Hàng nghìn người đang kẹt xe nghiêm trọng giữa nơi cách ly xã hội Gò Vấp
Kẹt xe nghiêm trọng đang xảy ra tại nút giao Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp – khu vực đang bị cách ly xã hội vì dịch Covid-19.
Sáng sớm 1/6, tại nút giao Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp, TPHCM xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng kéo dài hàng kilomet.
Nhiều người dân cho biết họ chờ rất lâu vẫn chưa thể qua được chốt kiểm soát dịch này.
Đây là một trong những nút giao thông lớn nhất tại Gò Vấp, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông kể cả trong những ngày bình thường.
Việc để xảy ra tình trạng ùn tắc như trên đang không đảm bảo đúng các quy định về cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ.
7h sáng 1/6, hàng dài phương tiện kẹt xa trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp (Ảnh: Hải Long).
Video đang HOT
Hàng nghìn người đang đứng một chỗ tại chính nơi đang bị phong tỏa, giãn cách (Ảnh: Hải Long).
Kẹt xe khiến nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tăng cao. Hình ảnh ghi nhận gần Bệnh viện Quân đội 175 (Ảnh: Hải Long).
Trước đó, từ 22h đêm 31/5, lực lượng chức năng quận Gò Vấp (TPHCM) đã tái lập 10 chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Nhiệm vụ của các chốt này là kiểm soát, hạn chế tối đa người và phương tiện ra vào tâm dịch Gò Vấp, trừ những trường hợp thật sự cần thiết, có đầy đủ giấy tờ theo quy định.
Tại các chốt, lực lượng công an được phân công đứng điều tiết, hướng dẫn xe di chuyển hướng khác, một số người khai nhà ở trong Gò Vấp phải xuất trình CCCD/CMND, sau đó khai báo y tế mới được chạy xe vào. Nếu là người thường trú nơi khác đến Gò Vấp ở trọ, phải có chủ nhà bảo lãnh mới được vào địa bàn quận.
0h ngày 31/5, 10 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 này đã được lập, song trong giờ cao điểm sáng 31/5, nhiều người dân chưa nắm rõ quy định, lưu thông và tập trung đông ở các chốt nên quận Gò Vấp quyết định tạm gỡ bỏ.
Quận đã lên phương án bổ sung, tăng cường biện pháp kiểm soát để tái lập từ 0h ngày 1/6, tuy nhiên tình trạng ùn tắc tiếp tục diễn ra trong giờ đi làm sáng hôm nay.
Trước đó, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo giãn cách xã hội trên toàn thành phố theo Chỉ thị 15; riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) áp dụng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 được ban hành ngày 31/3/2020 và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chỉ thị 16 quy định địa phương thực hiện theo nguyên tắc: gia đình cách ly với gia đình; thôn bản cách ly với thôn bản; xã cách ly với xã; huyện cách ly với huyện; tỉnh cách ly với tỉnh; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn; đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động…
Ngoài ra, người dân cần thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Chỉ thị 16 yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
(Infographics: Khương Hiền)
Hai bệnh nhân COVID-19 rất nguy kịch
Bộ Y tế cho biết, trong số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị có 9 người tiến triển nặng lên, 2 người rất nguy kịch, phải chạy tim phổi ngoài cơ thể (ECMO).
Trường hợp thứ nhất phải chạy ECMO là BN1.536, 79 tuổi, từ Mỹ về nước ngày 15/1, đang điều trị ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Nữ bệnh nhân trở nặng nhanh, có tiền sử mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, đã hội chẩn quốc gia 4 lần, hiện ở ngày điều trị tích cực thứ 16 bao gồm ECMO, thở máy. Bệnh nhân hiện suy kiệt, phù toàn thân, phổi hai bên đông đặc...
Người thứ 2 là BN1.823, 65 tuổi, ở xã Tiến Thắng, Mê Linh, Hà Nội, là bố của BN1.725 (công nhân nhà máy Z153), vào Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư từ ngày 1/2. Khoa Hồi sức tích cực, nơi BN1.823 đang điều trị, cho biết, tổn thương phổi của bệnh nhân rất nhiều. Các bác sĩ cho hay "đang cố gắng cầm cự và chờ đợi". Do ca này được đánh giá là nguy kịch, tiên lượng nếu phục hồi phải mất nhiều thời gian (không thể trước 1-2 tuần).
Trong gia đình BN1.823 hiện có 4 người mắc COVID-19 gồm vợ, con và cháu 2 tháng tuổi. Trong đó, BN1823 cùng vợ và cháu đều sống cùng nhà BN1.725 (là con, công nhân nhà máy Z153 Đông Anh), tất cả đang được điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư ở các khoa khác nhau. Trường hợp em bé 2 tháng tuổi, cháu của BN1.823, con của BN1725, mấy hôm trước tình trạng tổn thương phổi rất xấu, nhờ theo dõi kịp thời, bệnh nhân đã tiến triển tích cực, ra khỏi khoa Hồi sức tích cực để chuyển lên khoa Virus - Ký sinh trùng, nơi mẹ bé có thể chăm sóc.
Ngoài BN1823, khoa Hồi sức tích cực đang điều trị 2 bệnh nhân COVID-19, trong đó một người 85 tuổi đang thở máy không xâm nhập, kỳ vọng không phải đặt ống nội khí quản; ca thứ 2 hơn 50 tuổi, đã ổn hơn. Trong số 9 bệnh nhân tại các cơ sở y tế trên cả nước có tiến triển nặng lên, chủ yếu là nhóm người cao tuổi, tuy nhiên có bệnh nhân mới 35 tuổi và 45 tuổi.
Vì sao ổ dịch Hải Dương và Quảng Ninh có thể kiểm soát trong 10 ngày? Nhiều tín hiệu khả quan cho thấy hai ổ dịch này có thể kiểm soát được trước ngày 25 tháng Chạp. Sau 3 ngày ghi nhận 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, đến sáng nay (31/1), Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 221 ca mắc Covid-19 tại 7 tỉnh, thành. Tất cả đều liên quan ổ dịch Hải Dương...