng có kinh nghiệm tại đây cho rằng, hôm nay người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết nên không nhiều người đi lễ được. “Có lẽ thứ bảy, chủ nhật này mới quá tải”, chị phỏng đoán.
Video đang HOT
Ban tổ chức ước đoán, ngày đầu khai mạc có khoảng 30.000 người trảy hội.
Khu vực sân chùa và đường dẫn lên động Hương Tích khá thông thoáng sạch sẽ, không còn cảnh người dân xả rác bừa bãi như nhiều năm trước.
Cổng vào Thiên Trù lúc 8h sáng 24/2.
9h sáng, các nhà sư làm lễ khai mạc. Rất đông khách thập phương tụ hội về khu vực cửa chùa Thiên Trù đón xem.
Thời tiết khá nóng khi nhiệt độ tại Hà Nội lên tới 28 độ C.
Năm nay hiện tượng dùng tiền lẻ đặt cúng lễ đã giảm hẳn, các điểm đổi tiền lẻ dọc đường lên chùa cũng không còn.
Lối leo lên động Hương Tích lúc 9h30 khá đông nhưng không quá tải như mọi khi.
Khu vực cáp treo khá thông thoáng. Sáng nay không còn cảnh chen chân mua vé và chờ đợi hàng giờ để được lên cabin.
Các hàng quán dịch vụ ăn theo vẫn quây kín dọc lối lên động chính.
Một số ít quán ăn ngoài cổng soát vé vẫn bày bán công khai các loại thịt thú rừng với giá 350.000-500.000 đồng/kg hoặc 200.000 đồng/đĩa tuỳ loại.
Giá các dịch vụ tại khu vực lễ hội cũng tăng gấp 1,5 lần thậm chí gấp đôi. Các chủ kinh doanh lý giải, do phải thuê thuyền và người vận chuyển lên núi tốn kém.
Theo_Zing News
Chùa Hương 2015: Hết cảnh "ấm trà giá 300.000 đồng"
Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương cho biết, công an đã lập biên bản, chấn chỉnh trường hợp chặt chém giá cả, bán "ấm nước trà giá hơn 300 nghìn đồng" tại lễ hội năm 2014.
"Hãy hỏi giá trước khi mua hàng"
Tại buổi họp báo "Xuân hội chùa Hương 2015" ngày 6/2 tại Mỹ Đức (Hà Nội), phóng viên nhắc lại câu chuyện về chặt chém giá cả tại lễ hội năm 2014. Cụ thể, nhóm du khách từ Hải Phòng đến đã phải thanh toán 320 nghìn đồng cho ấm trà vừa uống tại quán nước trong khu vực lễ hội.
Lễ hội chùa Hương
Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức Lễ hội chùa Hương thừa nhận: "Đúng là có chuyện chặt chém giá cả, bán ấm nước trà và một số đồ với giá hơn 300 nghìn đồng tại lễ hội năm 2014".
Ngay sau khi có thông tin, công an huyện Mỹ Đức đã làm việc với chủ hàng đó. Sau đó, chủ cửa hàng cũng thừa nhận việc như vậy. Tuy nhiên, giá hơn 300 nghìn đồng không phải chỉ cho một ấm trà mà còn một số đồ ăn khác kèm theo.
Ông Hậu nói: "Công an đã lập biên bản, chấn chỉnh trường hợp này. Qua đây, chúng tôi cũng tiếp thu và sẽ có biện pháp ngăn chặn trong lễ hội năm nay - 2015".
Lễ hội năm 2015, Ban tổ chức yêu cầu các chủ cửa hàng niêm yết giá. Trên dọc suối Yến, ban tổ chức treo nhiều pano khuyến cáo khách hàng nên hỏi giá trước khi mua.
Bên lề buổi họp báo, đại tá Lê Xuân Văn, Trưởng Công an huyện Mỹ Đức cho biết, ngay trước khi lễ hội diễn ra, công an huyện đã có buổi làm việc với các cơ sở kinh doanh tại lễ hội chùa Hương. Tại đây, các chủ cửa hàng, cơ sở kinh doanh đã ký bản cam kết không tăng giá quá cao, chặt chém giá cả du khách.
Cấm đổi tiền lẻ tại chùa Hương
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, lễ hội năm 2015, Ban tổ chức cấm các điểm đổi tiền lẻ. Tuy nhiên, người đi lễ có thói quen mang tiền lẻ gọi là dâng "giọt dầu", hoặc để tiền lẻ vào mâm lễ, khấn xong mang về chia lộc.
Do vậy, nếu du khách đi lễ có thể mang theo tiền lẻ ngay từ nhà. Tại khu vực lễ hội, Ban tổ chức kiên quyết không để các điểm đổi tiền lẻ hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức Lễ hội chùa Hương
Sư trụ trì chùa Hương - Thượng tọa Thích Minh Hiền cho rằng, dùng tiền âm phủ cúng Phật là sai, nhà chùa không dùng tiền âm phủ, trừ những dịp nhất định.
Theo thượng tọa, lễ hội chùa Hương gồm hai phần, văn hóa tín ngưỡng và văn hóa của Phật giáo. Những vấn đề không thuộc Phật giáo như vàng, mã, sóc thẻ, xem bói... không xảy ta tại chùa. Chùa Hương luôn cố gắng hạn chế chuyện đưa tiền, vàng âm phủ vào lễ chùa.
Tuy nhiên, tín ngưỡng Tứ phủ hầu đồng không còn xếp vào trái pháp luật, được hoạt động tại các nơi phủ, đình đền, nơi thờ tự. Đây là tín ngưỡng của người Việt.
"Tại quần thể di tích chùa Hương, nơi thờ tự Tứ phủ như đền Trình, đền Cửa Võng, và những nơi khác có thờ mẫu... thì việc dùng tiền âm phủ là việc đúng của bà con", Thượng tọa cho hay.
Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức Lễ hội chùa Hương cho biết, lễ hội năm 2015, Ban tổ chức cấm hàng quán bày bán, treo thịt động vật.
Ông cũng cho hay, các loại thịt nhím, hươu, đà điểu được kinh doanh tại chùa Hương đều có xuất xứ nguồn gốc, là vật nuôi, không phải động vật hoang dã, quý hiếm.
Ban tổ chức miễn phí vé tham quan cho du khách trong 3 ngày từ 30 tháng Chạp đến mùng 2 Tết Nguyên đán (mỗi vé thắng cảnh 50.000 đồng/người). Du khách vẫn phải trả tiền vé đò ra vào 35.000 - 40.000 đồng/người, vé cáp treo 140 nghìn đồng/vé.
Theo Công Thọ (Danviet.vn)
Vụ 8 thuyền viên mất tích: Huy động tối đa phương tiện cứu người Đó là chỉ đạo của Cục trưởng Cục Hàng hải VN tại cuộc họp khẩn tìm phương án cứu nạn 8 thuyền viên tàu hàng bị đâm chìm, mất tích. Tàu chìm trong vài phút Đến 18h ngày 9/11, 3 thuyền viên của tàu Phúc Xuân 68 gồm máy trưởng Hà Hồng Thái (37 tuổi, quê Thái Bình), thủy thủ Lê Xuân Rự...