Hàng nghìn người cùng cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông
Tối ngày 3/6, tại chùa Đại Bi, TP Thanh Hóa, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông. Hàng nghìn người dân cùng tăng ni phật tử đã đến tham dự và cầu nguyện cho biển đảo quê hương.
Trước sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời có những hành động gây hấn đe dọa lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại lễ cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông. Đại lễ nhằm kêu gọi người dân, tăng ni, phật tử cùng thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình, đấu tranh vì chủ quyền biển đảo quê hương, phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hàng nghìn người dân, các tăng ni phật tử đã cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình Biển đông.
Tại buổi lễ, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa cũng đã kêu gọi người dân, tăng ni, phật tử tham gia ủng hộ chương trình “Chung sức vì biển, đảo quê hương” để giúp những lực lượng chấp pháp Việt Nam vững bước làm nhiệm vụ trên biển. Đồng thời góp những tấm lòng cho ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa vượt qua những khó khăn, vươn khơi bám biển.
Tổng số tiền hơn 400 triệu đồng đã được hàng nghìn người dân, tăng ni phật tử đóng góp vào chương trình sẽ được Ban Trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Thanh Hóa trao tận tay chương trình Chung sức vì biển đảo quê hương để sớm chuyển đến các lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân.
Video đang HOT
Những ngọn nến hoa đăng được thắp lên để dâng lời cầu nguyện cho hòa bình biển đảo quê hương.
Cũng tại buổi lễ, hàng trăm con chim bồ câu đã được phóng sinh và hàng nghìn ngọn nến hoa đăng đã được thắp với lòng nguyện ước cầu mong cho hòa bình.
Thái Bá
Theo Dantri
Thêm một tàu cá tố cáo bị tàu Trung Quốc tấn công
Trở về đất liền, 14 ngư dân trên tàu cá QNg 90567-TS của ngư dân Nguyễn Tấn Cu (42 tuổi, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) mệt nhòa sau chuyến biển dài ngày và bị tàu Trung Quốc tấn công ngay trên vùng biển Hoàng Sa.
Xuất bến vào ngày 4/5 vừa qua, tàu cá QNg 90567-TS rẽ sóng vươn khơi Hoàng Sa. Khi đi qua khu vực giàn khoan Hải Dương 981 do Trung Quốc đặt trái phép, cách khoảng 6 hải lý khoảng 8h00 ngày 5/5, bất ngờ hai tàu Trung Quốc (số hiệu 4001 và 37101) tăng tốc lao đến.
Lúc này, thuyền trưởng Nguyễn Tấn Cu cho tàu chạy bình thường, khoảng 30 phút sau thì 2 tàu Trung Quốc áp sát. Liên tục tấn công tàu cá Quảng Ngãi với nhiều chiêu thức như đâm tàu cá, phun vòi rồng.
Chủ tàu Nguyễn Tấn Cu xót xa với những thương tích trên chiếc tàu mới của mình.
"Khi chúng (tàu Trung Quốc - PV) đuổi kịp tàu mình, một tàu 4001 áp sát mạn tàu, chiếc 37101 lùi lại ở đằng sau, rồi lao thẳng về tàu cá mình với mục đích tông cho chìm. Tôi phán đoán mưu đồ đó, liền bẻ tay lái nên chỉ bị va chạm vào đuôi phải tàu tôi. Chưa dừng lại ở đó, 2 tàu Trung Quốc áp sát kìm chặt 2 bên, dùng vòi rồng phun tới tấp về tàu cá. Sau 40 phút uy hiếp, tàu Trung Quốc mới bỏ đi khi xuất hiện tàu kiểm ngư của Việt Nam tiến đến bảo vệ", thuyền trưởng Nguyễn Tấn Cu cho biết.
Phần thân tàu áp sắt bị quẹo do va chạm mạnh.
Đuôi phải thân tàu bị vỡ tróc.
May mắn thoát khỏi gọng kìm hung hăng của Trung Quốc, tàu cá QNg 90567-TS cùng 14 ngư dân khẩn trương khắc phục sự cố, tiếp tục ở lại ngư trường Hoàng Sa. Sau gần 1 tháng bám biển, tàu của ông Nguyễn Tấn Cu thu về khoảng 4 tấn hải sản, trị giá hơn 150 triệu đồng.
Chủ tàu kiêm thuyền trưởng Cu cho rằng: "Tuy bị tấn công nhưng tàu tôi có thể đánh bắt được nên anh em quyết định ở lại, chứ quay về thì lỗ tổn quá. Với 4 tấn hải sản đem về, phần nào đỡ chi phí ra khơi, đồng thời có chi phí sửa chữa lại chiếc tàu rồi lại tiến ra Hoàng Sa".
Khẩn trương bán hải sản, lấy tiền sửa chữa tàu đê tiếp tục ra khơi Hoàng Sa.
Được biết, tàu QNg 90567-TS vừa đóng mới, đây là chuyến biển thứ 2 hoạt động trên ngư trường Hoàng Sa, trị giá con tàu 440CV này khoảng 2,5 tỷ đồng. Đây là tàu cá thứ 5 ở xã Bình Châu (Bình Sơn) bị tàu Trung Quốc tấn công trong tháng 5/2014.
Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND, kiêm Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu quả quyết, nói: "Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động của Trung Quốc cố tình đâm chìm, tấn công gây nguy hiểm đến tính mạng ngư dân Bình Châu, đây là hành động vô nhân đạo, không thể chấp nhận được trên vùng biển Hoàng Sa. Như tình hình hiện nay, địa phương thành lập từng tổ đội đi theo đoàn, bám sát nhau để kịp thời hỗ trợ khi tàu Trung Quốc tấn công".
Ngay trong ngày hôm nay (4/6), chủ tàu Nguyễn Tấn Cu đưa tàu lên ụ để sửa chữa lại tàu, chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục quay lại ngư trường Hoàng Sa truyền thống.
Hồng Long
Theo Dantri
Trung Quốc - người khổng lồ cô độc Đối thoại An ninh Shangri-La năm nay nóng nhất kể từ khi thành lập 13 năm trước. Các đại diện Trung Quốc như nhà ngoại giao kỳ cựu Phó Oánh hay Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung đã thất bại trong việc thuyết phục khu vực và thế giới về chiến lược "trỗi dậy...