Hàng nghìn người biểu tình Mỹ nằm úp mặt trên cầu
Hàng nghìn người biểu tình nằm úp mặt trên cây cầu bang Oregon để tưởng nhớ George Floyd, người da màu chết sau khi bị cảnh sát ghì gáy.
Đám đông biểu tình ôn hòa hôm 2/6 dàn cảnh nằm úp mặt xuống đất, tay để ra sau lưng như bị còng trên cầu Burnside ở thành phố Portland, bang Oregon. Hình ảnh hiện trường cho thấy người biểu tình nằm dài hàng km, nhiều người trong số họ đeo khẩu trang.
Người biểu tình nằm úp mặt như vậy trong 9 phút, tương đương khoảng thời gian người đàn ông da màu George Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát Derek Chauvin ghì gáy. Floyd sau đó tử vong tại bệnh viện. Phóng viên địa phương nói rằng đây là cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay tại thành phố.
Một đám đông quy mô lớn cũng tập trung tại Công viên Thống nhất, bang Iowa và quỳ trong 9 phút để phản đối trong im lặng.
Người biểu tình Mỹ nằm trên cầu Burnside ở thành phố Portland, bang Oregon và Seattle, bang Washington hôm 2/6. Video: CGTN.
Cuộc biểu tình sau cái chết của Floyd khởi phát từ thành phố Minneapolis, hiện lan đến ít nhất 140 thành phố khắp nước Mỹ. Hàng chục nghìn người đã phớt lờ lệnh giới nghiêm tối 2/6 tại một số thành phố Mỹ để biểu tình nhằm đòi công lý cho Floyd. Các cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra ôn hòa, các vụ bạo lực và cướp phá xảy ra ít hơn những đêm trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng công lý phải được thực thi cho Floyd nhưng cũng có lập trường cứng rắn đối với các cuộc biểu tình bạo lực. Ông đe dọa sử dụng quân đội để chấm dứt hỗn loạn, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không ủng hộ phương án này.
Chauvin, người hôm 29/5 bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai, bị nâng cáo buộc lên giết người cấp độ hai, theo cáo trạng được công bố ngày 3/6. Hình phạt cho giết người cấp độ hai có thể lên tới 40 năm tù, nhiều hơn 15 năm so với giết người cấp độ ba. Ba đồng nghiệp của Chauvin bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai, hỗ trợ và tiếp tay cho ngộ sát. Cả 4 người đối mặt án tù tối đa 40 năm.
Người dân nhiều nước như Anh, Đức, Canada và Brazil, Australia cũng xuống đường đòi công lý cho người da màu và lên án những hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát với cộng đồng này.
Người da màu bị ghì chết từng nhiễm nCoV
Khám nghiệm tử thi cho thấy George Floyd dương tính với nCoV, nhưng bác sĩ pháp y nhận định điều này không liên quan tới việc anh bị cảnh sát ghì chết.
"George Floyd nhiễm nCoV từ đầu tháng 4, gần hai tháng trước khi chết", báo cáo khám nghiệm tử thi được cơ quan pháp y hạt Hennepin ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, công bố hôm 3/6 có đoạn viết.
Bác sĩ Andrew Baker, người đứng đầu cơ quan pháp y hạt Hennepin, cho biết Sở Y tế Minnesota đã lấy mẫu dịch mũi của Floyd trong quá trình khám nghiệm và ghi nhận kết quả dương tính nCoV. Tuy nhiên, ông nói không có dấu hiệu cho thấy nCoV liên quan tới cái chết của Floyd và anh này cũng không có triệu chứng mắc Covid-19 vào thời điểm tử vong.
George Floyd bị cảnh sát khống chế trên đường phố Minneapolis hôm 25/5. Ảnh: CBS.
Bác sĩ Michael Baden, một trong hai người khám nghiệm độc lập theo yêu cầu của gia đình Floyd, cho biết quan chức hạt Hennepin không thông báo việc George Floyd xét nghiệm dương tính nCoV. "Chúng tôi và chủ nhà tang lễ đều không được biết, giờ đây có nhiều người phải tìm cách xét nghiệm. Đáng lẽ họ nên cẩn trọng hơn và thông báo với tất cả những người sẽ tiếp xúc với thi thể", Baden cho hay.
Bác sĩ Baden cũng cho rằng 4 sĩ quan cảnh sát bắt Floyd và các nhân chứng gần đó nên được xét nghiệm nCoV.
Floyd tử vong khi bị 4 cảnh sát khống chế, trong đó một người trực tiếp ghì lên gáy nạn nhân, hôm 25/5 ở Minneapolis. Cái chết của anh đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ để đòi công lý cho Floyd và bình đẳng chủng tộc.
Bác sĩ pháp y hạt Hennepin hôm 1/6 tuyên bố George Floyd chết vì "ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy", khẳng định cái chết là "một vụ giết người" Cùng ngày, luật sư của gia đình Floyd cho biết kết quả khám nghiệm tử thi độc lập do gia đình ủy nhiệm xác định nguyên nhân tử vong là "ngạt thở do sức đè liên tục".
Derek Chauvin, cảnh sát ghì chân lên cổ Floyd, bị nâng cáo buộc lên tội giết người cấp độ hai, trong khi ba đồng nghiệp tham gia khống chế Floyd cũng bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai, hỗ trợ và tiếp tay cho ngộ sát.
Cô gái quay video cảnh sát ghì cổ George Floyd phải điều trị tâm lý Darnella Frazier - cô gái trẻ ghi lại cảnh quay người da màu George Floyd bị cảnh sát ghì cổ - mới đây đã phải điều trị tâm lý vì bị sang chấn. George Floyd bị sĩ quan cảnh sát của thành phố Minneapolis, Derek Chauvin, trấn áp bằng cách đè đầu gối lên cổ. Ảnh: CNN. Theo luật sư Seth B. Cobin,...