Hàng nghìn người dâng hương tưởng niệm công nhân xây đập Đồng Cam
Ngày 26/2 (mùng 8 tháng Giêng), tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, hàng ngàn người dân đã dâng hương tưởng niệm 54 công nhân tử nạn khi tham gia xây dựng đập Đồng Cam.
Hàng năm vào ngày 8 tháng Giêng, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng nhớ đến những công nhân đã tử nạn khi làm đập Đồng Cam
Đập Đồng Cam do các kỹ sư người Pháp xây dựng, hệ thống đập khánh thành năm 1929, gồm 1 đập dâng dài 688m, 2 cống lấy nước, 2 cống xả cát và 2 hệ thống kênh chính bắc, nam. Đây là đập có thiết kế đặc biệt, đưa nước sông Ba lên cao tưới cho cánh đồng lúa Tuy Hòa bằng hệ thống tự chảy.
Để hoàn thành, công trình phải đào, phá hơn 2,4 triệu mét khối đất, đá; đổ trên 20.000m3 bê tông, cùng hàng trăm mét khối gỗ và sắt thép. Đến tháng 11/1930 và tháng 11/1931 tại đây đã xảy ra 2 sự cố gây hư hỏng lớn nên công trình chính thức hoàn thiện vào năm 1932.
Công trình trải qua 20 đợt lũ lụt làm sập đổ nhiều phần, nhiều công nhân mắc bệnh nan y dẫn đến thiệt mạng. Mỗi ngày có khoảng 1.200 nhân công người Việt tham gia xây dựng công trình, lúc cao điểm lên đến 5.000 người làm việc cật lực từ năm 1924-1929, hoàn thành năm 1932, khai thác hoàn toàn năng lực tưới vào năm 1933. Sự cố lớn và xót xa nhất xảy ra vào ngày 1/9/1929, khi một chiếc thuyền chở công nhân đi làm bị đắm, khiến 52 người chết; 2 công nhân khác cũng bị tử nạn trong lúc đắp đê quai và bắn mìn phá đá.
Từ đó đến nay, ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm trở thành ngày hội đập Đồng Cam, đông đảo bà con nhân dân và du khách gần xa về đây để thắp hương tưởng niệm những người đã mất và du xuân đầu năm mới.
Video đang HOT
Đập Đồng Cam cung cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha lúa, nhưng để có con đập này thì có nhiều người đã tử nạn ở đây
Hệ thống Thủy nông Đồng Cam Đồng Cam là công trình có giá trị thẩm mỹ lẫn kỹ thuật cao, có ý nghĩa về mặt kinh tế, lịch sử với cảnh quan tươi đẹp, kiến trúc độc đáo. Đây là đập lớn nhất tỉnh Phú Yên, cung cấp nước tưới cho hơn 28.000ha lúa nước 2 vụ ở đồng bằng Tuy Hòa, vựa lúa lớn nhất miền Trung, đồng thời là điểm du lịch sinh thái thu hút đông đảo du khách thập phương.
Công trình có giá trị kinh tế, xã hội to lớn của tỉnh Phú Yên, đặc biệt là về nông nghiệp trong hơn 80 năm qua. Hiện nay, công trình có hơn 1.000km kênh mương, giúp nông dân vùng đồng bằng Tuy Hòa sản xuất ổn định trên 28.000ha lúa 2 vụ/năm, trở thành vựa lúa lớn của Miền Trung.
N.Sơn – D.Công
Theo Dantri
Phí trông giữ xe tại một số di tích dịp đầu xuân: Phớt lờ quy định!?
Trước Tết Ất Mùi 2015, UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các ngành chức năng "Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp đỗ, dừng phương tiện không đúng quy định, các điểm trông giữ xe trái phép, thực hiện sai quy định về giá dịch vụ". Tuy nhiên, dịp trong và sau Tết, tại một số lễ hội, di tích trên địa bàn Thủ đô, mức phí trông giữ ô tô, xe máy luôn ở mức khiến du khách thập phương "giật mình".
Một điểm trông giữ xe phục vụ khách tham quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Bá Hoạt
Phí trông giữ xe đã giảm nhưng vẫn quá mức quy định
Trước những thắc mắc, phản ánh của người dân, sáng 25-2 (mùng 7 Tết Ất Mùi), phóng viên Báo Hànộimới đã đóng vai du khách, khảo sát tại một số di tích lịch sử trên địa bàn. Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chị Phạm Thị Tú Anh, cán bộ Ban quản lý Khu di tích, phụ trách đội trông giữ xe cho biết: Do đã là ngày làm việc bình thường, lượng xe gửi ít hơn nên phí cũng đã giảm, về đúng với giá niêm yết quy định của Nhà nước là 3.000đồng/lượt/xe máy, 20.000đồng/lượt/ô tô. Tại Văn Miếu, từ mùng 1 đến mùng 5 Tết, vì lượng du khách đông, nên mức thu phí trông giữ là 50.000 đồng/lượt/ô tô, còn ở ngoài có nơi thu tới 200.000 đồng/xe ô tô. Tuy nhiên, những ghi nhận thực tế của phóng viên trong ngày 25-2, các điểm giữ xe của Ban quản lý Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn thu phí 5.000 đồng/lượt/xe máy, 50.000 đồng/lượt/ô tô. Chỉ khi phát hiện có phóng viên, một số người trong đội trông giữ xe mới bảo nhau thu phí đúng giá niêm yết.
Tại Phủ Tây Hồ, các điểm trông giữ xe cũng đã giảm phí so với những ngày trước đó nhưng vẫn cao hơn quy định, cụ thể là 5.000đồng/lượt xe máy, 30.000-50.000 đồng/lượt ô tô. Chị Vũ Thị Đoan Trang (Vạn Phúc - Hà Đông) cho biết, ngày 24-2 (mùng 6 Tết), chị đến Phủ Tây Hồ gửi xe máy với mức phí 10.000 đồng/lượt. Khi phàn nàn về phí giữ xe thì người trông xe trả lời ráo hoảnh: "Tết mà, chỗ nào chả thế". Trao đổi với một số du khách đến Phủ Tây Hồ trong ngày 25-2, đa số đều bức xúc trước nạn "chặt chém" của dịch vụ trông giữ xe. Tuy nhiên, mọi người đều có tâm lý "dĩ hòa vi quý", không muốn cãi cọ trong những ngày đầu năm mới nên "ngậm bồ hòn làm ngọt". Đáng nói tại một số di tích còn xuất hiện tình trạng chủ bãi trông giữ xe không dùng mẫu vé theo quy định mà dùng "tích kê" quay vòng và tùy tiện "ra giá".
Một bãi trông giữ xe máy tại khu vực Phủ Tây Hồ.
Cơ quan quản lý bất lực?
Tình trạng nâng giá trông giữ xe diễn ra phổ biến vào dịp đầu năm mới dù các cơ quan chức năng luôn khẳng định tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh "vấn nạn" này. Ông Hà Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành của quận đã tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động trông giữ xe nhưng vẫn khó kiểm soát. Đối với khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lực lượng chức năng của quận chỉ có thể giám sát khu vực trông giữ xe ngoài khuôn viên Văn Miếu. Việc trông giữ bên trong khuôn viên do Ban quản lý Khu di tích quản lý, thực hiện. Những ngày Tết, lực lượng Thanh tra giao thông của quận đã kiểm tra và xử lý, dẹp bỏ một số điểm trông giữ xe trái phép. Tuy nhiên, lực lượng thanh tra của quận vẫn ứng trực thường xuyên để kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh, bảo đảm giao thông thông suốt và không để các điểm trông giữ xe trái phép tái phạm.
Trao đổi với phóng viên về tình trạng trông giữ xe tại Phủ Tây Hồ, Chánh Văn phòng UBND quận Tây Hồ Lê Trung Đức cho biết, trước Tết Ất Mùi, UBND quận đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí trên địa bàn. UBND quận đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý và phạt một vụ trông giữ xe, thu phí sai quy định tại khu vực Phủ Tây Hồ. Tuy vậy, việc kiểm soát hoạt động trông giữ xe tại các di tích trong những ngày Tết gặp rất nhiều khó khăn bởi số lượng du khách quá đông, chủ bãi trông xe thu phí tùy tiện. Thời gian tới, UBND quận sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động trông giữ xe không chỉ khu vực Phủ Tây Hồ mà còn ở các di tích, thắng cảnh khác trên địa bàn quận.
Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương luôn có "cái lý" để biện hộ cho mình và có lẽ đó là lý do để tình trạng thu phí trông giữ xe quá mức quy định tại các di tích, đình, chùa, bệnh viện, trường học... đặc biệt trong dịp lễ, Tết đã diễn ra nhiều năm nay nhưng chưa bị xử lý dứt điểm. Với lý do lực lượng mỏng trong khi người vi phạm luôn "sáng tạo" biện pháp trốn tránh để kiếm lời bất chính, có lẽ lỗi thuộc về chính du khách khi chấp nhận "ngậm bồ hòn làm ngọt"!? Theo hướng dẫn tại Thông tư 186/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí được hướng dẫn cụ thể, tùy theo mức độ vi phạm. Theo đó, hành vi thu phí, lệ phí không đúng mức phí, lệ phí theo quy định của pháp luật sẽ phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1 triệu đồng nếu số tiền vi phạm đến dưới 10 triệu đồng. Phạt tiền từ 1 đến dưới 3 triệu đồng nếu số tiền vi phạm từ 10 đến dưới 30 triệu đồng. Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng nếu số tiền vi phạm từ 30 đến dưới 50 triệu đồng. Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng nếu số tiền vi phạm từ 50 đến dưới 100 triệu đồng. Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng nếu số tiền vi phạm từ 100 đến dưới 300 triệu đồng. Phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng nếu số tiền vi phạm từ 300 triệu đồng trở lên. Ngoài ra các đối tượng vi phạm sẽ phải khắc phục hậu quả bằng cách buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp không xác định được người để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước. Quy định rất cụ thể, mức phạt rất rõ, nhưng do những "khó khăn" trong công tác quản lý, có lẽ, du khách thập phương khó có thể có những ngày du xuân bình yên đúng nghĩa.
* Theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2014 ngày 2-1-2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng do Nhà nước đầu tư được coi là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Mức thu phí lượt ban ngày đối với xe đạp không quá 2.000 đồng/lượt, đối với xe máy không quá 4.000 đồng/lượt, đối với ô tô thì tùy theo số ghế hoặc trọng tải của xe, nhưng cũng không quá 20.000 đồng/lượt. Riêng đối với đô thị loại đặc biệt, mức thu phí đối với ô tô có thể áp dụng mức thu cao hơn, nhưng không quá 40.000 đồng/lượt... * Tại Quyết định 69/2014 ngày 20-8-2014, có hiệu lực từ ngày 30-8-2014 của UBND TP Hà Nội, mức phí trông giữ xe đạp, ô tô, xe máy cũng được quy định cụ thể như sau: Đối với xe đạp, xe đạp điện, mức phí là 2.000-4.000 đồng/lượt tùy thời gian gửi xe. Phí trông giữ xe máy từ 5.000 đến 10.000 đồng/lượt. Phí trông giữ ô tô từ 20 đến 50.000 đồng/lượt, tùy theo từng địa bàn quận, huyện, thị xã. Khánh Ly
Theo_Hà Nội Mới
Hàng nghìn người đổ về chùa Hương ngày khai hội Sáng 24/2, hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về nơi được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động vãn cảnh và lễ chùa trong ngày khai mạc. Sáng 24/2 (mùng 6 Tết âm lịch) suối Yến tại khu thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội tấp nập cảnh du khách đi thuyền trẩy hội chùa Hương. Hôm nay cũng...