Hàng nghìn người chiêm bái tượng hòa thượng giống người thật
Tượng được tạc bằng sáp và đặt tại chánh điện chùa Linh Phước (Đà Lạt, Lâm Đồng) từ tháng 12/2011. Nhiều người lần đầu tiên nhìn thấy đã ngỡ ngàng vì pho tượng giống người thật ở mọi chi tiết.
Rất đông phật tử đến chiêm bái tượng giống hệt Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức. Ảnh:Quốc Dũng
Ngày 28/2, hàng nghìn người đổ về chùa Linh Phước (Đà Lạt, Lâm Đồng) để dự lễ giỗ lần thứ 28 và chiêm bái pho tượng giống hệt người thật của Đại lão hòa thượng Minh Hạ Đức. Tượng được tạc bằng sáp và đặt tại chánh điện chùa Linh Phước từ tháng 12/2011. Nhiều người lần đầu tiên nhìn thấy đã ngỡ ngàng vì pho tượng giống người thật ở mọi chi tiết như tóc, chân tóc, nếp nhăn…
Theo Thượng tọa Thích Tâm Vị, trụ trì chùa Linh Phước, pho tượng Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức được nhà chùa đặt làm tại Thái Lan với giá 300 triệu đồng vào năm 2011. Thời gian để hoàn thành pho tượng trong 6 tháng, nhà chùa phải sang Thái Lan 3 lần.
Lần thứ nhất là tìm đến một công ty chuyên làm tượng sáp tại thủ đô Bangkok, sau khi tham quan và đưa cho họ xem nhiều bức ảnh của cố Hòa thượng, hai bên đi đến ký kết hợp đồng. 3 tháng sau, nhà chùa được công ty này yêu cầu qua xem cốt tượng, nếu đồng ý mới hoàn thiện. Và pho tượng Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức đã hoàn thành vào cuối tháng 11/2011.
Pho tượng được đặt tại chánh điện chùa Linh Phước. Ảnh: Quốc Dũng
Vị trụ trì cho biết nhà chùa không quá quan tâm tìm hiểu về công nghệ đúc tượng sáp của Thái Lan. Công ty đúc tượng cũng không nói về kỹ thuật, song cho biết nguyên liệu đúc tượng là loại sáp cứng, rất chắc và có độ bền hàng thế kỷ. Kỹ thuật bảo quản tượng không khác biệt so với tượng được đúc bằng đồng hay gốm sứ.
Video đang HOT
“Nhà chùa đưa tượng từ Thái Lan về Đà Lạt bằng cả đường hàng không và đường bộ đều rất dễ dàng, không có bất cứ sự cố nào. Sau 15 tháng đặt tại chánh điện chùa Linh Phước, pho tượng Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức vẫn nguyên vẹn như ngày đầu, chúng tôi chưa phát hiện sự xuống cấp”, Thượng tọa Thích Tâm Vị nói.
Thượng tọa cho biết thêm, chùa Linh Phước Đà Lạt đã được VietBook xác nhận 7 kỷ lục, trong đó có tượng quan thế âm được kết bằng hoa bất tử cũng đã xác nhận kỷ lục châu Á.
Pho tượng giống người thật đến từng nếp nhăn, chân tóc. Ảnh: Quốc Dũng
Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức, thế danh Nguyễn Khắc Dần, sinh năm 1901 tại thôn Hiệp Phố, xã Đức Hạnh (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi). Năm 17 tuổi, ông xuất gia tu học tại chùa Sắc Tứ Phước Quang ở Quảng Ngãi. Ông là người rất tinh thông về Nho học và còn học thêm về đông y để cứu đời, khai đạo.
Năm 1940, Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức được chư tăng, phật tử cung thỉnh trụ trì tổ đình Long Bửu ở Nghĩa Hành. Năm 1960, ông trụ trì chùa Linh Phước, Đà Lạt. Đến năm 1984, ông về lại chùa Bửu Long ở Quảng Ngãi để an dưỡng và qua đời tại đây một năm sau.
Dịp kỷ niệm 26 năm ngày giỗ, do mộ phần của Hòa thượng Minh Hạ Đức xuống cấp nên được cải táng. Tuy nhiên, khi khai quật, thi hài ông vẫn nguyên vẹn, phật tử coi đây là điều linh thiêng. Những hình ảnh cải táng ông đang được trưng bày tại chánh điện chùa Linh Phước, Đà Lạt.
Theo VNE
Trắng đêm dâng lễ chùa Bà ngày rằm tháng Giêng
Hàng trăm nghìn người từ khắp nơi đổ về chùa Bà Thiên Hậu dâng lễ trong đêm 14 cho đến tận sáng ngày rằm tháng Giêng (24/2). Sân chùa, chánh điện, nơi phát lộc... đều chật kín người, khói nhang nghi ngút.
Lễ hội rằm tháng Giêng là lễ hội truyền thống của người Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một. Đi lễ chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu đầu năm đã trở thành truyền thống, một nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Đó là ngày để con cháu tri ân hướng về cội nguồn, ông bà, tổ tiên của mình để gửi gắm những mong muốn và cầu một năm mới bình an, may mắn.
Sân chùa chật kín người hành hương, khói nhang nghi ngút
Theo quan niệm của nhiều người, đi lễ buổi sớm trong ngày rằm tháng Giêng sẽ gặp nhiều may mắn. Nhiều khách thập phương hành hương về chùa Bà vào thời điểm 12 giờ đêm tạo thành biển người đông đúc. Để đảm bảo trật tự nơi tôn nghiêm, thuận tiện việc dâng lễ, ban tổ chức đã bố trí lực lượng, hướng dẫn bà con lối ra vào một cách hợp lý theo quy định. Mỗi người chỉ thắp một nén nhang.
Trên tay cầm một nén nhang giơ cao, dòng người đông đúc chen chân vào chánh điện
Anh Nguyễn Văn Tuấn (Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, năm nào gia đình cũng đi lễ sớm ngày 15 tháng Giêng. Cầu may mắn đầu năm có nhiều nội dung nhưng quan trọng nhất là cầu sức khỏe, vì có sức khỏe thì mới làm được những việc khác.
Sau khi dâng lễ, mỗi người đều được thỉnh lộc về nhà. Nhiều người cho rằng thỉnh lộc cũng như là "vay" của Bà để về làm ăn. Trong năm mà làm ăn may mắn, tài lộc được khấm khá thì năm sau dâng lễ Bà gấp đôi.
Xếp hàng dài để chờ được phát bông và lộc
Các bạn trẻ cũng tranh thủ đốt nhang vào lễ Bà.
Hòa chung với dòng người tấp nập đến dâng lễ chùa Bà, các dịch vụ đồ cúng không kém phần nhộn nhịp. Theo ghi nhận của PV Dân trí trên một số tuyến đường quanh chùa Bà như Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Du, Yersin... và đặc biệt ngay vị trí trước cổng chùa Bà, hàng chục gian hàng bày bán nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu của khách thập phương.
Những lồng chim phóng sinh luôn sẵn sàng phục vụ khách hành hương
Anh Châu văn Long, khách thập phương chia sẻ " Năm nào tôi cũng dẫn gia đình đến dâng lễ Bà, nhưng tôi thấy năm nay các mặt hàng đồ cúng lễ không còn đắt đỏ, chặt chém như những năm trước".
Những ngày lễ hội cũng kéo theo những dịch vụ ăn khác như vé số, đồ ăn nhanh, nước uống...
Theo Dantri
Vượt ải "chặt chém" mới được viếng Bà Để đặt chân vào chánh điện viếng chùa Bà Thiên Hậu, khách thập phương phải vượt qua hàng loạt "ải chặt chém". Từ đây đến rằm tháng Giêng mỗi ngày có hàng chục ngàn khách thập phương đổ về chùa Bà Thiên Hậu (gọi tắt là chùa Bà, ở TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Để đặt chân vào chánh điện viếng...