Hàng nghìn người dân Thủ đô sinh hoạt bằng… nước ao tù
Hàng nghìn người dân làng Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đang khổ sở vì cơn khát nước sạch. Cả làng phải dùng nước ao tù để sinh hoạt từ nhiều năm nay
Cơn khát nước sạch
Những ngày nắng nóng, đi dọc con đường dẫn vào làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ dễ dàng bắt gặp cảnh tấp nập người dân đổ ra ao tù trước sân đình gánh nước.
Những người đàn ông trên tay mang đủ các vật dụng để chở nước đưa về nhà dùng. Chị em phụ nữ thì tay xô, tay chậu đựng quần áo, rau, thịt ra đó để giặt, rửa. Những hộ ở gần bờ ao thì sử dụng máy bơm nước trực tiếp về bể lọc tại nhà. Tuy nhiên, do lượng máy bơm quá nhiều nên hệ thống ống dẫn nước chằng chịt như mắc võng trên các cột điện. Cuộc sống của cả làng Ngọc Than vô cùng khổ sở vì thiếu nước sạch.
Bên này giặt quần áo, bên kia rửa thịt cá…
Những hộ gia đình gần ao làng phải bỏ ra vài triệu đồng mua máy bơm, hệ thống ống dây dẫn nước, bể lọc… Vì số hộ nhiều mà lòng ao hạn chế nên người dân Ngọc Than tập chung 4-5 hộ sử dụng một giếng bơm.
Giếng bơm ở đây là một ụ được xây bằng gạch gần bờ ao có nhiều lỗ nhỏ để nước chảy vào, đồng thời ngăn rác, bùn vào trong. Còn máy bơm được xây và lắp trên bờ và được che, khóa cẩn thận. Mỗi một hộ ít nhất phải xây hai bể lọc. Nước được bơm về trực tiếp vào bể lọc, sau đó mới có thể sử dụng. Bể lọc thủ công của các hộ dân được làm rất đơn giản từ cát và than củi.
Đường ống dẫn nước chằng chịt từ giếng bơm.
Video đang HOT
Còn những hộ ở sâu bên trong, cách xa ao làng thì buộc phải ngày ngày ra ao chở nước về dùng.
Chị Lam (34 tuổi) ở sâu trong làng chia sẻ: “Nhà tôi 6 khẩu, nhu cầu dùng nước rất lớn. Khoảng 5 năm trở lại đây cũng như hàng trăm hộ dân khác, gia đình tôi cũng dùng nước ao tù để sinh hoạt. Trước đó, cả làng dùng nước giếng khơi nhưng nay đào sâu tới mấy cũng không có nước để dùng. Cả làng phải dùng nước ao. Mỗi khi ao hết nước, phải tháo cống từ nước kênh, rạch về bổ sung. Vào mùa khô, nguồn nước chủ yếu là nước mưa được tích lại trong bể và mua nước bình”.
Thiếu nước, các hộ gia đình ở đây phải nhịn các nhu cầu sinh hoạt để tiết kiệm, từ tắm, giặt đến các ăn uống, làm gì cũng phải tính toán để đỡ phí nước. “Nhà tôi nấu cơm phải dùng nước vo gạo để rửa rau. Tôi và các con đi làm về đều ra ao tắm. Tất cả quần áo, chăn màn vợ và con dâu phải mang ra ao giặt từ sáng sớm để tranh thủ về còn đi làm kiếm tiền nuôi các cháu. Hàng ngày, tôi và con trai đi làm là nguồn thu nhập chính. Còn vợ và con dâu tôi làm ở nhà và chủ động hai lần đi kéo nước ngoài ao về để sinh hoạt. Vì nhà xa nên không thể bơm bằng máy được, trời nắng nhu cầu dùng nước càng cao nhất nhà vệ sinh. Kinh tế gia đình không khá giả, tiền làm được bao nhiêu chi phần lớn cho việc mua thiết bị lọc nước cải thiện sinh hoạt.” – ông Nguyễn Văn Tổng (63 tuổi) cho biết.
Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh
Nguồn nước tập thể này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh dịch lây lan. Ở đây ai ai cũng biết điều đó nhưng lực bất tòng tâm, không thể làm khác được. Nguồn nước ao làng chủ yếu được bổ sung do lượng nước mưa lớn vào mùa hạ và lượng nước từ kênh, rạch xung quanh. Vì thế chất lượng nước không nói ai cũng biết. Xung quanh bờ ao ở bốn góc đều xuất hiện đủ thứ rác bị trôi dạt vào bờ.
Người dân đang “khát” nước sạch, nên có nước ao dùng là tốt lắm rồi.
Hệ thống máy bơm, ống dẫn nước mắc kín dọc bờ ao, trong đó có cả dây điện. Bình thường thì không sao, nhưng dầm mưa, dãi nắng dây điện rò rỉ rất nguy hiểm. Mới đây có một thanh niên trong làng đi mắc đường ống dẫn nước về nhà không may trượt chân ngã tử vong. Còn cảnh người dùng nước ao bị mẩn ngứa thì xảy ra như cơm bữa, đến mức người làng cũng chẳng buồn đi khám.
Cả làng ăn uống tắm giặt trong cùng một cái ao.
Có một điều mà người dân thôn Ngọc Than vẫn rất thắc mắc và chưa được giải đáp, đó là địa phận thôn nằm gần trung tâm thị trấn huyện Quốc Oai, gần với hệ thống đường ống dẫn nước sạch Sông Đà, thậm chí chỉ cách vài trăm mét theo đường chim bay, nhưng từ trước tới nay họ chưa hề có được một giọt nước sạch.
Người dân khát nước sạch mà hàng ngày chứng kiến đường ống dẫn nước lớn nhất miền Bắc chạy qua mà thèm khát. Họ vẫn nói vui với nhau rằng: “Có ước nước cũng không về làng!”.
Ông Nguyễn Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ, cho biết, để giải quyết tình hình trước mắt, UBND xã Ngọc Mỹ đã khẩn trương thanh lý các hợp đồng, giao khoán cho các hộ sử dụng mặt ao sen để chăn nuôi gia súc, gia cầm, giải tỏa mặt ao và kênh dẫn nước vào ao để cải tạo chất lượng nước ao sen, tạm thời có nước sinh hoạt cho nhân dân. Hiện Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thônđang lắp đặt hệ thống lọc nước để người dân được sử dụng nguồn nước an toàn.
Ông Đỗ Lại Bình, Phó chủ tịch huyện Quốc Oai, cho biết: “Năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội đã chỉ đạo lắp đặt thử nghiệm 2 thiết bị lọc nước quy mô hộ gia đình để xử lý nguồn nước ao; Công ty cổ phần Năng lượng và môi trường NuSa Việt Nam cũng đã đầu tư bể xử lý nước thô tại ao. Thành phố cũng đã có chỉ đạo về việc cung cấp nước sạch cho người dân Ngọc Than. Dự án cấp nước được giao cho Công ty nước sạch Hà Nội. Tuy nhiên đến nay công ty này vẫn chưa hoàn thành hồ sơ. Huyện cùng với xã Ngọc Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất để kéo đường ống nước sạch nhưng không biết đến bao giờ mới hoàn thành dự án”.
Nguyễn Quân – Lê Tú
Theo Dantri
Vì sao Hà Nội cứ hè là thiếu nước?
Một trong những nguyên nhân làm cho hàng ngàn hộ dân Thủ đô đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch trong mùa hè năm nay là do Vinaconex chưa chịu khởi công tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2.
Theo dự báo của Công tư Nước sạch Hà Nội, mùa hè năm 2015 tiếp tục xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài, nhu cầu sử dụng nước tăng đột biến dẫn đến một số khu vực cuối nguồn, khu vực có cốt địa hình caoxảy ra thiếu nước cục bộ.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc cung cấp nước sạch cho người dân Thủ đô trong mùa hè năm nay, ngoài nguồn nước ngầm suy giảm còn có việc nguồn nước mặt sông Đà không cung cấp đủ cả về áp lực và lưu lượng theo yêu cầu.
Mỗi lần đường ống nước sạch sông Đà bị vỡ, cuộc sống hơn 70.000 hộ dân Hà Nội lại bị đảo lộn.
Vì vậy, Công ty Nước sạch Hà Nội tiếp tục đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Tổng Công ty Vinaconex, Công ty Viwasupco đẩy nhanh tiến độ dự án thi công tuyến ống nước Sông Đà số 2 và Dự án nâng công suất Nhà máy nước sông Đà giai đoạn 2 (công suất 300.000m3/ngày đêm), để đảm bảo cung cấp đủ về lưu lượng và áp lực nước.
Từ giữa năm 2014, khi đường ống dẫn nước sạch sông Đà liên tục bị vỡ, UBND thành phố Hà Nội đã Thống nhất với Tổng công ty Vinaconex, Công ty Viwasupco về việc triển khai dự án nâng cấp công suất nhà máy nước sông Đà giai đoạn II theo quy hoạch được phê duyệt. Trong đó, đơn vị này tập trung đầu tư tuyến truyền dẫn số 2, đoạn từ Quốc lộ 21C về đường Vành đai 3.
Tiến độ được các bên cam kết khởi công trước tháng 9/2014, hoàn thành trong thời gian nhanh nhất để đảm bảo cung cấp đủ, ổn định nguồn nước sạch cho nhân dân Thủ đô trong mùa hè năm 2015. Rút kinh nghiệm từ đường ống truyền dẫn số 1, Vinaconex đề xuất chọn Vinaconex làm đường ống nước sạch sông Đà số 2 bằng vật liệu ống thép hàn xoắn. Tổng mức đầu tư cho dự án này hơn 1000 tỷ đồng, trong đó Vinaconex đi vay ngân hàng 80%.
Đến cuối tháng 10/2014, đường dẫn truyền dẫn nước sạch sông Đà số 2 về Hà Nội vẫn chưa được khởi công, UBND thành phố Hà Nội lại ấn định gia hạn trong tháng 12/2014, nếu Tổng Công ty Vinaconex không thi công thì Sở Xây dựng có nhiệm vụ kiểm tra, đề xuất thay thế đơn vị thực hiện.
Từ đó đến nay, đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2 về đường Vành đai 3 vẫn chưa được khởi công. Trong khi đó, đường ống nước sạch sông Đà số 1 luôn tiềm ẩn nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào. Lần vỡ gần đây nhất xảy ra vào giữa tháng 1/2015 đã làm đảo luộn cuộc sống khoảng 70.000 hộ dân ở các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy...
Vì vậy, trong buổi làm việc về kế hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch đô thị mùa hè năm 2015, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng lại tiếp tục yêu cầu Tổng Công ty Vinaconex, Công ty Viwasupco khẩn trương triển khai đầu tư, lắp đặt tuyến đường ống truyền dẫn từ Hòa Lạc về đường Vành đai 3. Ngoài ra, đơn vị này phải có giải pháp hạn chế sự cố, bảo đảm ổn định việc truyền dẫn nước từ Hòa Bình về trung tâm Hà Nội.
Quang Phong - Thu Trang
Theo dantri
Nắng hạn gay gắt, hồ đập cạn nước, hoa màu chết khô Tình trạng nắng hạn diễn ra tại tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh miền Trung trong những tháng vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân. Nhiều hồ, đập trên địa bàn hiện đã cạn nước, hoa màu cũng bị cháy khô... Liên tục trong thời gian qua, nắng nóng đã khiến cho nhiều diện...